Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, chiêu đãi, trồng trọt, ruột thịt, .
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS biết yêu quý quê hương đất nước.
2. Kể chuyện
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
- Bản đồ hành chính thế giới (nếu có)
TUẦN 11 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020 Ngày soạn: 14/11/2020 Ngày giảng: 16/11/2020 SÁNG Tiết 1. Chào cờ Tiết 2. Toán BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính. - GDHS tính cẩn thận trong khi làm bài. - THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bài toán ví dụ viết sẵn trên bảng lớp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - HS lên bảng làm bài tập - Nhận xét. 6 m 5 dm = 65 dm 2 m 13 dm = 213 cm B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Tìm hiểu ví dụ Bài toán: - Đọc bài toán - HD HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ. Thứ bảy: 6 xe Chủ nhật: ? xe - HS dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán. - HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. - Nêu câu hỏi : + Bước 1 ta đi tìm gì ? + Khi tìm ra kết quả ở bước 1 thì bước 2 ta tìm gì? - Hướng dẫn học sinh thực hiện tính ra kết quả và cách trình bày bài giải 3. Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh đọc bài toán. + Em hãy nêu điều bài toán đã cho biết và điều bài toán hỏi. - Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. - HS tự làm bài. - Nhận xét. Bài giải Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là: 5 x 3 = 15 ( km) Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là 5 +15 = 20 (km ) Đáp số: 20 km Bài 2: - HS đọc và tóm tắt bài toán - HS giải bài toán vào vở. - Nhận xét, đánh giá Bài giải Số lít mật lấy từ thùng mật ong là : 24 : 3 = 8 ( l ) Số lít mật còn lại là : 24 - 8 = 16 ( l ) Đáp số : 16 lít mật ong Bài 3: - Bài toán yêu cầu gì? - Y/c HS tự làm bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra - Nhận xét, đánh giá 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét, đánh giá tiết học - Dặn HS xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị bài sau. - Lên bảng làm bài - Nhận xét - Lắng nghe - Nghe, đọc lại bài toán - Vẽ sơ đồ theo hướng dẫn của GV - Nêu lại bài toán - Thực hiện + Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: ( 6 x 2) = 12 (xe) + Tìm số xe đạp cả hai ngày: 6 + 12 =18(xe) - Đọc bài toán. - Nêu - Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ - 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở - Nhận xét - Đọc và vẽ tóm tắt bài toán. - 1HS giải vào bảng phụ, lớp làm vào vở. - Nhận xét - Trả lời - Thực hiện, 2 HS lên bảng tính - Nhận xét - Thực hiện - Lắng nghe - Nghe, ghi nhớ Tiết 3, 4. Tập đọc - Kể chuyện ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU I. MỤC TIÊU 1. Tập đọc - Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, chiêu đãi, trồng trọt, ruột thịt, ... - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Giáo dục HS biết yêu quý quê hương đất nước. 2. Kể chuyện - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa. - HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.// - Bản đồ hành chính thế giới (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC - Gọi HS đọc bài “Thư gửi bà” và trả lời câu hỏi: + Trong thư Đức kể với bà những gì? + Qua thư, em thấy tình cảm của Đức đối bà ở quê như thế nào? - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: - Đọc diễn cảm toàn bài - Y/c HS đọc từng câu trước lớp. - Y/c HS đọc từng đoạn trước lớp. - Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3 - Gọi 1HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2). - Gọi các nhóm thi đọc đoạn 2 - Y/c HS đọc đồng thanh đoạn 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi thế nào? ( Vua nước Ê – ti – ô – pi – a mời vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý) - HS đọc thầm phần đầu đoạn 2 (Từ lúc hai người ... làm như vậy), trả lời câu hỏi: + Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra? ( ... viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước) - Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần cuối đoạn 2 của bài. + Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ ? ( Với họ đất là thiêng liêng, cao quý nhất) - Yêu cầu HS đọc thầm 3 đoạn của bài. + Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-p-a đối với quê hương? - Kết luận nội dung bài: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 4. Luyện đọc lại: - Đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài . - Đoạn 2 có mấy nhân vật? - Y/c HS luyện đọc phân vai - Gọi các nhóm thi đọc - Nhận xét, đánh giá KỂ CHUYỆN 5. Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Nêu yêu cầu kể chuyện 6. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Y/ c HS quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện. - HS nêu kết quả. - Nhận xét, đánh giá (Thứ tự của tranh: 3 - 1 - 4 -2) Bài 2: - Gọi 4HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp theo 4 bức tranh. - Y/c HS tập kể theo nhóm 4 - Gọi các nhóm thi kể chuyện - Nhận xét, đánh giá 7. Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện nói lên điều gì? - Y/c HS tự liên hệ - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau. - Đọc bài - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó và câu khó. - Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ. - Luyện đọc - 1HS đọc lời viên quan. - Các nhóm thi đọc - Đọc đồng thanh - Đọc thầm theo yêu cầu. - Trả lời , nhận xét. - Thực hiện yêu cầu - Trả lời , nhận xét - Phát biểu - Lắng nghe, nhắc lại - Lắng nghe, theo dõi SGK - Trả lời - HS nhắc lại nội dung chính - HS đọc - Trả lời - Luyện đọc theo nhóm 3 - Thi đọc phân vai - Nhận xét - Lắng nghe nhiệm vụ tiết học . - Lắng nghe - Đọc - Thực hiện yêu cầu (nhóm 2) - Nêu kết quả, nhận xét + Tranh 1. Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê- ti -ô - pi - a. + Tranh 2. Hai vị khách được vị vua nước Ê- ti -ô - pi - a mến khách, chiêu đãi và tặng quà. + Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế giày của họ. + Tranh 4. Viên quan giải thích cho hai vị khách phong tục của người Ê- ti -ô - pi - a. - 4 HS kể trước lớp theo 4 tranh - Tập kể - Thi kể chuyện - Nhận xét - Phát biểu - Liên hệ thực tế - Lắng nghe - Nghe, ghi nhớ CHIỀU Tiết 5. Tiếng Anh( GVBM) Tiết 6. Tự nhiên và xã hội THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng - Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột). - GDHS yêu quý những người thân trong quan hệ họ hàng. - THTV: Rèn kĩ năng nói, diễn đạt câu cho HS II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Sơ đồ trang 43 SGK - HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp(nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Kiểm tra chuẩn bị đồ dùng của HS B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ quan hệ họ hàng. - Vẽ mẫu và giới thiệu về sơ đồ gia đình. - Y/c HS tự vẽ sơ đồ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ. - Gọi học sinh lên giới thiệu về sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. - Nhận xét, đánh giá 3. Hoạt động 3: Trò chơi. - Y/c HS hoạt động theo nhóm, đem ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau sắp xếp trình bày trên tờ giấy khổ lớn theo cách trang của mỗi nhóm sao cho đẹp. - Mời từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình. - Nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố - Dặn dò: - Đối với những người thân trong gia đình, ta phải xưng hô như thế nào? Ví dụ? - Tại sao ta phải yêu quý những người họ hàng nội ngoại, những người thân trong gia đình? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe - Thực hiện yêu cầu - Lên bảng trình bày - Nhận xét - Các nhóm trưng bày các bức ảnh của gia đình mình và nói cho nhau nghe về mối quan hệ họ hàng của mình. - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm giới thiệu hay nhất - Trình bày - Trả lời - Trả lời - Nghe, ghi nhớ Tiết 7. Đạo đức THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU - Ôn lại những kiến thức đã học. - GDHS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - HSNK: Đóng vai, xử lí tốt các tình huống. Biết giải thích lí do vì sao trong một số tình huống cụ thể. - THTV: Rèn kĩ năng nói, trả lời câu hỏi, diễn đạt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống trong bài ôn tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2.Hướng dẫn HS ôn tập: *Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã học? - Yêu cầu lớp hát bài hát về Bác Hồ. + Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ? + Qua câu chuyện "Chiếc vòng bạc" Em thấy Bác Hồ là người như thế nào ? + Hãy kể về những điều mà mình đã hứa và thực hiện lời hứa với mọi người? + Theo em nếu không giữ lời hứa sẽ có hại như thế nào? - Ngoài việc phải giữ lời hứa thì một người học sinh em cần biết quan tâm giúp đỡ những người thân trong gia đình như thế mới là người con ngoan, trò giỏi . * Ôn tập: - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ . + Khi người thân trong gia đình như ông , bà, cha , mẹ bị bệnh em chăm sóc như thế nào? + Vì sao chúng ta phải quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ ? - Trong cuộc sống hàng ngày có những công việc mà mỗi chúng ta có thể tự làm lấy. + Em hãy kể một số công việc mà em tự làm ? + Theo em tự làm lấy việc của mình có tác dụng gì ? * Bạn bè là những người gần gũi luôn giúp đỡ ta trong cuộc sống khi bạn có được niềm vui hay gặp nỗi buồn chúng ta sẽ làm gì để giúp bạn vơi đi điều đó? + Em đã gặp những niềm vu , nỗi buồn nào trong cuộc sống? Những lúc như vậy em cảm thấy ra sao? + Hãy kể một số câu chuyện nói về việc em hoặc bạn đã biết chia sẻ buồn vui cùng bạn? - Kết luận 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS xem bài và chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe - Thực hiện - Học sinh hát các bài hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ. - Lần lượt một số em kể trước lớp. + Bác Hồ là người biết giữ lời hứa. Bác mong mọi người luôn giữ lời hứa đó là chữ tín sẽ được mọi người quý mến. + Một số em lên thực hành kể các câu chuyện liên quan đến giữ lời hứa của mình. + Sẽ mất lòng tin ở mọi người . - Trả lời - HSNK + Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp. + Phát biểu - Phát biểu trước lớp - Kể - Nghe, ghi nhớ - Nghe, ghi nhớ Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020 Ngày soạn: 14/11/2020 Ngày giảng: 17/11/2020 SÁNG THI HỌC SINH TÀI NĂNG CHIỀU Tiết 1. Âm nhạc ( GVBM) Tiết 2. Thể dục ( GVBM) Tiết 3. Tiếng Anh ( GVBM) Tiết 4. Tập viết ÔN CHỮ HOA G (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng), viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương - HSNK: Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp bài viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Mẫu chữ viết hoa G, R, Đ. - Mẫu chữ viết tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh của học sinh. - Nhận xét B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa : - Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài. - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu. * Học sinh viết từ ứng dụng: - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu về Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định ( cách Quy Nhơn 5 km), có bãi tắm rất đẹp. - Y/c HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng: - Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng. + Em hiểu câu ca dao nói gì? - Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành( thành Cổ Loa nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) được xây theo hình vòng xoắn trôn ốc, từ thời An Dương Vương,tức Thục Phán ( Thục Vương), cách đây hàng nghìn năm. - Yêu cầu học sinh luyện viết những tiếng có chữ hoa (Ai, Ghé) là chữ đầu dòng và ( Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương ) Danh từ riêng 3. Hướng dẫn viết vào vở: - Nêu yêu cầu viết bài 4. Chấm chữa bài - Thu chấm 7 bài 5. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS học bài và xem trước bài mới . - HS đổi chéo vở KT - Báo cáo GV - Lắng nghe - Các chữ hoa có trong bài: G, R, A, Đ, L, T, V. - Lắng nghe, theo dõi SGK - Thực hiện viết vào bảng con. - Đọc từ ứng dụng: Ông Gióng - Lắng nghe - Cả lớp tập viết trên bảng con. - Đọc + Phát biểu - Thực hiện yêu cầu - Lắng nghe, viết bài - Thực hiện - Lắng nghe, ghi nhớ Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2020 Ngày soạn: 15/11/2020 Ngày giảng: 18/11/2020 Tiết 1. Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết giải bài toán có hai phép tính. - Bài tập cần làm: 1, 3, 4 (a,b) - HSNK: Làm được toàn bộ bài tập - THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, viết câu lời giải. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ ghi sẵn sơ đồ tóm tắt bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Gọi em lên bảng làm bài tập 3b trang 51 - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc bài toán - HD HS tóm tắt bài toán. Có: 45 ô tô Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô. Còn lại: ... ô tô ? + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết ở bến còn lại bao nhiêu ô tô ta cần biết gì? Làm thế nào để tìm được? - Y/c HS làm vào vở. - Nhận xét, đánh giá Bài giải Lúc đầu số ô tô còn lại là : 45 – 18 = 27 (ô tô) Lúc sau số ô tô còn lại là : 27 – 17 = 10 (ô tô) Đáp số: 10 ô tô Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc bài toán, phân tích bài toán rồi tự làm vào vở. - Nhận xét, đánh giá Bài giải Số thỏ đã bán là: 48 : 6 = 8 (con) Số thỏ còn lại là: 48 – 8 = 40 (con) Đáp số: 40 con thỏ Bài 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT3. - Treo BT3 đã ghi sẵn lên bảng. 14 bạn HSG: HSK: 8 bạn ? bạn - HS nêu bài toán - Yêu cầu HS làm vào vở. - Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét, đánh giá tiết học. - Dặn HS xem lại bài tập, chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Lắng nghe - Đọc - Tóm tắt bài toán + Có 45 ô tô, lần đầu rời bến 18 ô tô, lần sau rời bến thêm 17 ô tô. + Trên bến còn lại bao nhiêu ô tô. - Trả lời - 1HS lên bảng, lớp làm vào nháp - Nhận xét - Thực hiện yêu cầu - 1HS làm bảng phụ - Nhận xét - Nêu - Quan sát - Nêu - 1HS làm vào bảng phụ, lớp tự giải bài. - Nhận xét - Nghe - Lắng nghe, ghi nhớ Tiết 2. Tập đọc VẼ QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: đỏ thắm, sông máng, lượn quanh, bát ngát, xanh ngắt, chói ngời, đỏ chót... - Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ hơ trong bài). - HSNK: Nêu được nội dung chính của bài, thuộc lòng cả bài thơ. - GDHS yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ viết bài thơ để hướng dẫn học sinh học thuộc lòng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC ( - HS kể lại câu chuyện Đất quý, đất yêu. - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Vẽ quê hương 2. Luyện đọc: - Đọc mẫu bài thơ. - Y/c HS đọc từng câu thơ. - Gọi học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp. - Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Gọi các nhóm thi đọc. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi : + Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? + Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc đó ? + Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất ? - Kết luận: Vì bạn nhỏ yêu quê hương nên thấy quê hương rất đẹp. * Liên hệ: Em có yêu quê hương của mình không? Em cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp? 4. Học thuộc lòng bài thơ: - HD HD học thuộc lòng bài thơ - Y/c HS thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét, đánh giá 5. Củng cố - Dặn dò: - Em hãy nêu những cảnh đẹp ở quê hương mình? - Em cần làm gì để giữ gìn những cảnh đẹp quê mình? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS học bài và xem trước bài mới. - Kể chuyện và trả lời câu hỏi - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó, luyện đọc ngắt nhịp. - Nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp kết hợp giải nghĩa từ. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - Thi đọc - Đọc đồng thanh bài thơ . - Đọc thầm bài thơ, trả lời. + Những sự vật: tre, lúa, sông máng, trời mây, ngói mới, trường học, mặt trời + Cảnh vật được miêu tả bằng những màu sắc tre xanh, lúa xanh, sông .... - Trả lời - Nghe * Liên hệ: Phát biểu - Học thuộc lòng bài thơ - Thi đọc thuộc lòng bài thơ - Nhận xét - HS nêu - Liên hệ - Nghe, ghi nhớ Tiết 3. Thể dục ( GVBM) Tiết 4. Tin học ( GVBM) CHIỀU Tiết 5. Toán BẢNG NHÂN 8 I. MỤC TIÊU - Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán. - Bài tập cần làm: 1, 2, 3 - HSNK: Thuộc bảng nhân 8, vận dụng tốt bảng nhân 8 trong giải toán. - THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bộ đồ dùng dạy - học Toán 3 (GV và HS) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - HS lên bảng làm bài tập 2 (tr.52-SGK) - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Lập bảng nhân 8: - Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi: Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 8? - Gọi HS nêu kết quả - Yêu cầu HS tính: 8 x 1 = ? + Vì sao em tính được kết quả bằng 1. - GV ghi bảng: 8 x 1 = 8 8 x 2 = 16 8 x 3 = 24 ............... 8 x 10 = 80 + Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau? + Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào? - Yêu cầu HS lập tiếp các phép tính còn lại để lập bảng nhân 8. - Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8 vừa lập được. 3. Luyện tập: Bài 1: - Y/c HS nêu yêu cầu của bài. - Y/c HS dựa vào bảng nhân 8 vừa học để hoàn thành bài. - Nhận xét, đánh giá - Y/c HS đọc lại bài. Bài 2: - Y/c HS nêu bài toán. - Y/c HS tóm tắt bài toán 1 can: 8 lít 6 can: .... lít ? - Y/c HS tự làm bài - Nhận xét, đánh giá Bài giải 6 can như thế có số lít dầu là: 8 x 6 = 48 (lít) Đáp số: 48 lít dầu Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS đọc lại bảng nhân 8 - Nhận xét, đánh giá tiết học - Dặn HS học thuộc bảng nhân 8, xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Thực hiện yêu cầu - Trình bày - Trả lời - Tiếp tục thảo luận nhóm đôi - Nêu kết quả - Tính + Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 8 đơn vị. + ... lấy tích liền trước cộng thêm 8. - Thực hiện yêu cầu - Đọc và ghi nhớ bảng nhân 8. - Tính - Nối tiếp nêu miệng kết quả - Nhận xét - Đọc - Nêu bài toán - Tóm tắt bài toán - 1HS làm vào bảng, lớp làm vào vở. - Nhận xét - Đọc - 1HS làm bảng, lớp làm vào vở - Nhận xét - Đọc bảng nhân 8 - Nghe, ghi nhớ Tiết 6. HĐGD VĂN HÓA GIAO THÔNG Bài 3. AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY I. Mục tiêu: - HS ghi nhớ những quy định để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy. - HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy. - Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng. - HSNK: Giải thích được lí do nên làm, không nên làm ( HĐTH) II. Đồ dùng: - Các tranh (theo SGK), ảnh cho hoạt động nhóm. - Sách VHGT dành cho HS. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi lên xuống xe buýt, xe lửa ? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu truyện: An toàn là trên hết - GV đọc truyện - Y/c 2 HS đọc lại câu chuyện - Vì sao cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu? - Khi Hiếu không được mặc áo phao, ba của Hiếu đã làm gì? - Nghe ba Hiếu nói vậy, cô nhân viên đáp thế nào? - Thấy cô nhân viên vẫn không đưa áo phao, lo lắng về sự an toàn ba của Hiếu, ba nhắc lại cô nhân viên thế nào? - Nghe ba của Hiếu nhắc, cô nhân viên trả lời thế nào? - Trước câu trả lời của cô nhân viên, ba của Hiếu đã tỏ thái độ thế nào? - Tại sao hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao? => Hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Đi trên sông nước miền nào Cũng đừng quên mặc áo phao vào người * Liên hệ - Em nào đã được đi trên phương tiện giao thông đường thủy? - Khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy, em đã làm gì để đảm bảo an toàn cho mình? 3. Thực hành: - HS ghi Đ vào ô trống dưới hình ảnh nên làm, ghi S vào ô trống dưới hình ảnh không nên làm. * HSNK giải thích lí do vì sao? - Nhận xét, chốt lại: Hình 2 nên làm; Hình 1, 3, 4, 5 không nên. 4. Hoạt động ứng dụng: Bài 1. - HS đọc yêu cầu bài 1. - Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở phần hoạt động thực hành? - Nhận xét về nội dung bài tập Bài 2. - HS đọc yêu cầu bài 2 - Nếu em là hành khách đi trên chuyến đò dưới đây, em sẽ nói gì với cô lái đò? - Nhận xét, chốt lại BT 5. Củng cố - Dặn dò: - Khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy, nếu chủ phương tiện không có áo phao thì em có đi không? - Nhận xét tiết học - Dặn HS thực hành theo bài học - HS trả lời. - Nghe - Nghe, theo dõi - HS đọc lại câu chuyện - Cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu vì chỉ còn hai chiếc áo phao vừa đủ phát cho ba, mẹ của Hiếu. - Khi Hiếu không được mặc áo phao, ba của Hiếu liền nói: Còn thiếu một chiếc áo phao cho con trai tôi, cô ạ. - Nghe ba Hiếu nói vậy, cô nhân viên đáp: Dạ, em biết rồi, nhưng hết áo phao rồi anh ơi. Để lát nữa, em tìm xem còn cái nào không nhé. - Thấy cô nhân viên vẫn không đưa áo phao, lo lắng về sự an toàn ba của Hiếu, ba nhắc lại cô nhân viên: Cô ơi, con tôi vẫn chưa có áo phao đấy nhé. - Nghe ba của Hiếu nhắc, cô nhân viên trả lời: Không mặc áo phao cũng không sao đâu anh ạ. Đò chạy chậm, an toàn lắm. Trước câu trả lời của cô nhân viên, ba của Hiếu đã nghiêm nghị nói: Hành khách đi đò là phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Mong cô hãy chấp hành đúng quy định. - HS phát biểu - Khi Hiếu không được mặc áo phao, ba của Hiếu đã lo lắng về sự an toàn nên đã nhắc cô nhân viên: Cô ơi, con tôi vẫn chưa có áo phao đâu nhé. - HS phát biểu - HS phát biểu - HS phát biểu - HS trao đổi cặp và làm BT - HS nêu những hình ảnh nên làm và những hình ảnh không nên làm * HSNK: Giải thích lí do vì sao? - HS khác nhận xét, bổ sung. - Đọc yêu cầu - HS viết điều cần nói với bạn vào vở. - HS đọc nối tiếp - Nhận xét bài viết của bạn - Đọc yêu cầu - HS phát biểu - Phát biểu - Đọc ghi nhớ - Nghe - Thực hiện Tiết 7. Thủ công ( GVBM) Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2020 NGHỈ MÍT TINH KỶ NIỆM 38 NĂM NGÀY 20/11 ( 20/11/1982 – 20/11/2020) Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2020 Ngày soạn: 18/11/2020 Ngày giảng: 20/11/2020 SÁNG Tiết 1. Tiếng Anh ( GVBM) Tiết 2. Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể - Bài tập cần làm: 1, 2 (cột a), 3, 4 - HSNK: Làm được toàn bộ bài tập - THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải trong bài toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bộ đồ dùng dạy - học Toán 3 (GV, HS) - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - HS đọc bảng nhân 8 - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập - Y/c HS tự làm bài - Y/c HS nêu kết quả tính nhẩm. - Nhận xét, đánh giá - Yêu cầu học sinh nhận xét kết quả từng cột tính để nhận thấy việc đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. - Kết luận về tính chất giáo hoán của phép nhân. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Y/c HS tự làm bài - Nhận xét, đánh giá a) 8 x 3 + 8 = 24 + 8 b) 8 x 8 + 8 = 64 + 8 = 32 = 72 8 x 4 + 8 = 32 + 8 8 x 9 + 8 = 72 + 8 = 40 = 80 Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3. - Yêu cầu nêu dữ kiện và yêu cầu bài toán. - HS tự làm bài. - Nhận xét, đánh giá Bài giải Số mét dây điện cắt đi là : 8 x 4 = 32 (m) Số mét dây điện còn lại là: 50 – 32 = 18 (m) Đáp số: 18m Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Y/c HS tự làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của học sinh. - Nhận xét, đánh giá a) 3 x 8 = 24 ( ô vuông) b) 8 x 3 = 24 ( ô vuông) Nhận xét: 3 x 8 = 8 x 3 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Đọc thuộc lòng - Nhận xét - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Nêu - Thực hiện yêu cầu - Nối tiếp nêu kết quả - Nhận xét - Thực hiện yêu cầu - Lắng nghe, nhắc lại - Nêu - 2HS lên bảng, lớp làm vào vở - Nhận xét - Đọc bài toán. - Thực hiện yêu cầu - 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở - Nhận xét - Đọc - Lớp xem hình vẽ, tự làm bài - 1HS làm vào bảng phụ - Nhận xét - Nghe - Nghe, ghi nhớ Tiết 3. Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ? I. MỤC TIÊU - Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1) - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn - Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? Và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì?(BT3) - Đặt được 2-3 câu theo mẩu Ai làm gì? Với 2-3 từ ngữ cho trước( BT4) - HSNK: Đặt được câu đúng mẫu, hay. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ kẻ sẵn bảng (BT1) - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Gọi HS nêu ví dụ về câu có sử dụng kiểu so sánh âm thanh với âm thanh. - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập 1. - Y/c HS thảo luận nhóm đôi - Nhận xét, đánh giá 1. Chỉ sự vật quê hương 2. Chỉ tình cảm đối với quê hương cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào - Gọi HS đọc lại lời giải đúng Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn. - Y/c HS thảo luận nhóm đôi - Gọi HS nêu kết quả. - Y/c HS đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ được chọn. - Nhận xét, đánh giá: Các từ ngữ có thể thay thế từ quê hương là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 3 - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. - Nhận xét, đánh giá Ai làm gì? Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Y/c HS tự đặt câu - Y/c HS lên bảng làm bài - Nhận xét, đánh giá + VD: Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang vác cuốc ra đồng./Bác nông dân đang cấy lúa./ Bác nông dân đang gặt lúa... + Em trai tôi chơi đá bóng ở ngoài sân./ Em trai tôi đang câu cá ngoài ao./ ... + Những chú gà con chạy lon ton bên gà mái mẹ./ Những chú gà con đang mổ thóc trên sân./... + Đàn cá bơi lội tung tăng dưới ao./ Đàn cá đang quẫy thật mạnh trong vũng nước./... 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Nêu ví dụ - Nhận xét - Lắng nghe - Đọc - Làm bài theo nhóm đôi, 1 nhóm làm vào bảng phụ - Nhận xét - Đọc - Đọc yêu cầu - Thực hiện yêu cầu - Nêu kết quả, giải thích - Nhận xét, bổ sung - 3HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã thay thế từ được chọn. - Đọc - Cả lớp làm bài vào VBT, 1HS làm bảng phụ. - Nhận xét - Đọc - Thực hiện yêu cầu - Lên bảng viết câu đã đặt được - Nhận xét - Nghe - Nghe, ghi nhớ Tiết 4. Chính tả(Nghe - viết) TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG I. MỤC TIÊU - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài - Làm đúng BT2 a/b - HSNK: Viết đúng, trình bày sạch đẹp bài chính tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - 3 băng giấy viết sẵn khổ thơ của bài tập 2b. - VBT Tiếng Việt 3 - Tập I. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Đọc cho HS viết: kính coong, đường cong, xong việc, cái xoong. - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn nghe viết: - Đọc đoạn chính tả: - Gọi HS đọc lại bài chính tả - Yêu cầu HS mở SGK, trả lời câu hỏi : + HSNK: Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những ai? + Bài chính tả có mấy câu? + Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? - Yêu cầu lấy bảng con tìm và luyện viết các từ khó vào bảng con. - Nhận xét - Yêu cầu HS nghe - viết vào vở. * Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Y/c HS tự làm bài - Y/c HS lên bảng thi làm bài - Nhận xét, đánh giá + Chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong. + làm xong việc, cái xoong Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập a) Từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s: sông, cuối, sắn, sen, sim, sung, quả sấu, lá sả, su su, sâu, sếu, sáo, sóc, sói, sư tử, chim sẻ,... b) Từ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x: xô đẩy, mang xách, xiên, xọc, cuốn xéo, xộc xệch, xoạc, xa xa, xôn xao, xáo trộn,... - Gọi HS đọc lại bài trên bảng 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS viết lại bài và chuẩn bị bài sau. - Lên bảng viết - Nhận xét - Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Lắng nghe, theo dõi SGK - Thực hiện yêu cầu + HSNK: ... nghĩ đến quê hư
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_to.doc