Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 22 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 22 (Bản hay)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nhà bác học, cười móm mém.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài, móm mém, nổi tiếng, nảy ra,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 38 trang ducthuan 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 22 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22:
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nhà bác học, cười móm mém.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài, móm mém, nổi tiếng, nảy ra,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- TBHT tổ chức chới trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
+ Nội dung: đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi.
+ TBHT tổng kết trò chơi.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Lớp tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn: 
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể, chậm rãi thong thả để giới thiệu phát minh của Ê – đi – xơn.
+ Đoạn 2; Giọng kể thong thả; giọng bà cụ chậm và mệt mỏi; giọng Ê – đi – xơn hỏi bà cụ thể hiện sự ngạc nhiên.
+ Đoạn 3: Giọng Ê – đi – xơn reo lên mừng rỡ khi nảy ra sáng kiến; giọng bà cụ phấn chấn đầy hi vọng.
+ Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục; giọng Ê – đi – xơn vui vẻ, hóm hỉnh; giọng bà cụ phấn khởi, vui mừng.
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi –xơn//. Ông reo lên:// 
Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây//. Nhờ cụ/ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy//. (...)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ ùn ùn, thùm thụp. 
d. Đọc đồng thanh
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài , móm mém, nổi tiếng, nảy ra...).
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn? 
+ Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào?
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?
+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì?
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người?
 => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ 
+ Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện 
+ Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một loại xe 
+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê – đi – xơn.
+ Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người 
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao:
+ Đoạn 3: Ê-đi –xơn reo vui khi sáng kiến chợt lóe lên. Giọng bà cụ phấn chấn.
+ Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi –xơn//. Ông reo lên:// 
Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây//. Nhờ cụ/ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy//. (...)
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 3.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).
* Cách tiến hành:
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 4 đoạn trong truyện -> phân vai, dựng lại câu chuyện.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
* Hướng dẫn dựng lại câu chuyện 
- Nhắc học sinh nói lời nhân vật do mình nhập vai. Kết hợp làm một số động tác điệu bộ.
* Tổ chức cho học sinh kể: 
- Học sinh tập kể.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu. 
*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Học sinh quan sát tranh.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện .
- Trao đổi, thống nhất......
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh.
- Cả lớp nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn (...)
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nêu suy nghĩ của mình về nhà bác học Ê-đi-xơn.
- Tìm hiểu, sưu tầm những câu chuyện về nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học và quan tâm đến cuộc sống của con người.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 106: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). Chú ý không nên nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
2. Kĩ năng: Biết xem lịch: gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (cột 1,2,4).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tờ lịch năm 2004, 2005.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Gọi thuyền
- TBHT điều hành chung.
- Cách chơi: 
+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên học sinh)
+ Học sinh hô: Thuyền... chở gì?
+ Trưởng trò: Thuyền....chở... tháng 11 có bao nhiêu ngày? (hoặc...)
 Một năm có mấy tháng? Nêu tên những tháng đó.
 Hãy nêu số ngày trong từng tháng?...
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). Chú ý không nên nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Trò chơi: Xì điện)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Xì điện để hoàn thành bài tập.
- Chú ý không nên nêu tháng 1 là tháng giêng.
*Giáo viên chú ý cho học sinh phải xác định phần lịch tháng cần xem trước, sau đó mới xem cụ thể lịch tháng đó.
Bài 2: (Cặp đôi - Lớp)
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên lưu ý học sinh + Xem lịch năm 2005.
Bài 3: (Trò chơi: Xì điện)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Xì điện để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Học sinh tham gia chơi. 
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
+ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
+ Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5.
...
- Học sinh làm bài theo cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư...
- Học sinh tham gia chơi: Thi đua nêu (kể tên) tháng có 30 ngày, tháng có 31 ngày (...)
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
4. HĐ ứng dụng (3 phút) 
5. HĐ sáng tạo (2 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Đố bạn biết”:
+ Biết ngày 15 tháng 5 là thứ tư, vậy ngày 22 thnags 5 là thứ mấy?
+ Biết ngày Chủ nhật tuần này là 12, vậy ngày Chủ nhật tuần tới là ngày nào?
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: Một tháng có thể có nhiều nhất là bn ngày Chủ nhật?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Học sinh có hành động giúp đỡ khách nước ngoài như: chỉ đường, hướng dẫn ...
- Thể hiện sự tôn trọng, chào hỏi, đón tiếp ... khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
- Không tò mò chạy theo sau khách nước ngoài.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ. Giấy khổ to, bút dạ. Phiếu bài tập. Bộ tranh vẽ, ảnh (cho các nhóm và treo trên bảng). 
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (5 phút):
+ Em nên làm gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài nếu họ nhờ giúp đỡ?
+ Việc đó thể hiện điều gì?
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
- Hát: “Tiếng hát bạn bè mình”.
- Học sinh nêu.
- Lắng nghe.
 2. HĐ thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: 
- Học sinh có hành động giúp đỡ khách nước ngoài (chỉ đường, hướng dẫn ). 
- Học sinh hiểu cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Nhận xét hành vi
(Cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp) 
- Thảo luận cặp đôi theo nội dung sau: 
Nhận xét hành vi sau là đúng hay sai? Vì sao?
a) Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi. 
b) Mai biết 1 chút tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ dẫn đương đi cho người nước ngoài
c) Một tốp các bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài yêu cầu họ mua đồ lưu niệm, đánh giày. 
d) Thấy 1 nhóm người nước ngoài, bạn Tùng chỉ trỏ nói: “Trông họ lạ chưa kìa! Người thì đen xì xì, tóc xoăn tít,người thì mặc quần áo dài chẳng thấy gì”. Các bạn nhìn vào nhóm khách lạ và cười ầm lên. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh.
*Kết luận: Chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười người nước ngoài, lôi kéo mua hàng. Những bạn còn giống bạn hải cần mạnh dạn hơn.
Việc 2: Xử lí tình huống 
(Nhóm -> Chia sẻ trước lớp)
- Thảo luận xử lí 2 tình huống sau: 
1- Hôm đó có 1 đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhất trong trường họ muốn tới thăm, kể chuyện. Nếu là lớp trưởng em sẽ làm gì?
2- Em thấy 1 số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài, một số bạn lôi kéo đòi cho kẹo, đánh giày- Em sẽ làm gì?
- Giáo viên lắng nghe, nhận xét và kết luận. 
- Chia thành 6 nhóm, đóng vai thể hiện lại các tình huống trong việc 1, 2 theo cách ứng xử đúng. 
- Khuyến khích học sinh M1+ M2 tham gia vào hoạt động nhóm
*GVKL chung: Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam, 
- Làm việc cá nhân-> trao đổi theo cặp (Học sinh thảo luận với nhau nhận xét các hành vi). 
- Chia sẻ trước lớp
Chẳng hạn: 
+ Hành vi của các bạn nhỏ ở câu a,c,d là sai.
- Chúng ta không nên xấu hổ ngại tiếp xúc với khách nước ngoài vì họ cũng là người bình thường- Họ muốn đến tìm hiểu thêm về văn hoá Việt Nam
- Không nên lôi kéo bắt ép người nước ngoài mua hàng vì như thế là không lịch sự. 
- Không kì thị người nước ngoài, mỗi người có 1 văn hoá khác nhau Làm như vậy là không tôn trọng họ. 
+ Hành vi ở câu b là đúng: thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn, điều đó thể hiện sự mến khách,tôn trọng khách, chắn chắn sẽ để lại cho họ ấn tượng tốt đẹp của người Việt Nam.
- Các nhóm thảo luận chọn phương án xử lí: 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
1- Vui vẻ chào đón, bắt nhịp cả lớp hát 1 bài. Giới thiệu các bạn trong lớp và giới thiệu lớp, trường em với khách. 
2- Nhắc không nên vây quanh xe, để họ được nghỉ- Nếu không được, nhờ người lớn can thiệp nói hộ. 
- Sắm vai theo nội dung yêu cầu.
- Thể hiện vai (trước lớp).
- Bình chọn vai diễn xuất sắc nhất. 
 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Sưu tầm các bài hát về tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, những mẫu chuyện nói về sự tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
Ê – ĐI – XƠN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: Ê- đi - xơn, óc sáng tạo, mong muốn,...
- Nghe - viết đúng bài chính tả “Ê-đi-xơ”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả 2a.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?
- Giáo viên đọc: Thủy chung, trung hiếu, chênh chếch, tròn trịa, 
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh viết.
- Lắng nghe.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- 1 học sinh đọc lại.
+ Nó góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.
+ Ê – đi – xơn là người giàu sáng kiến luôn mong muốn mạng lại điều tốt cho mọi người.
+ Đoạn viết có 3 câu.
+ Những chữ đầu câu, đầu bài tên riêng.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên, vạch nối giữa các chữ.
 + Như cách trình bày của một đoạn văn, các chữ đầu câu viết hao, danh từ riêng viết hoa,.....
- Ê- đi - xơn, óc sáng tạo,...
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
+Những phát minh sáng chế của Ê – đi –xơn có ý nghĩa như thế nào?
+ Em biết gì về Ê – đi – xơn?
b. Hướng dẫn trình bày:
+ Đoạn viết có mấy câu? 
+ Trong đoạn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Tên riêng Ê – đi – xơn được viết như thế nào?
+ Đoạn viết được trình bày như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ đánh giá, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (5 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn (ch/tr; dấu hỏi, dấu ngã),...
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: Cá nhân – Cả lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức h/s thi làm bài nhanh .
- Chữa bài và tuyên dương, giải thích các câu đố trong bài.
- Giáo viên nhận xét chữa sai.
- Giáo viên chốt lời giải đúng:
+ Tròn, trên, chui. 
+ Là Mặt trời.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thi làm bài nhanh -> chia sẻ trước lớp.
*Dự kiến đáp án: 
- Cả lớp nhận xét bổ sung: 
+ Tròn, trên, chui. 
+ Là Mặt trời.
6. HĐ ứng dụng (3 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. 
- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về một nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học, quan tâm đến cuộc sống của con người và tự luyện viết cho đẹp hơn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP ĐỌC: 
CÁI CẦU
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: chum, ngòi, sông Mã,...
 	- Hiểu nội dung: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc được câu thơ em thích).
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: xe lửa, đãi đỗ, Hàm Rồng,...
 	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Hát.
- 4 em lên tiếp nối kể lại các đoạn của bài “Nhà bác học và bà cụ”.
- Nêu nội dung câu chuyện. 
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.
* Cách tiến hành :
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha: vừa bắc xong, yêu sao yêu thế, yêu hơn cả, cái cầu của cha,...
b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu//
Cha vừa bắc xong/ qua dòng sông Mã//
Xe lửa sắp qua,/ thư cha nói thế//
Con cho mẹ xem,/ cho xem hơi lâu//. ( )
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ Sông Mã.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (xe lửa, đãi đỗ, Hàm Rồng,...)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
+ Cha gửi cho em nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? được bắc qua dòng sông nào?
-> Giáo viên: Cầu Hàm Rồng là chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã trên con đường vào thành phố Thanh Hoá 
+ Từ chiếc cầu cha là,bạn nhỏ nghĩ đến việc gì?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào vì sao?
+ Tìm câu thơ mà em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó?
+ Bài thơ cho em thấy tình cảmcủa bạn nhỏ với cha như thế nào?
*Giáo viên kết luận: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Người cha làm nghề xây dựng cầu có thể là 1 kỹ sư hoặc là 1 công nhân.
+ Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã.
+ Bạn nghĩ đến những sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió 
+ Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
+...
+ Bạn yêu cha, tự hào về cha vì vậy bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ học thuộc lòng bài thơ (7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Giáo viên mời một số học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc khổ thơ mình thích.
- Học sinh thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.
- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
- Học sinh đọc lại toàn bài thơ.
- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh nhận xét.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
5. HĐ ứng dụng (1 phút) 
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. 
- Nêu tên một số cây cầu mà em biết.
- Vẽ một bức tranh mô tả vẻ đẹp một chiếc cầu gần gũi xung quanh cuộc sống của mình.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
 TOÁN:
TIẾT 107: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Biết đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận biết tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Một số mô hình về hình tròn như : mặt đồng hồ, đĩa hình, compa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Vẽ đúng, vẽ nhanh”: 
- Cho học sinh lên bảng vẽ: (...)
+ M là trung điểm của AB.
+ O là trung điểm của PQ.
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn.
* Cách tiến hành:
*Việc 1: Giới thiệu hình tròn
- Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- Cho học sinh quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM và đường kính AB.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độï dài đoạn thẳng OB?
+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB?
+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB? 
- Giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_theo_cv2345_tuan_22_ban_hay.docx