Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.

- Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

2. Kỹ năng:

- Đọc to, rõ ràng, trình bày bài khoa học.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 32 trang ducthuan 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18:
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
- Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
2. Kỹ năng: 
- Đọc to, rõ ràng, trình bày bài khoa học.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (2 phút)
- Học sinh hát: Em yêu trường em. - Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
* Cách tiến hành: 
Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
*Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1, M2.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
* Cách tiến hành: 
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân -> cả lớp
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn “Rừng cây trong nắng”.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi, tráng lệ 
- Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả.
+ Đoạn văn tả cảnh gì?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài phát hiện những từ dễ viết sai viết ra nháp để ghi nhớ.
b) Đọc cho học sinh viết bài.
c) Đánh giá, nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe giáo viên đọc bài.
- 2 em đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó.
+ Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Đọc thầm lại bài, viết những từ hay viết sai ra nháp để ghi nhớ: uy nghi, vươn thẳng, xanh thẳm, ...
- Nghe - viết bài vào vở.
- Dò bài ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
4. HĐ ứng dụng (2phút)
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn tả cảnh đẹp của thiên nhiên và luyện viết cho đẹp hơn. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc, nhận biết hình ảnh so sánh trong văn cảnh.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm tới nay. Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn trong bài tập số 2. Bảng phụ ghi các câu văn trong bài tập 3.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (2 phút)
- Học sinh hát: Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
* Cách tiến hành: 
Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
+ Học sinh M3+ M4: dùng câu hỏi mở.
+ Học sinh M1+M2: dùng câu hỏi đóng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
*Chú ý kĩ năng đọc đối tượng M1, M2.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: - Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn.
* Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
(Hoạt động cá nhân => Cả lớp)
- Yêu cầu một em đọc bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
- Giải nghĩa từ “nến”.
- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi nhiều em tiếp nối nhau nêu lên các sự vật được so sánh.
- Cùng lớp chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở bài tập.
Bài tập 3: (Hoạt động cá nhân => Nhóm 2 => Cả lớp)
- Mời một em đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh cách hiểu của mình về các từ được nêu ra.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm học sinh có lời giải thích đúng.
*Giáo viên chốt kiến thức: Từ biển trong câu “trong biển lá xanh rờn...” không còn có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa “một tập hợp rất nhiều sự vật”: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở bài tập.
- Nhiều em nối tiếp phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở.
a) Những thân cây tràm như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 3.
- Thảo luận nhóm 2 nêu cách hiểu nghĩa của từng từ: “biển”.
- Lớp lắng nghe câu giải thích.
4. HĐ ứng dụng (2phút)
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về nhà tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Nêu một câu văn hoặc câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh, chỉ ra hình ảnh so sánh ấy.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 86: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm và 4 dm.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút) 
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Giáo viên đưa ra yêu cầu:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông? ( )
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
* Cách tiến hành:
*Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: 
- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:
 2dm	
 M N
3 dm 4dm
 Q P
 5dm
- Yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
-> Giáo viên chốt kết quả đúng.
- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng. 
 4dm
 3dm
- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật.
- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng.
- Từ đó hướng dẫn học sinh đưa về phép tính:
 (4 + 3) x 2 = 14 (dm)
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Ghi quy tắc lên bảng.
- Cho học sinh học thuộc quy tắc.
- Giáo viên quy ước cho học sinh.
Chu vi: P
Chiều dài là: a
Chiều rộng là: b
=> P = (a + b) x 2
- Quan sát hình vẽ.
- Học sinh tự tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
- Học sinh chia sẻ kết quả, lớp bổ sung.
 2 + 3 + 5 + 4 = 14 ( dm )
- Tiếp tục quan sát và tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Học sinh tự tính chu vi hình chữ nhật.
- 2 em chia sẻ kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm) 
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Học thuộc quy tắc.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật để làm bài tập 1,2,3.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
*Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
=> P = (a + b) x 2
Bài 3: (Nhóm đôi – Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.
- Gọi 4 học sinh dán phiếu -> chia sẻ cách làm.
*Giáo viên củng cố các bước giải bài toán:
+ Tính chu vi hình chữ nhật.
+ So sánh số đo chu vi của hai hình đó.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
a) Chu vi hình chữ nhật đó là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
b) Đổi 2dm = 20 cm
 Chu vi hình chữ nhật đó là:
(20 + 13) x 2 = 66 (cm)
 Đáp số: a) 30cm
 b) 66cm
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Bài giải:
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
Đáp số: 110m 
- Học sinh thực hiện nhóm đôi theo yêu cầu (phiếu học tập).
- Chia sẻ kết quả trước lớp: 
 Chu vi của HCN ABCD là:
 (63 + 31 ) x 2 = 188 (m)
 Chu vi của HCN ABCD là:
 (54 + 40) x 2 =188 (m)
Vậy chu vi của hai hình chữ nhật bằng nhau
4. HĐ ứng dụng (2 phút) 
5. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. 
- Vẽ một hình chữ nhật bất kì rồi tính chu vi của hình chữ nhật đó.
- Thử tính chu vi chiếc bàn học của mình ở nhà.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KỲ I
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học trong học kì I.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mục trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống .
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh MH truyện
- HS: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
- Trò chơi: “Bắn tên”
(Nhắc lại những việc cần làm đê tỏ lòng biết ơn đối với thương binh liệt sĩ)
- Lắng nghe
2. HĐ Thực hành: (30 phút)
* Mục tiêu: Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học trong học kì I.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ trước lớp.
HĐ1: Trò chơi: Hái hoa dân chủ
 Giáo viên cho HS chơi Tc để ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì I. HS sẽ gắp thăm để trả lời câu hỏi
+ Em biết gì về Bác Hồ ? 
+ Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và nhi đồng như thế nào? Em cần làm gì để đáp lại tình cảm yêu thương đó?
- Thế nào là giữ lời hứa ? Tại sao chúng ta phải giữ lời hứa ? 
+ Em cần làm gì khi không giữ được lời hứa với người khác ?
+ Trong cuộc sống hàng ngày em đã tự làm những công việc gì cho bản thân mình ?
+ Hãy kể một số công việc mà em đã làm chứng tỏ về sự quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ ? 
+ Vì sao chúng ta cần chăm sóc ông bà cha mẹ ?
+ Em sẽ làm gì khi bạn em gặp chuyện buồn, có chuyện vui ? 
+ Theo em chúng ta tham gia việc trường việc lớp sẽ đem lại ích lợi gì ?
HĐ2: Kể chuyện: Cậu bé và bó củi
- Gv kể chuyện 
- Em học được gì từ câu chuyện trên?
*GVKL: Khi giúp đỡ người khác, chúng ta không chỉ cảm thấy vui mà còn nhận lại được sự giúp đỡ khi cần. Cuộc sống sẽ vui hơn và dễ dàng hơn khi mọi người biết giúp đỡ lẫn nhau .
=> Học sinh tham gia chơi. Dưới lớp theo dõi, bổ dung cho câu trả lời của bạn.
* CÂU TRẢ LỜI (DỰ KIẾN):
+ Là vị lãnh tụ kinh yêu của dân tộc Việt Nam 
+ Bác Hồ rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhi đồng. Phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
+ Là thực hiện những điều mà mình đã nói đã hứa với người khác. Chúng ta có giữ lời hứa mới được người khác tin và kính trọng.
+ Khi lỡ hứa mà không thực hiện được ta cần xin lỗi và sẽ thực hiện vào một dịp khác .
+ Học sinh nêu lên một số công việc mà mình tự làm lấy cho bản thân .
- Hs trả lời theo ý của mình.
+ Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng dục ta nên người 
+ Động viên an ủi và chia sẻ cùng bạn nỗi buồn để nỗi buồn vơi đi. Cùng chia vui với bạn để niềm vui được nhân đôi.
+ Tham gia việc trường lớp sẽ làm cho trường sạch đẹp thoáng mát trong lành để có điều kiện học tập tốt hơn , 
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
- Hs lắng nghe.
- Hs trả lời theo ý hiểu.
 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút):
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Thực hiện nội dung bài học
- Sưu tầm những câu chuyện thể hiện lối sống hay và cách cư xử tốt đẹp
Nội dung câu chuyện: Cậu bé và bó củi:
Chuyện kể rằng có một cậu bé con trai người tiều phu, nhà ở gần khu rừng già. Một ngày nọ, nhà hết củi đun, mẹ bảo cậu vào rừng nhặt ít củi về cho mẹ. Cậu bé định vào rừng một lát sẽ về ngay nên không mang theo nước uống hay thức ăn gì cả. Cậu chỉ xách theo một sợi dây thừng để buộc bó củi rồi vội vã đi vào rừng.
Cậu bé nghĩ là trong rừng lúc nào cũng có sẵn nhiều cành khô, nhưng không ngờ thời gian ấy cành khô lại rất khó tìm. Cậu đi cả buổi sáng mà chỉ nhặt được một ít củi. Cậu tiếp tục đi sâu vào rừng. Được một quãng, cậu thấy một người đàn ông có vẻ rất đói đang ngồi dưới gốc cây. Do không mang theo thức ăn nên cậu không có cách nào giúp được người đàn ông nọ. Dù ái ngại, cậu đành đi tiếp.
Được một quãng nữa, cậu thấy một chú hươu đứng liếm mép liên tục tỏ vẻ rất khát nước. Cậu bé cũng không có nước mang theo bên mình nên không thể giúp được gì cho chú nai bé nhỏ. Cậu bé lại tiếp tục đi nhặt củi, trong lòng cảm thấy vô cùng áy náy. Cậu nghĩ mãi không biết phải giúp người đàn ông nọ và chú hươu như thế nào.
Cậu ôm bó củi đang ngày một to dần lên vai. Đang đi, cậu bé nhìn thấy một người đang cắm trại trong rừng. Anh ta loay hoay nhóm bếp mà mãi không được vì củi bị ướt. Cậu bé thấy vậy liền chạy lại cho người đàn ông một ít củi khô. Sau đó, cậu bé lễ phép xin anh ta một ít nước uống và thức ăn. Sau khi nhận được phần thức ăn và nước uống, cậu nhanh chóng quay trở lại đường cũ tìm gặp người đàn ông và chú nai con để giúp họ.
Do nôn nóng nên cậu bé bị vấp té, đầu gối bị trầy xước hết. Người đàn ông thấy vậy vội đỡ cậu bé ngồi xuống và xoa bóp chỗ đau cho cậu. Chú hươu có vẻ rất hiểu chuyện liền chạy đi hái một ít lá thuốc đắp vào vết thương cho cậu bé. Cả ba người và vật đều cảm thấy vui vẻ vô cùng vì mình đã giúp đỡ được người khác.
Bài học rút ra từ câu chuyện: Khi giúp đỡ người khác, cậu bé ấy không chỉ cảm thấy vui mà còn nhận lại được sự giúp đỡ khi cần. Cuộc sống sẽ vui hơn và dễ dàng hơn khi mọi người biết giúp đỡ lẫn nhau .
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 3)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm đến nay.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (2 phút)
- Học sinh hát: Mái trường mến yêu. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
* Cách tiến hành: 
Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Chú ý kĩ năng đọc diễn cảm đối tượng M3 + M4.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu.
* Cách tiến hành: 
Bài tập2 : 
- Yêu cầu một em đọc bài tập 2 .
- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Nhắc nhở mỗi học sinh đều phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời.
- Yêu cầu học sinh điền vào mẫu giấy mời đã in sẵn. 
- Gọi học sinh đọc lại giấy mời.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn lời giải đúng.
*Giúp đỡ học sinh M1+M2 hoàn thành nội dung bài tập.
- Giáo viên kết luận.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào mẫu giấy mời in sẵn.
- 3 em đọc lại giấy mời trước lớp.
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài và ghi vào vở
*Dự kiến kết quả:
GIẤY MỜI
Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng trường ....
Lớp 3A trân trọng kính mới thầy tới dự: buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20 – 11
Vào hồi: 8 giờ, ngày 19 -11- 2018
Tại phòng học lớp 3A
Chúng em rất mong được đón cô
 Ngày 17 tháng 11 năm 2018
 TM lớp
 Lớp trưởng:
 Nguyễn văn A.
4. HĐ ứng dụng (2phút)
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Tiếp tục thực hành viết giấy mời.
- Thực hành viết giấy mời để mời cô chủ nhiệm dự buổi liên hoan chào mừng ngày quốc tế Phụ Nữ 8 – 3.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 4)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay; điền đúng vị trí dấu câu trong đoạn văn. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm học đến tuần18. 3 tờ phiếu viết đoạn văn trong bài tập 2.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (2 phút)
- Học sinh hát: Tiếng hát bạn bè mình. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
* Cách tiến hành: 
Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số học sinh lớp).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc 
(Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên đặt câu hỏi cho phù hợp.)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Chú ý kĩ năng đọc đối tượng hạn chế M1+ M2.
- Giáo viên yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra.
- Học sinh thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2phút).
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ở phiếu.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
Bài tập 2:
(Hoạt động nhóm -> Cả lớp)
- Yêu cầu một học sinh đọc bài tập 2 .
- Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng.
- Mời đại diện 3 em lên bảng thi làm bài.
- Gọi 3 em nối tiếp nhau đọc đoạn văn mà nhóm mình vừa điền dấu thích hợp.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn lời giải đúng. Yêu cầu chữa bài trong vở bài tập.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Các nhóm (N2) thực hiện làm bài vào phiếu học tập.
- Đại diện 3 em lên bảng chia sẻ.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- 3 em nối tiếp đọc lại đoạn văn vừa điền dấu. 
- Lớp tuyên dương nhóm có lời giải đúng và chữa bài vào vở.
*Dự kiến đáp án
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phuề và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
4. HĐ ứng dụng (2phút)
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Sưu tầm một đoạn văn chưa có dấu chấm, dấu phẩy và thực hành điền dấu chấm, dấu phẩy vào đonạ văn đó cho thích hợp.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
 TOÁN:
TIẾT 87: CHU VI HÌNH VUÔNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
2. Kĩ năng: Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm. Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
* Cách tiến hành:
* Xây dựng quy tắc: 
- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3dm.
- Yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.
 A B
 3dm
- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng:
Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Yêu cầu học sinh viết sang phép nhân.
3 x 4 = 12 (dm)
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào? 
- Ghi quy tắc lên bảng. 
- Yêu cầu học thuộc quy tắc tính chu vi hình vuông.
*Giáo viên lưu ý quy ước công thức tinh chu vi hình vuông cho học sinh, nếu:
 Chu vi: P
 Cạnh: a
 => P = a x 4
- Quan sát.
- Học sinh tính chu vi hình vuông.
- Học sinh chia sẻ kết quả:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Viết thành phép nhân: 3 x 4 = 12 (dm)
- Lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.
- Nhắc lại quy tắc về tính chu vi hình vuông. 
- Học thuộc quy tắc.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
3. HĐ thực hành (15 phút).
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình vuông để làm được các bài tập 1, 2, 3,4.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.
*Giáo viên chốt đáp án đúng.
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông
Bài 2: (Cá nhân – Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
- Giáo viên chốt kiến thức bài.
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng, chưa biết làm.
- Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_theo_cv2345_tuan_18_nam_hoc_2.docx