Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Hoạt động của GV

1.Ổn định :

2. Bài cũ:

-Thế nào là tự làm lấy việc của mình?

-Tự làm lấy việc của mình có ích lợi gỡ?

-Nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài.

b.Các hoạt động:

*HĐ1: Liên hệ thực tế:

Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã làm hoặc chưa tự làm.

*Cách tiến hành:

-Yêu cầu HS làm việc trên phiếu học tập trong 4 phút.

+Các em đó từng làm lấy những việc gì của mình? (HS yếu)

+Các em đó thực hiện việc đó như thế nào?

+Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?

- GV nhận xét- khen ngợi HS biết tự liên hệ.

*HĐ2: Đóng vai:

Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.

*Cách tiến hành:

- Cho HS TLN và đóng vai tình huống ở BT5.

- Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 4 HS (Cả 4 nhóm đều thảo luận TH1 trong 4 phút, sau đó chọn 1 nhóm lên đóng vai). TH2 cả 4 nhóm đều thảo luận trong 4 phút sau đó chọn 1 nhóm lên đóng vai.

- Nhận xét –kết luận:

+TH1: Các em cần khuyên bạn Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.

+TH2: Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.

 *HĐ3: Bày tỏ ý kiến:

Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.

*Cách tiến hành:

-Yêu cầu HS đọc và làm BT6 vào vở bài tập đạo đức trong 5 phút.

- GV cho HS bày tỏ từng ý kiến (Giơ tay tương ứng với ý kiến đồng ý, không giơ tay với ý kiến không đồng ý).

- GV nhận xét – kết luận.

- GV dán bảng phụ: Tự làm lấy công việc của mình giúp em tiến bộ hơn.

- GV giải thích.

4. Củng cố - dặn dò:

- Qua bài học hôm nay, các em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

-GV nhận xét tiết học.

-Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia đình với nhau.

 

doc 24 trang ducthuan 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2018
Đạo đức
Bài 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I. MỤC TIÊU: 
-Kể được một số việc mà HS lớp 3 tự làm lấy.
-Nêu được ít lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
-Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
-Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
GDKNS: Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh. ảnh trong VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2. Bài cũ:
-Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
-Tự làm lấy việc của mình có ích lợi gỡ?
-Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài.
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Liên hệ thực tế:
Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã làm hoặc chưa tự làm.
*Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS làm việc trên phiếu học tập trong 4 phút.
+Các em đó từng làm lấy những việc gì của mình? (HS yếu)
+Các em đó thực hiện việc đó như thế nào? 
+Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
- GV nhận xét- khen ngợi HS biết tự liên hệ.
*HĐ2: Đóng vai: 
Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi. 
*Cách tiến hành:
- Cho HS TLN và đóng vai tình huống ở BT5.
- Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 4 HS (Cả 4 nhóm đều thảo luận TH1 trong 4 phút, sau đó chọn 1 nhóm lên đóng vai). TH2 cả 4 nhóm đều thảo luận trong 4 phút sau đó chọn 1 nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét –kết luận:
+TH1: Các em cần khuyên bạn Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
+TH2: Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
 *HĐ3: Bày tỏ ý kiến: 
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS đọc và làm BT6 vào vở bài tập đạo đức trong 5 phút.
- GV cho HS bày tỏ từng ý kiến (Giơ tay tương ứng với ý kiến đồng ý, không giơ tay với ý kiến không đồng ý).
- GV nhận xét – kết luận.
- GV dán bảng phụ: Tự làm lấy công việc của mình giúp em tiến bộ hơn.
- GV giải thích.
4. Củng cố - dặn dò:
- Qua bài học hôm nay, các em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? 
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia đình với nhau.
- Hát
- Cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào nười khác.
- Giúp em mau tiến bộ.
- HS làm việc trên phiếu học tập.
- HS liên hệ trước lớp.
- Nhận xét.
- Các nhóm thảo luận và luyện cách đóng vai xử lý tình huống đó nhận.
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.(HS yếu xử lí tình huống, HS giỏi đóng vai)
- Nhận xét – bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài và làm bài cá nhân vào VBT đạo đức.
-HS nêu kết quả và giải thích.(HSG giải thích)
+TH a: đồng ý.
+TH b: đồng ý.
+TH c: không đồng ý.
+TH d: không đồng ý.
+TH đ: Đồng ý.
+TH e: không đồng ý.
-Nhận xét – bổ sung.
- HS đọc lại.
- Em phải tự làm lấy việc của mình, làm những việc phù hợp với khả năng. Người nhỏ làm việc nhỏ, có như vậy mới giúp em mau tiến bộ
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện đọc kể chuyện bài: Người lính dũng cảm và ôn lại nội dung bài.
- Luyện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, cách tính nhân chia trong bảng đó học và biết giải toán có lời văn. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1.Tập đọc : 
- Yêu cầu HS đọc bài tập đọc: Người lính 
dũng cảm.
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
- Yêu cầu HS kể chuyện Người lính dũng cảm.
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân kể 
đúng và hay nhất.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
49 x 2 18 x 6 82 x 5 37 x 4
Khắc: Cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính nhân ( phép tính có nhớ)
Bài 2: Tìm x
 a. x : 5 = 84 - 76 ; b. x : 5 + 19 = 24; c. x + x x 3 = 32
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Nêu tên gọi thành phần phép tính?
- X là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm SBC?
Khắc: Cách tìm số bị chia. Chú ý phần c: cho hs hiểu X x 3 là 3 số hạng X cộng với nhau, sau đó cộng thêm 1 lần X nữa là 4 số hạng X cộng với nhau hay 4 x X. HS có thể làm X + 3 x X = 32
 X x(1+3) = 32
 X x 4 = 32
 X = 32 : 4
 X = 8
* HS giỏi:
Bài 3:.Tìm 2 số có tích bằng 50 và thương cũng bằng 50
Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
Khắc: Nhắc lại HS ghi nhớ số nào nhân với 1 vẫn bằng chính nó và số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó. Từ đó tìm được kết quả.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc bài theo vai
- HS kể chuyện Người lính dũng cảm.
HS nhận xét bình chọn cá nhân 
kể đúng và hay nhất
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- Gọi nhiều HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét
- Về nhà ôn bài.
TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn soạn và dạy)
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2018
 HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện đọc bài: Cuộc họp của chữ viết và ôn lại nội dung bài.
- Luyện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, cách tính nhân chia trong bảng đó học và biết giải toán có lời văn 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1.Tập đọc : 
- HS luyện đọc và luyện bài : Cuộc họp 
của chữ viết
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân đọc 
đúng và hay nhất.
Bài 1: Tính
18 : 6 + 618 54 : 6 + 224
48 : 8 + 406 42 : 6 + 338
Khắc: Cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính .
Bài 2: Tìm số có hai chữ số, biết tích của hai chữ số là 30 và trong đó có một chữ số là 6.
Bài 3: Một số nhân với 5 thì được 30. Nếu số đó nhân với 6 thì được bao nhiêu?
 * Khắc tìm thừa số chưa biết.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc bài .
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- Gọi nhiều HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
- HS làm bài và chữa bài;
Đáp án:
Ta có 6 x 5 = 30
 5 x 6 = 30
Vậy số càn tìm là 56 và 65
- HS làm bài và chữa bài:
Đáp án
Số đó là: 
 30 : 5 = 6
Nếu số đó nhân với 6 thì được là:
 6 x 6 = 36
 Đáp số: 36
- Về nhà ôn bài.
TIN
( Có GV bộ môn soạn và dạy)
 THỂ DỤC
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục ôn tập dóng hàng, tập hợp hàng ngang, quay phải trái. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường với sạch sẽ, đảm bảo an toàn bài tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần đi vượt chướng ngại vật.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
 GV tập trung lớp và phổ biến nội dung bài
 GVcho HS khởi động
2. Phần cơ bản:
 GV cho HS ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải trái.
 GV theo dõi HS và uốn nắn HS tập theo.
 GV làm trọng tài cho trò chơi.
3. Phần kết thúc:
 GV hệ thống lại bài học.
 GV nhận xét giờ học.
1-2’
1’
1-2’
1’
5-7’
8-10’
6-8’
2’
2’
1-2’
+ HS tập trung lớp và phổ biến nội dung bài
+ HS tập trung giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp.
+ Chơi trò chơi “Có chúng em”
+ HS chạy chậm theo vòng tròn.
+ Ôn tập hợp ngang, dóng hàng, quay phải, trái
+ Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
+ Cả lớp thực hiện hàng ngang, mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 3-> 4 lần.
+ Cả lớp thực hiện 2-> 4 hàng dọc em nọ cách em kia 3 -> 4 m tập theo dòng nước chảy.
+ HS chơi trò chơi “thi xếp hàng”.
+ Đi đường theo nhịp và hát.
+Về nhà luyện đi vượt chướng ngại vật
 Sinh hoạt tập thể
Bài 5 : CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG .
 I. MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết.đặc điểm vàtên đường phố xung quanh trường . Biết sắp xếp các 
 đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn .
 - HS biết các đặc điểm an toàn , kém an toàn của đường và chọn đường đi an toàn 
 nhất
 - Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn .
 - Thực hiện đúng luật GT đường bộ. Có thói quen chỉ đi trên những con đường 
 an toàn .
 II. ĐỒ DÙNG
 - Phiếu giao việc . Đánh giá các điều kiện của con đường.
 - Tranh chụp các về các loại đường giao thông .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
+ Đi bộ an toàn là đi ntn?
+ Qua đường an toàn thì phải đi ntn?
- Nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới : Giới thiệu ghi tựa 
* HĐ1: Đường phố an toàn và kém an toàn 
+ Để đi đến trường em đi trên đường nào?
+Theo em đường đó là an toàn hay nguy hiểm, tại sao?
Giớ - Giới thiệu tranh 
Đư- - Đường đi an toàn : là đường có vỉa hè, 
 không có vật cản 
 - Đường 1chiều, đường 2 chiều phải rộng, có dải dải phân cách ,thẳng có vạch phân chia các làn xe, có đèn tín hiệu giao thông, có vạch dành cho người đi bộ qua đường .
 - Đường kém an toàn : là đường có dốc , khô không bằng phẳng, không có dải phân cách, khô không có vỉa hè, đường 1chiều, 
đườ đường 2chiều hẹp 
 * HĐ2:Thực hành.
- Xem sơ đồ lựa chọn đường an toàn .
- GV chia lớp theo nhóm, cho HS thảo luận 
- GV treo sơ đồ 
GVkết luận:Cần chọn con đường an toàn
đến trường. Con đường ngắn có thể không
phải là con đường an toàn nhất
 * Hoạt động 3: Bài tập thực hành 
+ lựa chọn con đường an toàn khi đi học 
 -YC HS giới thiệu con đường em đi từ nhà đến trường
- GVphân tích ý đúng , chưa đúng.
- GV nhận xét tuyên dương.
Kết luận: khi đi từ nhà đến trường em chọn con đường an toàn ít xe cộ để đi để đảm bảo an toàn .
3. Củng cố - dặn dò
+ Em vừa học an toàn giao thông bài gì?
+ Qua bài em nắm được điều gì?
- Trò chơi đóng vai 
- GV nhận xét tuyên dương
GDTT: Các em tìm hiểu về đường bộ thực hiện đúng luật đi đường tham gia giao thông phải thực hiện luật giao thông nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
Biết lựa chọn con đường an toàn khi đi học 
- Về nhà thực hành , cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường mà em thường đi và chuẩn bị bài: "An toàn khi đi ô tô xe buýt ".
+ HSTL
- Nhắc tựa .
- Lớp quan sát -> Phân biệt đường an toàn và không an toàn . 
- Lớp NX bổ sung 
- HS quan sát ,thảo luận, nêu NX về những nơi qua đường không an toàn
- HS lên bảng giới thiệu con đường từ nhà em đến trường.
-Nêu những đoạn đường an toàn , những đoạn đường không an toàn.
- Các bạn đi cùng đường cho ý kiến và nhận xét.
- Lớp lắng nghe NX
+ Con đường an toàn đến trường
+ Biết chọn con đường an toàn để đi
- HS đóng vai. HS nhìn bên trái trước sau đó nhìn bên phải, nhìn đằng trước ,nhìn đằng sau, lắng tai nghecó nhiều xe đi tới không.Khi không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới,em đi qua đường theo đường thẳngvì đó là đường ngắn nhất.
Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2018
TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn soạn và dạy)
HƯỚNG DẪN HỌC
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện tập về bảng chia 6.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
* Môn Toán
Bài 1: Tính
48 : 6 x 4 56 + 24 : 6 54 : 6 + 327
362 + 42 : 6 193 – 36 : 6 92 – 18 : 6
Bài 2: Có 36 cái cốc và được chia đều vào 6 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái cốc?
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Khi tính cần chú ý điều gì?
NC: Nếu 36 chiếc cốc đó chia vào 4 hộp thì mỗi hộp có bao nhiêu cái?
Khắc: Khi tổng số cốc không thay đổi, số cốc trong mỗi hộp tăng thì số hộp sẽ giảm. ( và ngược lại)
Bài 3: Tính nhanh
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- HD HS làm bài
Khắc: Khi tính nhanh tổng của nhiều số ta chọn các số có thể ghộp vào thành tổng tròn chục.
* Môn Tập viết
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa C
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
a. 38 + 42 + 46 + 50 + 54 + 58 + 62
= ( 38 + 62) + ( 46 + 54) + (42 + 58) + 50
= 100 + 100 + 100 + 50
= 100 x 3 + 50
= 300 + 50
= 350
b. 11 + 137 + 72 + 63 + 128 + 89 
= ( 11 + 89) + ( 137 + 63) + ( 72 + 128)
= 100 + 200 + 100
= 400
- HS nêu cách viết chữ hoa C
- Về nhà ôn bài.
THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
I. MỤC TIÊU
- HS biết gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. 
- Biết gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.
- Giấy thủ công màu đỏ, vàng và giấy nháp.
- Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờđỏ sao vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
 Kiểm tra đồ dùng HS.
 GV nhận xét.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 GV giới thiệu lá cờ đỏ sao vàng.
 Lá cờ hình gì? màu gì?
 Ngôi sao có mấy cánh và các cánh của nó như thế nào?
 Ngôi sao được dán ở vị trí nào trên hình chữ nhật màu đỏ?
 Em có nhận xét gì về chiều dài và chiều rộng của lá cờ?
 Lá cờ đỏ sao vàng thường được treo vào dịp nào? ở đâu?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
 GV treo tranh quy trình gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng và nêu cách làm cho HS.
 GV gấp, cắt, dán mẫu cho HS quan sát theo các bước sau.
- Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh (SGK).
- Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh( SGK).
- Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.
4. Thực hành:
 GV gọi HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh.
 Gọi HS nhận xét và bổ xung.
5. Củng cố – dặn dò:
 GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
+ 2 HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói.
+ HS theo dõi và trả lờ câu hỏi.
+ Hình chữ nhật, màu đỏ, trên có ngôi sao màu vàng.
+ Ngôi sao có 5 cánh bằng nhau.
+ Ngôi sao được dán giữa hình chữ nhật màu đỏ, một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật.
+ Chiều rộng của lá cờ bằng 2/3 chiều dài của lá cờ. đoạn thẳng nối hai đỉnh của ngôi sao đối diện nhau có độ dài bằng1/2 hoặc 1/3 chiều dài của lá cờ.
+ Thường được treo vào dịp lễ tết và được treo trước cổng nhà, cơ quan .
+ HS theo dõi.
+ HS theo dõi.
+ HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
+ HS về nhà chuẩn bị bài: Gấp, cắt và trình bày ngôi sao năm cánh.
 Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2018
 HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Luyện tập về so sánh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
2. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1. Tìm hình ảnh so sánh trong các câu văn, câu thơ dưới đây:
a. Thế rồi cơn bão qua
 Bầu trời xanh trở lại
 Mẹ về như nắng mới
 Sáng ấm cả gian nhà.
b. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
 Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.
c. Bốn cái cánh chú chuồn chuồn nước mỏng như giấy bóng.
d. Xa xa, từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
- Tất cả các hình ảnh so sánh trên thuộc kiểu so sánh gì?
* Khắc biện pháp so sánh và kiểu so sánh
Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh.
a. Đọc như .
b. Chậm như ..
c. Tốt gỗ hơn . 
* Khắc biện pháp so sánh 
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
Đáp án
a. Thế rồi cơn bão qua
 Bầu trời xanh trở lại
 Mẹ về như nắng mới
 Sáng ấm cả gian nhà.
b. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo,
 Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.
c. Bốn cái cánh chú chuồn chuồn nước mỏng như giấy bóng.
d. Xa xa, từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
- Tất cả các hình ảnh so sánh trên thuộc kiểu so sánh ngang bằng.
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
Đáp án:
a. Đọc như cuốc kêu ( như vẹt).
b. Chậm như sên ( rùa)
c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Về nhà ôn bài.
Tự nhiên xã hội
Tiết 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
	- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em. 
- Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
2. Kỹ năng:
	- Nêu đựơc sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kể ra một số cách để phòng bệnh thấp tim.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức để phòng bệnh thấp tim.
II. ĐỒ DÙNG
Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Nêu cách vệ sinh cơ quan tuần hoàn?
- 1 bạn nêu, lớp lắng nghe.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
Hoạt động 1: Thực hành
- Kể đựơc tên một vài bệnh về tim mạch.
- GV yêu cầu mỗi HS kể 1 bệnh tim mạch
mà em biết ?
- HS kể.
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều bệnh về tim mạch nhưng bài của chúng ta hôm nay chỉ nói đến 1 bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
- HS chú ý nghe.
Hoạt động 2: Đóng vai:
-Bước 1: Làm việc cá nhân
+ GV yờu cầu HS quan sát H 1, 2, 3 (30)
- HS quan sát và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Câu hỏi: 
- Ở lứa tuổi nào hay bị bệnh thấp tim?
- HS thảo luận trong nhóm các câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây bệnh?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm tập đóng vai HS và bác sĩ để hỏi và đáp về bệnh thấp tim.
- Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm xung phong đóng vai.
-> lớp nhận xét.
* Kết luận:
- Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi HS thường mắc.
- Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho 
van tim, cuối cùng gây suy tim . Nguyên
 nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do viêm 
họng, viêm a- mi- đan kéo dài hoặc do 
viêm khớp cấp không được chữa trị kịp
 thời, dứt điểm.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát H 4, 5, 6 (21) chỉ vào từng hình và nói cho nhau về ND , ý nghĩa của các việc trong từng hình.
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số HS trình bày kết quả.
-> Lớp nhận xét.
* Kết luận : Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt 
3. Củng cố- dặn dò:
- Nêu sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em ?
- Kể ra một số cách để phòng bệnh thấp tim
ở trẻ em ?
* Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- Lắng nghe.
Dặn học sinh ôn bài
Hoạt động ngoài giờ chính khóa
Trß ch¬I “®Êt- biÓn -trêi”?
I.MỤC TIÊU:	
-Hướng dẫn HS tham gia 1 trò chơi tập thể.
-Trò chơi giúp HS củng cố , mở rộng vốn kiến thức, rèn luyện phản xạ nhanh nhạy
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các dụng cụ phục vụ trò chơi: bảng phụ,bút dạ
-Tranh ảnh về thiên nhiên ,đất nước
 IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị 
-GV phổ biến cho HS nắm được trong giờ sinh hoạt tập thể tới các em sẽ được chơi 1 trò chơi vui khỏe và rèn trí thông minh. Trò chơi “Đất-Biển -Trời”. Trò chơi giúp các em củng cố kiến thức về tự nhiên xã hội trong 1 không gian vui vẻ thoải mái cộng với tinh thần đồng đội cao.
- Đối tượng chơi cả lớp (chia vào các đội đều 3 đối tượng giỏi,khá,TB,yếu)
- Chuẩn bị 3-4 bảng phụ ,bút dạ,sân chơi rộng kẻ vạch sẵn vị trí,đường chạy của các đội,kê bàn để người chơi viết
-Cử 1 quản trò (có thể là GVCN) 2 giám sát viên giúp việc cho quản trò
Bước 2: Tiến hành chơi GV HD cách chơi
- Các đội đứng ở vị trí được vạch sẵn
-Khi quản trò giơ biển nêu chủ đề VD : Cây ăn quả trên mặt đất
Các đội có 3 phút thảo luận, nêu tên các loại cây ăn quả (lưu ý cần nói nhỏ tránh để đội khác nghe được)
- Khi quản trò phát lệnh báo hiệu bắt đầu thì người chơi đầu tiên của các đội chạy lên bàn của đội mình viết tên một loại cây.Viết xong người thứ nhất chạy về đội bắt tay tiếp sức cho người thứ hai để người này tiếp tục chạy lên viết tên một loại cây khác.Cứ như vậy vòng chơi tiếp nối các thành viên còn lại của đội
- Khi quản trò thổi còi báo hết giờ cả lớp cùng tham gia chấm kết quả trên bảng của các đội theo luật chơi (được viết sẵn trên bảng) như sau
+Từ viết không đúng
+Chữ viết sai lỗi chính tả bị loại.
+Chữ viết quá xấu, không đọc được,bị loại.
+Bạn đang viết, nhắc bạn,bị loại.
-Giám sát của quản trò ghi kết quả lên bảng
-Trò chơi được tiếp tục,VD:
+Những sự vật nhìn thấy trên trời
+Các loài cá sống trên biển
+Các loại rau trồng trên mặt đất
Bước 3 :Nhận xét, đánh giỏ
- Giám sát viên đọc kết quả tổng số bàn thắng của các đội chơi đã được ghi trên bảng ,mời GV CN lên NX
- GV khen ngợi cả lớp đã tham gia 1 trò chơi tập thể vui,bổ ích. Trò chơi góp phần cung cấp vốn từ ngữ phong phú về tự nhiên xã hội, giúp các em có phản xạ nhanh,sức bật tốt. Hoan nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất
-GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Chủ đề: Vòng tay bè bạn
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được thế nào là bạn bè.
- Biết giới thiệu những người bạn của mình, tìm được các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, các bài thơ, bài hát nói về bạn bè.
II. LÊN LỚP
1. Khởi động:
- Cả lớp đồng thanh hát bài: Trái đất này là của chúng mình.
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Hoạt động 1
-Em hiểu thế nào là bạn bè?
VD: 
+) Bạn bè là người học cùng chúng ta.
+) Bạn bè là người luôn quan tâm, giúp đỡ chúng ta trong học tập và cuộc sống.
+) Bạn bè là người luôn luôn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mỗi chúng ta.
+)Bạn bè luôn luôn bên ta lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn.
- GV nhận xét, tuyên dương, tổng hợp ý kiến của HS.
b. Hoạt động 2:
- Qua hoạt động 1 các con đã hiểu thế nào là bạn bè. Bằng sự hiểu biết của mình bây giờ cô sẽ dành cho các con 5 phút để suy nghĩ tìm cho cô các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, các bài thơ, bài hát nói về tình cảm bạn bè. 5 phút bắt đầu:
- Đã hết thời gian, GV gọi HS nêu các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, các bài thơ, bài hát nói về tình cảm bạn bè.
-HS nêu, các bạn khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, tuyên dương
VD: 
 - Tình bạn là những vần thơ
 Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời
 Tình bạn áo trắng một thời
 Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo.
 - Bạn bè sống chết có nhau.
 Bài thơ gọi bạn
Từ xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sau thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và dê trắng
Một năm trời hạn hán
Suối cạn cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Trời mưa đến bao giờ
Bê vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm bê
Đến bây giờ dê trắng
Vẫn gọi hoài bê bê.
 - Bài hát tiếng hát bạn bè mình.
3. Củng cố - dặn dò:
-Cô giáo và cả lớp hát vang bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Dặn dò học sinh về chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2018 
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày
 - Luyện tập về tìm một trong các phần bằng nhau của một số, vận dụng giải toán.
- Củng cố kiến thức về viết đơn, kể về gia đình
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
2. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
* Môn Tập làm văn
Bài 1: Củng cố về kể về gia đình
- Y/C hs viết về gia đình mình, có sử dụng biện pháp so sánh.
 Gọi HS có bài văn hay lên đọc trước lớp
 Gọi HS nhận xét bài văn của bạn
GV nhắc nhở những điều lưu ý khi viết văn
* Môn Toán
Bài 2. Huyền có 18 bông hoa. Nếu lấy số hoa của Huyền chia cho 3 thì được số hoa của Hà. Nếu lấy số hoa của Hà nhân với 4 thì được số hoa của Liên. Hỏi Hà và Liên mỗi bạn có bao nhiêu bông hoa ?
* Môn TNXH
- Yêu cầu HS nêu tên và chức năng của các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS viết bài
- HS đọc bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
Đáp án:
 Giải
 Hà có hoa là:
 18 : 3 = 6 ( bông)
 Liên có số hoa là:
 6 x 4 = 24 ( bông)
 Đáp số: Hà: 6 bông hoa
 Liên: 24 bông hoa
- HS nêu tên và chức năng của các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Về nhà ôn bài.
SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp tuần 5 
I . MỤC TIÊU :
- Sơ kết, đánh giá tuần 5.
- Triển khai phương hướng tuần 6
- Sinh hoạt theo chủ điểm: Vòng tay bè bạn.
II. CHUẨN BỊ :
 GV: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của HS trong tuần để nêu gương và nhắc nhở
 HS : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Sơ kết, đánh giá tuần 5
- Yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo ưu , nhược điểm của tổ mình.
- Yêu cầu lớp trưởng tổng hợp báo cáo từ các tổ để nhận xét các tổ theo nội dung:
a. Nề nếp, tác phong đạo đức: ( nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
b. Học tập (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
c. Thể dục, vệ sinh (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
d. Các hoạt động Đội (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
đ. Bình thi đua ( Cắm cờ hoặc xếp loại)
2. Triển khai phương hướng tuần 6
a. Về nề nếp, tác phong đạo đức:
- Luôn có thái độ kính thầy, yêu bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn bè
- Đi học đều và đúng giờ nếu nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nếp xếp hàng ra vào lớp. nghiêm chỉnh chấp hành tốt nếp truy bài, không nói tục, chửi bậy, không ăn quà vặt, biết bảo vệ của công.
- Thực hiện tốt nếp ăn ngủ bán trú đúng giờ, mặc đồng phục theo đúng quy định vào thứ hai và thứ sáu hàng tuần.
- Chấp hành tốt luật giao thông, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi ngồi trên xe máy hoặc xe đạp điện.
b. Học tập
- Ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Soạn sách vở và đồ dùng đầy đủ theo thời khóa biểu. 
- Ngồi trong lớp chăm chú lắng nghe cô giảng bài, không nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. Hăng hái giơ tay phát biểu và biết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
c. Thể dục và vệ sinh
- Thực hiện nghiêm chỉnh nhanh chóng nếp xếp hàng tập thể dục, múa hát và sinh hoạt tập thể dưới sân trường.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh trên sân trường.
d. Hoạt động Đội
- Thực hiện tốt mọi phong trào của Đội đề ra.
- Hưởng ứng tốt phong trào thi đua đợt 1 của Đội.
- Thực hiện tốt nếp sinh hoạt sao. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm: Vòng tay bè bạn.
- GV ch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_buoi_chieu_tuan_5_nam_hoc_201.doc