Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :

- Trong ngày đã học những tiết gì ?

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ

- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng.

B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)

 Tiếng Việt:

* Gọi HS luyện đọc lại bài

- GV theo dõi nhận xét

* Gọi HS luyện kế chuyện

Toán:

Bài 1: Tìm hiệu của số lớn nhất có ba chữ số và số bé nhất có ba chữ số khác nhau.

Bài 2: Hiệu hai số là 368. Nếu giữ nguyên số trừ và thêm vào số bị trừ 96 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?

Bài 3: Hiệu hai số là 439. Nếu giữ nguyên số trừ và bớt đi số bị trừ 87 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?

c. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Chốt lại kiến thức đó học

- HS nêu

- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

- Các nhóm báo cáo KQ

- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng

 - HS đọc nối tiếp câu.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc cả bài.

- HS đọc phân vai

- HS khá kể lại từng đoạn chuyện

- HS kể theo nhóm.

- HS đọc đề và xác định bài yêu cầu tìm gì.

- HS làm bài và chữa bài:

Bài 2. Hiệu hai số là:

 368 + 96 = 464

 Đáp số : 464

Bài 3. Hiệu hai số là:

 439 – 87 = 352

 Đáp số : 352

 

doc 18 trang ducthuan 2080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018
QUYỀN TRẺ EM
CHỦ ĐỀ 1: Em là học sinh lớp 3
I . MỤC TIÊU 
1 . Kiến thức:
 - HS hiểu được trẻ em là một con người, có những quyền : có cha mẹ, có họ tên, quốc tịch, và tiếng nói riêng ; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
 - HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2 . Thái độ :
 - HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.
3 . Kĩ năng :
 - HS có thể nói về mình một cách rõ ràng.
 - Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh.
II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
Phiếu bài tập trắc nghiệm.
Bài hát tập thể : Em là bông hồng nhỏ.
Cây hoa dân chủ.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Giới thiệu bài :
 - GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học - chủ đề 1 : “Em là học sinh lớp 3”.
2. Bài mới
* Hoạt động 1 : Đọc thầm : “ Bên sông”
- GV gọi HS đọc bài “ Bên sông” cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài tập.
- Gọi HS báo cáo KQ.
- Gọi HS nhận xét và bổ sung.
KL : Trẻ em tuy còn nhỏ, nhưng là một con người, ai cũng có họ tên, có cha mẹ, gia đình, quê hương, có quốc tịch, có nguyện vọng và sở thích riêng. Trẻ em tuy còn nhỏ, nhưng cũng là một con người co ích cho xã hội 
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm. 
GV chia nhóm , YC học sinh thảo luận., điền dấu(x) vào các ô trống những quyền nào của trẻ em mà các em cho là đúng. 
YC các nhóm trả lời
KL GV nhắc lại các ý đúng và nhấn mạnh : Đó là các quyền cơ bản của trẻ em mà mọi người cần tôn trọng. 
* Hoạt động 4 – Trò chơi : Hái hoa dân chủ.
GV chuẩn bị trước mảnh giấy làm “bông hoa” để cài trên cành cây.
Gv nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố - Dặn dò
GV tóm tắt, nhấn mạnh nội dung của bài học về quyền và bổn phận của trẻ em qua chủ đề 1 : Em là học sinh lớp 3
GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Em là bông hồng nhỏ” 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe 
- HS đọc thầm và làm bài tập.
- HS báo cáo KQ.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Chia thành 6 nhóm và thảo luận.
- Nhóm trưởng trả lời
- Cả lớp nhận xét
- HS nối tiếp nhau nhắc lại các ý đúng.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt lên hái hoa và thực hiện những điều ghi trong mỗi bông hoa.
Ví dụ : 
- Hát một bài hát mà bạn yêu thích.
- Kể một câu truyện mà bạn thích.
- Tự giới thiệu về mình khi gặp khi một người bạn mới.
- Kể ra 3 quyền cơ bản của trẻ em mà em biết 
HS lắng nghe
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Hoàn thành các bài học trong ngày
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài: “ Ai có lỗi? ”, bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời của nhân vật. 
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu truyện. 
- Luyện về trừ các số có ba chữ số
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ; tranh 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
 Tiếng Việt:
* Gọi HS luyện đọc lại bài
- GV theo dõi nhận xét
* Gọi HS luyện kế chuyện
Toán:
Bài 1: Tìm hiệu của số lớn nhất có ba chữ số và số bé nhất có ba chữ số khác nhau.
Bài 2: Hiệu hai số là 368. Nếu giữ nguyên số trừ và thêm vào số bị trừ 96 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?
Bài 3: Hiệu hai số là 439. Nếu giữ nguyên số trừ và bớt đi số bị trừ 87 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?
c. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chốt lại kiến thức đó học
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng
 - HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc cả bài.
- HS đọc phân vai
- HS khá kể lại từng đoạn chuyện
- HS kể theo nhóm.
- HS đọc đề và xác định bài yêu cầu tìm gì.
- HS làm bài và chữa bài:
Bài 2. Hiệu hai số là:
 368 + 96 = 464
 Đáp số : 464
Bài 3. Hiệu hai số là:
 439 – 87 = 352
 Đáp số : 352 
TIẾNG ANH
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Luyện đọc lại bài: “ Cô giáo tí hon”. Hiểu nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ các số có ba chữ số và giải toán có liên quan.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
 1. Tiếng Việt:
* Gọi HS luyện đọc lại bài
- GV theo dõi nhận xét
2. Toán
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
123 + 258 89 + 150 75 + 564 456 + 234
18 + 472 102 + 469 450 + 168 46 + 409
- Con có nhận xét gì về các phép tính trên? (Cộng số ba chữ số – có nhớ 1 lần)
- Khi đặt tính với phép tính 89 + 150 con cần chú ý điều gì?
- Nêu cách tính thực hiện phép tính 123 + 258 và 46 + 409?
Bài 2: Thực hiện phép tính
156 + 234 – 327 4 x 9 + 134
405 – 264 + 359 24 : 3 + 159
+ Khi thực hiện dãy tính con thực hiện theo thứ tự nào?
+ Nêu cách thực hiện dãy tính: 156 + 234 – 327 và 24 : 3 + 159?
Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, 
biết AB = 215 cm, BC = 205 cm, CD = 23dm
? Muốn tính độ dài đường gấp khúc cần chú ý điều gì?
? Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chốt lại kiến thức đó học
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc cả bài.
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS làm bảng mỗi em 2 phép cộng 
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng
- Lớp nhận xét, chữa bài
- HS nhận xét
- 1 HS làm bảng, lớp nhận xét, chữa bài
TIN
 ( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ThÓ dôc
Tiết 3: Ôn đi đều - trò chơi "Kết bạn"
I. MỤC TIÊU.
- Bước đầu biết cách đi 1- 4 hàng dọc theo ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải, biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản và đúng nhip hô của GV.
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi “kết bạn”.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
 GV tập trung HS phổ biến nội dung bài.
 GV cho HS khởi động.
2. Phần cơ bản:
 GV cho HS tập đi đều theo 1->4 hàng dọc
 GV theo dõi và uốn nắn sửa sai cho HS.
 GV cho HS ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang)
 GV nêu tên của động tác.
 GV làm mẫu.
 GV theo dõi và uốn nắn HS .
 Lưu ý: GV nhắc lại cho HS cách chống hai tay vào hông (ngón tay cái hướng ra sau lưng) hoặc hai tay dang ngang thăng bằng khi lớp thực hiện động tác đi kiễng gót hai tay dang ngang.
 GV cho HS chơi trò chơi “kết bạn”.
3. Phần kết thúc:
GV hệ thống lại nội dung bài học.
GV nhận xét giờ học 
2 - 3’
1’
1’
6 - 8’
8 -10’
6 - 8’
1 - 2’
1 – 2’
2’
+ HS tập trung nghe GV phổ biến ND.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
+ Chạy nhẹ nhàng theo địa hình TN ở sân trường 40 – 50 m.
+ Chơi trò chơi “làm theo hiệu lệnh”.
* Tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.
+ HS đi thường theo nhịp, rồi đi đều hô theo nhịp 1-2, 1- 2. 
* Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông(dang ngang).
+ HS theo dõi và tập theo GV
+ HS tập theo GV đi khoảng 5 – 10 m
* Chơi trò chơi “kết bạn”.
+ Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.
+ HS về nhà luyện tập đi đều và đi kiễng gót hai tay chống hông.
 SINH HOẠT TẬP THỂ
Bài 2:Giao thông đường sắt.
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được đặc điểm của GTĐS,những quy định của GTĐS
- HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
- Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II. CHUẨN BỊ:
 sưu tầm tranh, ảnh về đường sắt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt đông của thầy
Hoạt đông của trò.
1. Bài cũ:
? Nêu tên các loại đường bộ?
? Khi tham gia giao thông trên đường bộ các con lưu ý điều gì?
GV tiểu kết – tuyên dương HS
2. Bài mới: gtb
* HĐ1: Đặc điểm của GT đường sắt.
a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và hệ thống đường bộ Việt Nam. Phân biệt các loại đường bộ
b- Cách tiến hành:
- Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào?
- Đường sắt có đặc điểm gì?
- Vì sao tàu hoả lại có đường riêng?
*KL: Đường sắt để dành riêng cho tầu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt.
* HĐ2: GT đường sắt Việt Nam
a. Mục tiêu: Nhận biết được đường sắt nước ta có các tuyến đi các nơi.
b. Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc:
Đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh?
Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt.
*KL:Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi.
* HĐ3: Qui định đi trên đường sắt.
a. Mục tiêu: Nắm được quy định khi đi trên đường sắt.
b. Cách tiến hành:
- Chia nhóm. 
- Giao việc:
? QS hai biển báo: 210, 211 nêu:
- Đặc diểm 2 biển báo, ND của 2 biển báo?
- Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào? Gặp biển báo này em phải làm gì?
*KL: Khi đi trên đường sắt cắt ngang.
đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
* HĐ4: Thực hành.
a. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đi bộ khi đi đường gặp đường sắt ccắt ngang.
b.Cách tiến hành: Cho HS ra sân.
3. củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.Thực hiện tốt luật GT
+ Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã.
+ Đi đúng phần đường của mình 
+ Khi đi bộ ta phải đi đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải, nếu muốn sang đường phải nhờ người lớn đứ sang
+ Khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
- Đường sắt bao gồm hai thanh thép chạy song song đặt cố định xuống nền là các thanh chịu lực bằng gỗ, bê tông hay sắt thép (gọi chung là thanh tà vẹt) và khoảng cách giữa hai thanh ray (gọi là khổ đường) được duy trì cố định. Các thanh ray và tà vẹt đặt trên nền đã được cải tạo có khả năng chịu lực nén lớn như nền rải đá, nền bê tông, v.v.. Chạy trên đường ray là taàu hỏa 
- Vì tàu hỏa là phương tiện vận tải lớn, bánh xe tàu hỏa được làm bằng sắt không có lốp nếu đi trên đường đá, đường nhựa, đường bê tông thì làm mặt đường sụt lún.
Cử nhóm trưởng.
- HS thảo luận.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- HS chia nhóm thảo luận và báo cáo KQ
+ Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.
+ Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
- Chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
-Thực hành trên sân.
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018
TIẾNG ANH
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU	
- Ôn luyện các tiết học buổi sáng.
- Học sinh hoàn thành các bài tập buổi sáng.
- Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập.
- Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A . Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
785 – 426 450 – 48 274 – 182 709 – 454
750 – 628 328 – 153 759 – 563 427 – 34
- Con có nhận xét gì về các phép tính trên? (trừ số ba chữ số – có nhớ 1 lần)
- Khi đặt tính với phép tính 427 - 34 con cần chú ý điều gì?
- Nêu cách tính thực hiện phép tính 785 - 426 và 327 - 34?
Bài 2: Một đoạn dây dài 740 cm, người ta cắt đi 248 cm. Hỏi đoạn dây còn lại bao nhiêu xăng – ti – mét?
? Muốn tính độ dài của đoạn dây còn lại ta làm thế nào?
Bài 3: Dựa vào tóm tắt sau, giải bài toán
138 ngôi sao
Tóm tắt:
86 ngôi sao
Tổ 1: 
Tổ 2: 
? ngôi sao
Bài giải
Tổ hai gấp được số ngôi sao là:
138 - 86 = 52 (ngôi sao)
 Đáp số: 52 ngôi sao
C. Củng cố:
 G/v hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- 4 HS làm bảng mỗi em 2 phép cộng
- Lớp nhận xét và chữa bài
- Gọi HS nêu cách tính nhận xét.
- HS nêu
1 HS làm bảng, lớp nhận xét, chữa bài 
 - Cả lớp làm bài vào vở, 1 em chữa bài trên bảng.
 THỦ CÔNG 
 TIẾT 2: GẤP TẦU THỦY HAI ỐNG KHÓI
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
1.Kiến thức: Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
2.Kĩ năng: Học sinh gấp được tàu thủy hai ống khói đúng quy trình.
3.Thái độ: Học sinh yêu thích gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bài mẫu gấp và trình bày sản phẩm hoàn chỉnh.
 - Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
 - Giấy nháp, giấy thủ công.
 - Kéo thủ công, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài -> Ghi đầu bài 
b. Thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói và trình bày sản phẩm.
Gọi HS nhắc lại các bước gấp tầu thủy 2 ống khói
GV treo tranh quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói.
4. Thực hành :
GV chia nhóm 4 để thực hành.
-GV yêu cầu các nhóm
gắn bảng hoàn thành nhanh và đúng thời gian quy định.
GV nhận xét và tiểu kết
5. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
2 HS nhắc lại đầu bài
- HS nhắc lại các bước gấp như sau:
B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
B2:Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
B3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói.
-2 hs gấp mẫu.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
- Các nhóm thực hành (2 hs gấp tàu thủy, 2 hs trang trí bìa để trình bày sản phẩm)
-Cả lớp nhận xét và bình chọn theo các yêu cầu sau:
+Gấp đúng mẫu.
+Trang trí đẹp.
HS chuẩn bị bài sau: Gấp con ếch.
 Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
- Ôn luyện các tiết học buổi sáng.
- Học sinh hoàn thành các bài tập buổi sáng.
- Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập.
- Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Sắp xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
GV gọi HS báo cáo kết quả.
a. Từ chỉ trẻ em: trẻ con, thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ.
b. Từ chỉ tính nết của trẻ em: thật thà, ngoan ngoãn, trung thực, ngây thơ, lễ phép.
c. Từ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: yêu quý, chăm chút, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, lo lắng, quan tâm.
GV tiểu kết chốt kết quả.
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ: trẻ em, thiếu nhi, lễ phép, ngây thơ để điền vào chỗ trống:
GV chốt đáp án; a. thiếu nhi b. trẻ em
c. ngây thơ d. lễ phép
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
Yêu cầu cả lớp làm vở bài tập -> hs lên nêu miệng kết quả.
Gọi HS nhận xét chữa bài.
GV chốt lời giải
 Đ/A: a. Cái gì? b. là gì? c. Ai?
Bài 4: Điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh theo mẫu Ai là gì?
Đ/A: 
a. Bạn Hồng Ngọc là một học sinh giỏi.
b. Hoa phượng là hoa cỉa học trò.
c. Cô giáo là mẹ hiền thứ hai của em.
d. Mẹ em là một người hiền lành.
4 . Củng cố - dặn dò:
Gọi HS đọc lại nội dung bài tập 1 và 2. 
GV nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS thảo luận nhóm.
+ HS báo cáo kết quả.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS theo dõi.
+ Cả lớp làm bài tập.
+ hs lên nêu miệng kết quả.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS tự làm bài vào vở bài tập.
+ HS nêu miệng kết quả.
+ Cả lớp làm bài tập.
+ hs lên nêu miệng kết quả.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS tự làm bài vào vở bài tập.
+ HS nêu miệng kết quả.
+ HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức-kĩ năng:
- Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
2. Thái độ: Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 10, 11
- Phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ:
GV nhận xét đánh giá, xếp loại
3. Bài mới:
GVgiới thiệu bài và ghi tên đầu bài lên bảng.
*Hoạt động 1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp 	
a. Mục tiêu: 
Kể tên một số bệnh viêm đường hô hấp thường gặp. 
b. Cách tiến hành: 
Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
GV nêu: Các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể mắc bệnh.
GV phát cho mỗi dãy bàn HS 1 tờ giấy có ghi: “Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp “. HS tiếp sức ghi tên các bệnh đường hô hấp mà mình biết -> Đại diện các dãy đọc phiếu. GV ghi nhanh lên bảng
c. Kết luận : Như SGK
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
a. M ục tiêu: 
Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp.
Có ý thức phòng các bệnh đường hô hấp.
b. Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về nội dung của các H1, 2, 3, 4, 5, 6 ở trang 10-11 SGK.
Yêu cầu đại diện trình bày-Các nhóm khác bổ sung.
GV cho HS thảo luận câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp?
Yêu cầu HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.
Yêu cầu HS đọc nội dung “Bạn cần biết ‘’ trang 11 SGK và nêu các nguyên nhân chính, cách đề phòng các bệnh đường hô hấp.
c. Kết luận : Như SGK
* Hoạt động 3: Trò chơi “Bác sĩ” 
a. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp.
b. Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS cách chơi.
Tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố dăn dò.
GV nhận xét giờ học.
2 HS nêu ghi nhớ bài cũ
2 HS nhắc lại tên đầu bài.
Cơ quan hô hấp gồm : Mũi, khí quản, ph ế quản và 2 lá phổi
HS tiếp sức ghi tên các bệnh đường hô hấp mà mình biết vào trong phiếu
2 HS nhắc lại kết luận
HS quan sát và thảo luận nhóm đôi về nội dung của các H1, 2, 3, 4, 5, 6 ở trang 10-11 SGK.
Đại diện trình bày-Các nhóm khác bổ sung.
Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên
HS liên hệ thực tế
3 HS đọc nội dung “Bạn cần biết ‘’ trang 11 SGK và nêu các nguyên nhân chính, cách đề phòng các bệnh đường hô hấp.
2 HS nhắc lại kết luận
3 cặp lên chơi trò chơi
Cả lớp xem và góp ý bổ xung
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
HOẠT ĐÔNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG 2: Chúng em vẽ về “ Mái trường mến yêu”
I. MỤC TIÊU
- Qua bức tranh tự vẽ, Hs thể hiện tình cảm với trường lớp, với thầy cô, bạn bè.
- GD tình cảm gắn bó yêu quý trường lớp.
- Phát huy năng khiếu và khả năng biểu cảm của HS qua tranh vẽ.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
 - Tổ chức theo qui mô lớp
III. ĐỒ DÙNG
- Các tranh vẽ về trường lớp, thầy cô năm trước.
- Phần thưởng ( nếu có)
- Giấy vẽ, bút màu
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Khởi động: Cả lớp hát đồng thanh bài hát: Truyền thống trường Văn Khê
? Nêu nội dung bài hát?
+ Bài hát nói về truyền thống học tập của các bạn học sinh trường tiểu học Văn Khê.
+ Ca Ngợi công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.
- GV tiểu kết và giới thiệu bài
2. Nội dung sinh hoạt
Hoạt động 1: Vẽ tranh về ngôi trường
+ Nội dung vẽ chủ đề “ Mái trường” Thể hiện cảnh trường lớp, hoạt động của bạn bè thầy cô.
+ Hình thức trình bày: khổ A4 tên tranh, tên người vẽ.
+ Cả lớp vẽ, mỗi tổ được phân công khu vực triển lãm
Hoạt động 2: 
- Các tổ trình bày tranh vẽ.
 - Mỗi tổ cử 1 đại diện thuyết minh.
 - Nhận xét bình chọn bức tranh vẽ đẹp nhất.
Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
- Hôm trước cô đã dặn các con về nhà chuẩn bị các bài thơ, ca dao tục ngữ, bài hát, múa, ca ngợi về mái trường . Các con hãy lên thể hiện tài năng của mình nào. 
IV. Củng cố, dặn dò
? Các con phải làm gì để thể hiện tình yêu của mình đối với mái trường thân yêu? ( Chăm ngoan, học giỏi; vâng lời thầy cô giáo; thực hiện tốt nề nếp của lớp; biết giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp .)
- Về nhà sưu tầm và tìm hiểu thêm về mái trường của mình và chuẩn bị bài sau.
 SINH HOẠT TẬP THỂ
Học bài hát : Truyền thống trường Văn Khê
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời bài hát: Truyền thống trường Văn Khê, hát đúng giai điệu.
- Có ý yêu trường lớp, giữ gìn trường xanh – sạch – đẹp.
II. ĐỒ DÙNG:
- Băng, đĩa nhạc ( Nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV cho HS luyện hát cả lớp.
- Gọi cá nhân, tổ, nhóm lên trình bày
- Gọi HSNX – GV nhận xét
- GV giáo dục HS
- GV nhận xét giờ học
 Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018 
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
- Ôn luyện các tiết học buổi sáng.
- Học sinh hoàn thành các bài tập buổi sáng.
- Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập.
- Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 4 - 5 câu nói về niềm vui sướng của em khi được gia nhập Đội TNTPHCM.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
GV gọi HS đọc, gv chỉnh sửa bổ sung
4 . Củng cố - dặn dò:
Gọi HS đọc lại nội dung bài tập 1 . 
GV nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS thảo luận nhóm.
+ HS viết nháp
+ Vài em trình bày bài viết
+ HS làm vào vở
+ HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài
SINH HOẠT
Sinh hoạt sao
ÂM NHẠC
( Có giáo viên bộ môn soạn và dạy)
MĨ THUẬT
( Có giáo viên bộ môn soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_buoi_chieu_tuan_2_nam_hoc_201.doc