Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

Tiết 1

I.Yêu cần đạt:

- Đọc hiểu câu chuyện Ai có lỗi.

- Nghe- nói về chủ điểm học sinh ngoan.

II. Đồ dùng dạy- học

 Giáo viên: Nội dung bài

 HS: Sách giáo khoa, vở viết

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 A) Hoạt động cơ bản

 1. Chơi trò Ai có lỗi?

 Quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi sau:

 - Bức tranh nào vẽ người có lỗi? (tranh 1, tranh 2, tranh 4)

 - Ai có lỗi, đó là lỗi gì?

 + Tranh 1: Bạn nhỏ làm vỡ bình hoa.

 + Tranh 2: Hai bạn nhỏ nhốt chim vào lồng không choc him ăn, uống nên chim bị chết.

 + Tranh 4: Bạn trai vẽ lên tường làm bẩn tường.

 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

 - Trong câu chuyện ai là người có lỗi, đó là lỗi gì? (En - ri - cô là người có lỗi, đó là lỗi cố tình đẩy Cô - rét - ti để bạn ấy bị hỏng hết tập viết và còn giơ thước dọa đánh bạn.)

 

docx 21 trang ducthuan 04/08/2022 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: HĐGD 
_____________________________________________
Tiết 2+ 3: Tiếng việt
AI CÓ LỖI ? 
Tiết 1
I.Yêu cần đạt:
- Đọc hiểu câu chuyện Ai có lỗi.
- Nghe- nói về chủ điểm học sinh ngoan.
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
	A) Hoạt động cơ bản
	1. Chơi trò Ai có lỗi?
	Quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi sau:
	- Bức tranh nào vẽ người có lỗi? (tranh 1, tranh 2, tranh 4)
	- Ai có lỗi, đó là lỗi gì?
	+ Tranh 1: Bạn nhỏ làm vỡ bình hoa.
	+ Tranh 2: Hai bạn nhỏ nhốt chim vào lồng không choc him ăn, uống nên chim bị chết.
	+ Tranh 4: Bạn trai vẽ lên tường làm bẩn tường.
	5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
	- Trong câu chuyện ai là người có lỗi, đó là lỗi gì? (En - ri - cô là người có lỗi, đó là lỗi cố tình đẩy Cô - rét - ti để bạn ấy bị hỏng hết tập viết và còn giơ thước dọa đánh bạn.)
Tiết 2
B) Hoạt động thực hành
	2. Đọc thầm đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
	- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? ( Vì Cô - rét - ti vô tình chạm vào khuỷu tay En - ri - cô, làm cây bút của En - ri - cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En - ri - cô tức giận và trả thù Cô - rét - ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay bạn.
	3. Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
	- Vì sao En - ri - cô hối hận, muốn xin lỗi Cô - rét - ti? (Vì sau cơn giận khi bình tĩnh lại En - ri - cô thấy rằng Cô - rét - ti không cố ý chạm vào khủy tay mình. En - ri - cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, thấy thương bạn và càng hối hận.)
	4. Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
	- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? ( Sau giờ tan học En - ri - cô đợi Cô - rét - ti ở cổng trường, tay lăm lăm cây thước. Khi Cô - rét - ti tới, En - ri - cô giơ thước lên dọa nhưng Cô - rét - ti đã cười hiền hậu làm lành. En - ri - cô ngây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn. Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa.
	5. Thay nhau nói hai bạn trong câu chuyện có điểm gì đáng khen?
- Bạn, En - ri - cô có điểm đáng khen là biết thương bạn khi thấy được bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Bạn Cô - rét - ti có điểm đáng khen là biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn. 
______________________________________________
Tiết 4: Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
(TIẾT 1)
I.Yêu cần đạt:
- Em biết thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm)
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Hoạt động cơ bản.
	3. Thảo luận cách thực hiện phép trừ 627 - 143
 	- HS thực hiện cá nhân. trao đổi cách thực hiện với bạn, nhóm
-
627
143
484
 Vậy: 627 – 143 = 484
+) Khi thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ) ta làm thế nào?
	- Khi thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ta thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị. Trường hợp có nhớ ta nhớ vào hàng chục hoặc hàng trăm của số trừ rồi thực hiện trừ bình thường. 
	4. Tính
-
537
-
543
128
292
409
251
- Số có ba chữ số trừ số có ba chữ số có nhớ một lần.
	- Khi thực hiện phép trừ các số có ba chữ số trường hợp có nhớ ta nhớ vào hàng liền kề trước nó ( nhớ vào số trừ) rồi thực hiện trừ. 
Chiều:
Tiết 1: Tiếng việt
AI LÀ CON NGOAN (TIẾT 1) ? 
Tiết 1
I.Yêu cần đạt:
- Kể lại câu chuyện Ai có lỗi?
- Củng cố cách viết chữ hoa Â, L. Nghe viết đoạn văn. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Mở rộng vốn từ về trẻ em. Nhận biết bộ phận câu trong kiểu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản.
1. Thảo luận để trọn câu phù hợp với nội dung mỗi bức tranh trong câu chuyện Ai có lỗi.
a) En-ri-cô đang viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào. 
c) Để trả thù, En-ri-cô đẩy Cô-rét-ti một cái.
b) Cơn giận lắng xuống, En-ri-cô bắt đầu thấy hối hận.
e) Tan học, Cô-rét-ti đi theo En-ri-cô làm lành.
d) En-ri-cô về nhà kể chuyện cho bố nghe.
2. Trò chơi xếp đúng tranh.
- Thứ tự xếp tranh theo trình tự câu chuyện: 1(1), 2 (3), 3 (4), 4 (2), 5 (5).
3. Dựa vào tranh, mỗi bạn kể lại một đoạn, nối tiếp nhau đến hết câu chuyện.
4. Thảo luận tìm tiếp các từ có thể viết vào cột theo mẫu. 
Từ chỉ trẻ em
Từ chỉ tính nết trẻ em
Từ chỉ tình cảm với trẻ em
thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em.
 ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà.
thương yêu, yêu quí, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc. 
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a) Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
b) Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?
c) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
____________________________________________
Tiết 2: Tin học
DẠY CHUYÊN
Tiết 3: Thể dục
DẠY CHUYÊN
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) (T2)
I.Yêu cần đạt:
- Em biết thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm)
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động thực hành.
Bài 1: (13) Tính.
- Đây là các phép tính số có ba chữ số trừ đi số có hai, ba chữ số trong phạm vi 1000 và đều có nhớ một lần.
- Khi thực hiện ta thực hiện từ hàng đơn vị. lượt trừ có nhớ ta nhớ vào số trừ đứng ở hàng liền kề trước nó.
Bài 2: (14) Đặt tính rồi tính. 
 a) b) 
- Làm như thế nào để 508 trừ 327 bằng 181?
Bài 3: (14) Viết số thích hợp vào ô trống.
Số bị trừ
865
483
914
730
Số trừ
148
347
 22
325
Hiệu
717
136
892
405
+ Dựa vào đâu để điền được số vào ô trống? 
+ Muốn tìm số bị trừ (số trừ, hiệu) chưa biết ta làm thế nào? 
_______________________________________
Tiết 2: Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, đối với dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, tình cảm của thiêu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
-VBT đạo đức 3. Các bài thơ, bài hát, truyện về Bác, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Liên hệ 
Thảo luận trao đổi với bạn em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thế nào?
+ Điều nào chưa thực hiện được vì sao?
+ Trong thời gian tới em dự định làm gì?
- Theo dõi, khen các cặp thực hiện tốt – nhắc cả lớp thực hiện theo bạn.
- HS biết thêm thông tin về Bác, tình cảm về Bác và tấm gương cháu ngoan Bác Hồ 
HĐ2: Trình bày tư liệu sưu tầm. 
Trình bày những gì em đã sưu tầm – nhận xét nhóm bạn so với nhóm mình.
- Nhận xét đánh giá- tuyên dương.
- Giới thiệu thêm một số tư liệu 
HĐ3: Trò chơi phóng viên 
Củng cố lại bài học. Nêu cách chơi
 - Yêu cầu hs đọc đồng thanh câu thơ
Củng cố: Để tỏ lòng kính yêu Bác hồ chúng ta phải làm gì?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ
Tiết 3: Thủ công
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( tiết 2)
I. yêu cầu cần đạt:
HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đổi.
- HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói . Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được.
- Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
- Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công.
IV. Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.
3 Bài mới: 
Tiếp tục HDHS thực hiện tiếp hoạt động 3.
Hoạt động 3: 
a.HS thực hành gấp tàu thủy hai ống khói.
- GV gọi HS thao tác gấp tàu thủy hai ống khói theo các bước đã hướng dẫn.
- GV gợi ý: Sau khi gấp được tàu thuỷ, có thể dùng bút màu trang trí xung quanh tàu cho đẹp.
b. GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn để các em hoàn thành sản phẩm.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Tiết 3: Tiếng việt
 AI LÀ CON NGOAN 
Tiết 2
I.Yêu cần đạt:
- Kể lại câu chuyện Ai có lỗi?
- Củng cố cách viết chữ hoa Â, L. Nghe viết đoạn văn. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Mở rộng vốn từ về trẻ em. Nhận biết bộ phận câu trong kiểu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy học
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Hoạt động thực hành:
1. Nghe đọc đoạn 3 bài Ai có lỗi? rồi viết bài vào vở.
+ Để viết đúng chính tả khi viết cần chú ý điều gì?
- Viết hoa chữ cái đầu câu và viết hoa tên riêng, tên nước ngoài.
- HS nghe viết bài vào vở.
2. Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.
- HS đổi và kiểm tra theo cặp.
Chiều:
Tiết 1: TNXH
DẠY CHUYÊN
Tiết 2: TCTV:
LỜI CHÀO ĐI TRƯỚC
I.Yêu cầu cần đạt
- Nói được lời chào phù hợp với tình huống trong tranh, đóng vai theo yêu cầu của tình huống chào hỏi đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Nội dung dạy học chủ yếu
1.Khởi động
2.Hoạt động 1. Nói trong nhóm
a, Quan sát và nói lời chào phù hợp của bạn nhỏ với ông bà, bố mejtrong mỗi tranh.
b. Khi chào người lớn tuổi hơn em cần chú yếu điều gì?
Hoạt động 2. Đóng vai
- Học sinh chọn các thình huống để đóng vai.
Hoạt động 3: Đọc và thực hieennj yêu cầu.
- Luyện đọc đúng
- Tìm hiểu từ ngữ.
- Đọc hiểu
3. Thực hành
Hoạt động 4: Viết đúng
- Việc làm đúng: 2,3
- Nghe viết
- GV đọc cho HS viết
4. Vận dụng:
Hoạt động 5: Viết sáng tạo
- Viết 3-5 câu lời giới thiệu của hai bạn khi mới làm quen
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét, đánh giá tiết học
- Về nhà thực hiện chào hỏi gia đình.
Tiết 3: Tiếng việt+
	ÔN TẬP	
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: Tiếng việt
 AI LÀ CON NGOAN 
Tiết 3
I.Yêu cần đạt:
- Kể lại câu chuyện Ai có lỗi?
- Củng cố cách viết chữ hoa Â, L. Nghe viết đoạn văn. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Mở rộng vốn từ về trẻ em. Nhận biết bộ phận câu trong kiểu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Hoạt động thực hành
3. Viết vào vở 2 từ chứa tiếng có vần uêch, hai từ chứa tiếng có vần uyu.
+ M: rỗng tuếch, nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch trống hoác.
+ M: Khúc Khuỷu, Khuỷu tay, Khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc khuỷu.
4. Thảo luận, chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
( Chọn bài a hoặc bài b theo hướng dẫn của thầy cô)
 a) +( xấu/ sấu): cây sấu, chữ xấu.
 + ( sẻ/ xẻ): san sẻ, xẻ gỗ.
 + ( săn/ xắn): xắn tay áo, củ sắn.
 b) + (căn/ căng): kiêu căng, căn dặn. 
 + ( nhằn/nhằng): nhọc nhằn, lằng nhằng.
 + ( vắn/ vắng): vắng mặt, vắn tắt.
5. Viết lại các từ ngữ đã điền đúng ở hoạt động 4 vào vở.
5. Viết vào vở theo mẫu:
- Cụm từ có 2 chữ: Âu Lạc
- Chữ hoa: Â,L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Các chữ Ă, nh, kh, k, y, d cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, chữ d, q cao 2 li các chữ còn lại cao 1 li.
- HS cần hiểu được nghĩa của câu tục ngữ.
Tiết 2: Tiếng việt
THẬT LÀ NGOAN ! (T1)
I.Yêu cần đạt:
- Đọc hiểu bài “Cô giáo tí hon”
- Viết đúng chính tả từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Nhận biết bộ phận trong câu trong kiểu câu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Các hoạt động dạy- học cơ bản.
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra nội dung bài 
A) Hoạt động cơ bản
1. Nói về từng bức ảnh:
- Người trong ảnh 1 là: Bác sĩ; đang khám bệnh cho bạn nhỏ.
- Người trong ảnh 2 là: Bác công nhân; đang vận hành máy móc.
- Người trong ảnh 1 là: Cô nông dân; đang thu hoạch lúa.
- Người trong ảnh 1 là: Cô giáo; đang giảng bài cho học sinh.
2. Nghe thầy cô đọc bài sau
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các câu văn.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, thể hiện sự hồn nhiên của trẻ thơ.
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
4. Nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo: cái nón, khoan thai, bắt chước, khúc khích, ríu rít ngọng níu, núng nính.
5. Mỗi bạn đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài ( có thể đọc 2 – 3 lượt)
___________________________________________
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA
 (TIẾT 1)
I.Yêu cần đạt:
- Đọc hiểu bài “Cô giáo tí hon”
- Viết đúng chính tả từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Nhận biết bộ phận trong câu trong kiểu câu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy- học	
- Sách giáo khoa, vở viết.
II. Đồ dùng chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: SGK ; Sách Ôn luyện toán 3. 
III. Các hoạt động dạy- học cơ bản.
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra nội dung bài 
A) Hoạt động thực hành
*Bài 1 (15): Ôn bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5.
*Bài 2 (15): Tính nhẩm
 a) 2 × 4 = 8 5 × 3 = 15 4 × 3 = 15 2 × 5 = 10 
 8 : 4 = 2 15 : 5 = 3 12 : 3 = 4 10 : 2 = 5 
 8 : 2 = 4 15 : 3 = 5 12 : 4 = 3 10 : 5 = 2
 + Qua bài HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Từ một phép nhân ta được hai phép chia tương ứng.
b) Mẫu: 300 × 2 = 600 200 × 4 = 800 400 × 2 = 800 500 × 1 = 500 
 600 : 2 = 300 800 : 4 = 200 800 : 2 = 400 500 : 1 = 500 
+ Học sinh nắm được cách nhẩm ở mỗi cột tính dựa vào phép tính nhân trên ta tính được kết quả của phép tính chia dưới. 
* Bài 3 (15)Tính
 5 × 9 + 17 = 45 + 17 28 : 4 + 15 = 7 + 15 4 × 6 : 3 = 24 : 3 
 = 62 = 22 = 8 
_____________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật
DẠY CHUYÊN
Chiều:
Tiết 1: Tiếng việt
THẬT LÀ NGOAN ! 
Tiết 2
I.Yêu cần đạt:
- Đọc hiểu bài “Cô giáo tí hon”
- Viết đúng chính tả từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Nhận biết bộ phận trong câu trong kiểu câu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
I. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản.
6. Đọc toàn bài, thảo luận để cùng nhau trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi chia sẻ trong nhóm. 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp.
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
- Chơi trò chơi lớp học. Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò
+ Những cử chỉ nào của "cô giáo" Bé làm em thích thú? 
- Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy nón của má đội lên đầu, bắt chước dáng đi của cô giáo, bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ nhánh trâm bầu làm thước.
+ Nêu tên của từng nhân vật trong bức tranh?
- Bé và 3 đứa em là Hiển, Thanh và Anh.
 => Bài văn đã vẽ lên cho chúng ta thấy trò chơi lớp học rất sinh động, đáng yêu của bốn chị em bé khi mẹ vắng nhà. Qua đó chúng ta cũng thấy được tình yêu đối với cô giáo của bé.
+ Vậy qua bài văn muốn cho ta biết điều gì??
- Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh đáng yêu của mấy chị em bé.
7. Vẽ vào vở một nhân vật em thích trong câu truyện Cô giáo tí hon theo tưởng tượng của em.
- HS vẽ vào vở rồi chia sẻ với bạn.
___________________________________________
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA
(TIẾT 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
+ Em ôn lại:
- Bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5
- Nhân nhẩm số tròn trăm; tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia 2; 3; 4 (phép chia hết)
- Vận dụng vào thực hiện hai phép tính liên tiếp, tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời van (có một phép nhân)
II. Đồ dùng chuẩn bị:
 	1. Giáo viên: Giáo án.
 	2. Học sinh: Vở viết, SGK, 
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Hoạt động thực hành.
	4. Tính chu vi hình tam giác:
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
 10 + 10 + 10 = 30 (dm)
 Đáp số: 30 dm
	- Nắm chắc được cách giải bài toán có lời văn về tính chu vi.
	5. Tính:
 a) 3 8 : 4 = 24 : 4 b) 15 : 5 6 = 3 6
 = 6 = 18
	- Học sinh thực hiện cá nhân và giải thích cách thực hiện với bạn.
	6. Giải các bài toán sau:
	a) Tóm tắt
 1 hộp : 4 chiếc bánh
 6 hộp : ... chiếc bánh? 
Bài giải
 Có tất cả số chiếc bánh là:
4 6 = 24 (chiếc)
 Đáp số: 24 chiếc bánh
	- Nắm chắc được cách giải bài toán có lời văn “ có một phép nhân” 
 	b)
Tóm tắt
 5 hộp : 20 chiếc bánh
 1 hộp : ... chiếc bánh? 
Bài giải
 Mỗi hộp có số chiếc bánh là:
 20 : 5 = 4 (chiếc)
 Đáp số: 4 chiếc bánh
 - Nắm chắc được cách giải bài toán có lời văn “ có một phép chia” 
___________________________________________
Tiết 3: Thể dục
	DẠY CHUYÊN	
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: Toán 
BÀI 6: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Em ôn tập thực hiện hai phép tính liên tiếp trong đó có phép nhân hoặc phép chia.
- E m vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân)
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH toán, phiếu bài tập 
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH toán.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ
B. Hoạt động thực hành
*Bài 1.Tính
 4 × 8 + 124 = 32 + 124 40 : 5 + 206 = 8 + 206 
 = 156 = 214 	 
 300 × 2 : 3 = 600 : 3
 = 200
+ Khi thực hiện tính giá trị các biểu thức trên ta thực hiện theo hai bước: Nhân, chia trước và cộng sau. Trường hợp biểu thức chỉ có nhân và chia ta thực hiện từ phải sang trái
 *Bài 2.
 a) Quan sát hình trong SGK
 b) Hình 2 đã tô màu vào hình
*Bài 3: Giải bài toán 
Tóm tắt
1 hàng : 5 bạn
4 hàng : . bạn ?
Bài giải
4 hàng có số học sinh là:
5 × 4 = 20 ( bạn )
Đáp số : 20 bạn
Tiết 2: Tiếng việt
THẬT LÀ NGOAN ! 
I.Yêu cần đạt:
- Đọc hiểu bài “Cô giáo tí hon”
- Viết đúng chính tả từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x, hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng.
- Nhận biết bộ phận trong câu trong kiểu câu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
B. Hoạt động thực hành.
1. Trò chơi ghép chữ.
 - HS tổ chức trò chơi theo từng nhóm
- Báo cáo kết quả.
2. Viết các từ ngữ vừa tìm vào vở.
a) Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: 
 - xét: xét xử, xem xét, xét duyệt
 sét: sấm sét, đất sét
- xào: xào nấu, xào xáo
 sào: sào phơi áo, 1 sào đất
- xào: xào nấu, xào xáo
 sào: sào phơi áo, 1 sào đất
3. Nghe viết đoạn văn trong bài Cô giaos tí hon (từ Bé treo nón ..... đến ríu rít đánh vần theo).
+ Khi vết đoạn văn cần lưu ý điều gì?
- Chữ đầu đoạn viết lùi vào 1 ô, Các chữ cái đầu câu, tên giêng cần phải viết hoa.
4. Viết vào vở tên các nhân vật có trong câu chuyện và từ chỉ đặc điểm của mỗi nhân vật:
a) Tên các nhân vật: Bé, Hiển, Thanh và Anh.
b) Từ chỉ đặc điểm của mỗi nhân vật: nghiêm nghị, ngọng líu, núng nính, hiền dịu, khoan thai, tỉnh khô, ...
5. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai? là gì?
Câu
Bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
Bộ phận trả lời câu hỏi là gì?
a) Thiếu nhi là măng non của đất nước.
M: Thiếu nhi
măng non của đất nước.
b) Chúng em là học sinh tiểu học.
 Chúng em
học sinh tiểu học.
c) Chích bông là bạn của trẻ em.
 Chích bông
bạn của trẻ em.
+ Bộ phận chúng em trả lời cho câu hỏi nào?
+ Bộ phận nào trong câu: Chúng em là học sinh tiểu học trả lời cho câu hỏi là gì? 
+ Các câu trả lời cho câu hỏi Ai là gì là kiểu câu gì? 
- Các câu trả lời cho câu hỏi Ai là gì? là kiểu câu giới thiệu.
6. Viết vào vở một câu theo mẫu Ai là gì?
- HS tự viết vào vở VD: Mẹ em là giáo viên tiểu học?
7. Dựa vào mẫu đơn hãy viết vào vở đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Đọc đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mẫu (SGK 28).
+ Đơn xin vào Đội gồm mấy phần?
- Đơn xin vào Đội gồm 4 phần đó là: Tiêu đề.
Nơi nhận.
Lí do xin vào Đội.
Lời hứa.
+ Nêu nội dung từng phần?
- Tiêu đề: 
- Nơi nhận: Ban phụ trách Đội; Ban chỉ huy Liên đội. 
- Lí do xin vào Đội: Sau khi học Điều lệ, lịch sử Đội ...
- Lời hứa: Thực hiện 5 điều Bác Hồ; Tuân theo Điều lệ Đội; giữ gìn danh dự Đội, ...
_______________________________________________
Tiết 3: Tiếng việt
GIA ĐÌNH EM 
 Tiết 1
I.Yêu cần đạt:
- Đọc- hiểu câu chuyện “Chiếc áo len”
- Kể về gia đình mình.
II. Đồ dùng dạy- học	
 Giáo viên: Nội dung bài
 HS: Sách giáo khoa, vở viết
 II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: Nội dung bài
 2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A) Hoạt động cơ bản
5.Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
 + Lan ân hận về điều đã đòi mẹ mua cho chiếc áo đắt tiền.
6. Mỗi nhóm thảo luận tìm một tên khác cho câu chuyện.
 VD: Ba mẹ con; Người anh tốt bụng; Chuyện của Lan 
 B) Hoạt động thực hành
 2. Đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
 - Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp như thế nào?
 + Chiếc áo len màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi gió lạnh hay trời mưa và rất ấm.
 - Vì sao Lan dỗi mẹ?
 + Vì em muốn mua một chiếc áo như của Hòa nhưng mẹ bảo không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy.
Chiều:
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ GIẢI TOÁN 
(TIẾT 1)
I.Yêu cần đạt:
- + Em ôn lại
- Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác.
- Cách giải bài toansveef nhiều hơn, ít hơn và kém hơn nhau một số đơn vị
 II. Đồ dùng chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Nội dung bài.
 2. Học sinh: Sách, vở
III. Hoạt động cơ bản
 1. Thảo luận rồi ghi vào vở các từ cần điền vào chỗ chấm:
 a) Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
 b) Muốn tính chu vi hình tam giác ABC ta tính tổng độ dài các cạnh AB, BC,AC của tam giác.
 c) Muốn tính chu vi hình tứ giác NMPQ ta tính tổng độ dài các cạnh NM, NP, PQ, QM của hình tứ giác.
 2.
a) Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
14 + 35 + 40 = 89 ( cm)
 Đáp số: 89 cm.
b) Chu vi hình tam giác ABC là:
14 + 35 + 40 = 89 ( cm)
 Đáp số: 89 cm.
 3. 
Chu vi hình tứ giác là
20 + 30 + 40 +50 = 140 ( cm)
 Đáp số: 140 cm 
 * Hoạt động củng cố
 - Khi tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh bằng nhau ta có thể làm như thế nào?
 + Khi tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh bằng nhau ta có thể lấy độ dài một cạnh nhân với số cạnh.
_____________________________________________
Tiết 2: TN&XH
DẠY CHUYÊN
___________________________________________
Tiết 3: Âm nhạc
DẠY CHUYÊN
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ GIẢI TOÁN 
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu: Em ôn lại:
 - Cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn và hơn kém nhau một số đơn vị.
II. Đồ dùng chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Mô hình các bông hoa
 2. Học sinh: Vở viết, SGK, Vở BT Toán nâng cao. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động thực hành.
Bài 4: (21) Giải các bài toán.
HS đọc bài toán theo cặp đôi.
Bài giải:
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số quyển vở là:
50 + 20 = 70 (quyển)
 Đáp số: 70 quyển
b) HS thực hiện tương tự phần a
Bài giải
Khối lớp 2 có số học sinh là:
134 – 15 = 119 (học sinh)
 Đáp số: 119 học sinh
Bài 5 (22)
Học sinh đọc mẫu và giải thích cho bạn.
HS đọc bài và phân tích bài theo cặp.
 Bài giải
Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
19 – 16 = 3 (bạn)
Đáp số: 3 bạn
______________________________________________
Tiết 2+ 3: Tiếng việt
GIA ĐÌNH EM 
Tiết 2+3
I.Yêu cần đạt:
- Đọc- hiểu câu chuyện “Chiếc áo len”
- Kể về gia đình mình.
 II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: Nội dung bài
 2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
3. Đọc thầm đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi:
 + Anh Tuấn nói với mẹ: Mẹ dành tiền mua áo cho em Lan, con không cần mua thêm áo đâu. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo ở bên trong.
 + Vì thấy anh trai thương yêu, nhường nhịn cho mình. 
 + Vì Lan thấy mình quá ích kỉ, không nghĩ tới anh trai.
 + Vì làm cho mẹ phải buồn.
 5. Viết vào vở kết quả thảo luận ở trên:
 a) Gia đình tôi có bốn người, đó là bố, mẹ, chị gái và tôi.
 b) Chị gái tôi là học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Trần Can.
 c) Tôi là con út hiện nay đạng học lớp 3A1 trường Tiểu học Him Lam.
 d) Bố tôi là bác sĩ đang làm việc ở bệnh viện tỉnh Điện Biên.
 *Hoạt động củng cố:
 - Câu chuyện Chiếc áo len khuyện em điều gì?
 + Khuyên em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình.
____________________________________________
 Tiết 5: Tin học
DẠY CHUYÊN
 Ngày.....tháng 9 năm 2021
 Tổ trưởng
 (Đã ký)
 Lường Văn Khọi
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT TUẦN 2
I/ Yêu cầu cần đạt:
 - Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua
 - Phương hướng phấn đấu trong tuần tới
 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Nội dung sinh hoạt
III/ Nội dung sinh hoạt:
 1- Ổn định tổ chức: Hát
 2- Nhận xét tuần
 - CTHĐTQ nhận xét
 - Giáo viên nhận xét bổ sung.
a. Học tập: 
- Một số em hoàn thành nội dung các môn học,.. tuy nhiên vẫn còn một số em khi thực hiện cộng trừ còn chậm. 
- Một số em chưa hoàn thành nội dung các môn học. Đọc chậm và nhỏ như em Hoa, Sinh, Dia, Sơn...
b. Năng lực:
- Chấp hành nội qui lớp học, tự hoàn thành công việc được giao.
 - Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông.
 - Biết phối hợp với bạn khi làm việc trong nhóm, lớp.
c. Phẩm chất:
 - Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn.
 - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. 
 - Không nói dối, không nói sai về người khác. 
 - Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
 d. Các hoạt động khác:
 - Thể dục, ca múa hát tập thể tham gia nhiệt tình có chất lượng.
 - Vệ sinh trong ngoài lớp gọn gàng sạch sẽ.
 - Duy trì và bảo vệ tốt bồn hoa, cây xa
 3. Phương hướng tuần tới.
 - Khắc phục hiện tượng không học bài cũ.
Duy trì tốt nề nếp thể dục vệ sinh.
Đi học đều và đúng giờ.
Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến lớp. 
 4. Hoạt động trải nghiệm: 
 - Giáo dục truyền thống: tìm hiểu một số tấm gương anh hùng liệt sĩ.
	- Tập các bài hát múa mới, bài dân vũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2021_2022.docx