Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5

Bài 12: Bảng nhân 9 – (Tiết 2) -Trang 29

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 9 và thành lập Bảng nhân 9

- Vận dụng Bảng nhân 9 để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 13 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
TOÁN
Bài 12: Bảng nhân 9 – (Tiết 2) -Trang 29
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 9 và thành lập Bảng nhân 9
- Vận dụng Bảng nhân 9 để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Vân dụng bảng nhân 9 để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9
Bài 3: (29)
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài 
?
?
?
?
 = 
?
?
?
?
 =
- Yêu cầu HS chia sẻ
- GV nhận xét
Bài 4: (29)
- GV tổ chức trò chơi: Một bạn quay kim đồng hồ, các thành viên còn lại sẽ giơ thẻ giành quyền trả lời. HS nào giành được nhiều lượt và trả lời đúng thì sẽ được tặng sticker.
- GV nhận xét
Bài 5: (29) a, Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và làm bài.
- HS đọc thầm bài và làm bài theo nhóm đôi
- HS chia sẻ cách làm: 
+ Mỗi nhóm có 9 con gà, vậy 4 nhóm có 36 con gà, ta có phép nhân: 9 x 4 = 36
+ Mỗi nhóm có 9 con cá, vậy 3 nhóm có 27 con cá, ta có phép nhân: 9 x 3 = 27
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS lắng nghe luật chơi và thực hiện
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận tìm hiểu bài
- HS làm bài
Bài giải
Số quả dâu tây để trang trí 10 chiếc bánh là: 9 x 10 = 90 (quả)
 Đáp số: 90 quả
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5 ý b
- GV chia nhóm và làm việc theo nhóm 4
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu bài 5 ý b.
+ Các nhóm làm việc, lần lượt từng thành viên nêu tình huống, các thành viên còn lại nêu cách giải.
- HS đại diện trình bày
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 13: LUYỆN TẬP (Trang 30, 31)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập về các bảng nhân đã học
- Vận dụng giải quyết một số tình huống thực tế gắn với giải bài toán về phép nhân.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Vân dụng các bảng nhân đã học để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân.
+ Cách tiến hành
Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)
a, GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.
4 x 4 =
5 x 2 =
2 x 8 =
6 x 6 =
8 x 10 =
3 x 9 =
7 x 3 =
9 x 5 =
- GV Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b, Nêu các phép nhân thích hợp với mỗi hình vẽ 
- GV nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)
a, GV yêu cầu HS nêu đề bài
- GV cho HS làm bảng con.
4 x 1 =
9 x 1 =
1 x 7 =
5 x 1 =
1 x 4 =
1 x 9 =
7 x 1 =
1 x 5 =
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả từng cột
- GV nhận xét, chốt: Số nào nhân với 1 cũng có kết quả bằng chính số đó.
b, GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự câu a rồi chia sẻ với bạn.
- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.
Bài 3. (Làm việc nhóm 2) 
a, GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và rút ra nhận xét 
b, Tính nhẩm
- Yêu cầu HS đọc bài và làm việc cá nhân
0 x 7 =
0 x 9 =
0 x 5 =
0 x 1 =
7 x 0 =
9 x 0 =
5 x 0 =
1 x 0 =
- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.
 4 x 4 = 16 
 2 x 8 = 16
 8 x 10 = 80
 7 x 3 = 21
5 x 2 = 10
 6 x 6 = 36
 3 x 9 = 27
9 x 5 = 45
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát hình vẽ làm việc theo nhóm đôi
- HS chia sẻ bài làm 
6
x
2
12
 =
2
6
12
x
 =
21
7
x
3
7
x
3
21
 =
 =
+ 1 HS đọc đề bài.
+ HS nối tiếp nêu miệng câu trả lời, GV ghi nhanh lên bảng.
4 x 1 = 4
 9 x 1 = 9
1 x 4 = 4
 1 x 9 = 9
1 x 7 = 7
 5 x 1 = 5
 7 x 1 = 7
 1 x 5 = 5
- HS nhận xét: Các phép tính đều nhân với 1, vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
+ HS đọc thầm đề bài.
+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.
- HS làm việc nhóm 4: Số nào nhân với 0 cũng có kết quả bằng 0
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS đọc yêu cầu và làm việc cá nhân.
0 x 7 = 0
 0 x 9 = 0
7 x 0 = 0
 9 x 0 = 0
0 x 5 = 0
 0 x 1 = 0
 5 x 0 = 0
 1 x 0 = 0
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 4: (31)
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- HS đoc thầm yêu cầu bài toán
- HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm 4.
- HS chia sẻ tình huống
+ Trên cầu có 2 nhóm sóc đang nhảy múa, mỗi nhóm có 6 con sóc. Hỏi có tất cả bao nhiêu con sóc nhày múa trên cầu?
+ Có 6 đội khỉ đang đua xe đạp, mỗi đội có 2 con khỉ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con khỉ đang đua xe?
+ Có 3 nhóm thiên nga đang bơi, mỗi nhóm có 4 con thiên nga. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thiên nga đang bơi?
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------
TOÁN
Bài 14: LUYỆN TẬP (Tiếp theo) 
Trang 32, 33
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Onn tập về các bàng nhân đã học.
- Làm quen với Bảng nhân hai lỗi vào và sử dụng bảng này trong thực hành tính.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Ôn luyện kĩ năng vận dụng các bảng nhân đã học để thực hiện các phép tính nhân đã cho.
+ Vân dụng các bảng nhân đã học để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân.
- Cách tiến hành:
Bài 1. (Làm việc nhóm 4)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” theo nhóm 4
+ Mỗi HS trong nhóm lần lượt lấy các nhóm thẻ số, chọn hai số bất kì, nêu phpe nhân thích hợp rồi nêu kết quả.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Quan sát bảng nhân và thực hiện các hoạt động sau: (Làm việc cá nhân).
a) 
a, GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân
b, Sử dụng bảng nhân để tìm kết quả các phép tính sau: 
7 x 7
4 x 9
3 x 5
5 x 8
2 x 6
9 x 2
- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.
Bài 3: (33)
- Yêu cầu HS đọc bài
- Làm việc theo nhóm đôi
- GV nhận xét, tuyên dương
+ 1 HS đọc đề bài.
- Các nhóm thực hiện chơi.
- Đại diện nhóm lên đố cả lớp
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
+ 1 HS Đọc đề bài.
+ HS quan sát
- HS lắng nghe theo dõi
- HS đọc yêu cầu và làm bài
7 x 7 = 14
4 x 9 =36
3 x 5 = 15
5 x 8 = 40
2 x 6 = 12
9 x 2 = 18
- HS nhận xét
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán và làm việc theo nhóm đôi
- HS sử dụng bảng nhân để thực hiện các phép tính nhẩm đã cho.
- HS chia sẻ kết quả:
+ Phép tính sai: 9 x7 = 62
 5 x 5 = 30 
 4 x 2 = 9
+ Sửa lại: 9 x 7 = 63
 5 x 5 = 25
 4 x 2 = 8
- HS nhận xét
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”. Một bạn nêu phép nhân, bạn kia tính kết quả, nếu tính đúng thì dành được quyền đố bạn.
- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS làm nhanh.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 15: GAM - Trang 34
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được gam là đơn vị do khối lượng, đọc, viết tên và kí hiệu của nó. Cảm nhận được 1g, Biết 1kg = 1000g
- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là gam và ki-lô-gam. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống.
- Thực hành ước lượng, cân một số đồ vật với đơn vị đo gam, ki-lô-gam.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS vân động theo nhạc.
- GV Nhận xét, khen ngợi.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia 
- HS lắng nghe.
2. Khám phá
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được gam là đơn vị do khối lượng, đọc, viết tên và kí hiệu của nó. Cảm nhận được 1g, Biết 1kg = 1000g
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
* ) Nhận biết 1g
a, Gọi HS chia sẻ thông tin về cân nặng của một số đồ vật mà GV đã dặn ở chuẩn bị ở tiết học trước.
b, GV giới thiệu gam là một đơn vị đo khối lượng, gam viết tắt là g.
c, Cảm nhận về cân nặng 1g 
GV cho HS cảm nhận về cân nặng 1g. Gv lấy đồ vật đã chuẩn bị cho HS thực hiện
- GV đặt một số câu hỏi để HS chia sẻ trước lớp
d, Giới thiệu về cái cân và bộ quả cân
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nghe GV giới thiệu về cái cân và bộ quả cân.
+ GV giới thiệu: “Ngoài các quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg, còn có các quà cân: 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 50 g, 100 g, 200 g, 500 g”.
*) Nhận biết 1kg = 1000g
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4. Mỗi nhóm được phát một gói muối, lần lượt các thành viên trong nhóm cầm gói muối và ước lượng cân nặng của gói muối. 
- GV đặt gói muối lên cân, yêu cầu HS đọc cân nặng. 
- GV đặt tiếp một gói muối nữa lên cân
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn HS xem cân nặng ghi trên bao bì sản phẩm.
- GV yêu cầu HS quan sát cân nặng 2 túi muối và quả cân 1000g
- GV nhận xét, chốt: —> quan sát tranh cân thăng bằng giữa quả cần 1 kg và 2 túi muối —> dẫn ra 1 kg = 1 000 g (500 + 500 = 1 000).
- HS chia sẻ: Tuýp kem đánh răng nặng 120g, một cái xúc xich cân nặng 40g,...
- HS theo dõi
- HS nhắc lại
- HS thực hiện lấy đồ vật cân khoảng 1g để cảm nhận
- HS lắng nghe, trả lời
- HS quan sát, lắng nghe
- HS thực hiện và ước lượng
- HS chia sẻ kết quả thảo luận
- HS đọc: 500g
- HS đọc: 1000g
- HS quan sát trên túi muối và đọc cân nặng trên bao bì.
- HS nhận xét: Quả cân 1000g và 2 túi muối bằng nhau.
- HS lắng nghe
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là gam và ki-lô-gam. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống.
+ Thực hành ước lượng, cân một số đồ vật với đơn vị đo gam, ki-lô-gam.
- Cách tiến hành
Bài 1. (34)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
a, GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, tuyên dương.
b, Yêu cầu HS so sánh tìm ra túi nào ở câu a có cân nặng nhất. (Có thể đặt thêm những câu hỏi khác để HS trả lời)
- GV nhận xét 
Bài 2: (35) (Làm cá nhân).
?
?
a) Số? 
1kg = g 1000g = kg 
- GV nhận xét
b, Tính
356g + 400g 8g x 6
1000 g – 5000g 30 : 5
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: (34)
- Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở ô li
- Mời các nhóm thay nhau lên thực hành để có kết quả như đề bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: (34)
- Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Gv nhận xét, tuyên dương
- 1 HS đọc đề bài.
- HS quan sát và tìm đáp án:
+ Túi thứ nhất cân nặng 130g
+ Túi thứ hai cân nặng 450g
+ Túi thứ ba cân nặng 820g
- HS trả lời: Túi thứ ba nặng nhất
- 1 HS Đọc đề bài.
- HS nêu câu trả lời:
1kg = 1000g
1000g = 1kg
- HS làm bài ra bảng con
 356g + 400g = 756g 
 8g x 6 = 48g
 1000g – 500g = 500g 
 30g : 5 = 6g
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau
- HS chia sẻ bài toán: 
Bài giải
Quả đu đủ thứ hai cân nặng số ki-lô-gam là: 1000 – 100 = 900(g) 
 Đáp số: 900g
- HS nhận xét
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS quan sát và làm bài theo nhóm đôi
- Đại diện HS chia sẻ
+ Cà chua: 100g
+ Con cá: 850g
+ Xe đạp: 12kg
+ Dâu tây: 5g
- HS nhận xét
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị cân và một số đồ vật để cho HS thực hành cân.
- GV Nhận xét, tuyên dương
- Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì? 
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia ước lượng và cân một số đồ dùng học tập của bản thân, sau đó ghi lại kết quả ra phiếu học tập.
- HS trả lời theo ý hiểu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_5.docx