Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 18: Bảng nhân 6 - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Thị Kim Điểm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết lập bảng nhân 6 và học thuộc bảng nhân 6.
- Biết giải toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 6 nhân với 1 số
+ Thực hành vào làm bài tập có sử dụng bảng nhân 6.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Biết tự giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Tích hợp: Toán học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. Bảng phụ chép sẵn bảng nhân 6.
- HS: SGK, Vở ô li
Trường TH Bình Phú GV: Huỳnh Thị Kim Điểm Tổ : 3 Ngày : 2/10/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học : Toán Lớp: 3/7 Tên bài: BẢNG NHÂN 6 Tiết: 18 Thời gian dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Biết lập bảng nhân 6 và học thuộc bảng nhân 6. - Biết giải toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân. - Vận dụng: + Thực hiện tính nhẩm 6 nhân với 1 số + Thực hành vào làm bài tập có sử dụng bảng nhân 6. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Biết tự giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ. - Tích hợp: Toán học vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. Bảng phụ chép sẵn bảng nhân 6. - HS: SGK, Vở ô li III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kết bạn” - GV đưa ra các yêu cầu: + Kết bạn !Kết bạn! + Kết 3 + Tương tự vậy GV cho HS kết 4,5,6 + Nhận xét - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: HS thực hiện lập được Bảng nhân 6 Cách tiến hành: 1. Hướng HS dẫn lập bảng nhân 6 - Cho HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn? - Hãy lập phép tính tương ứng của 6 được lấy một lần? - Cho HS lấy 2 tấm bìa có 6 chấm tròn Hỏi: Vậy 6 được lấy mấy lần? 6 được lấy 2 lần có thể viết thành phép phép nhân nào? - Hãy chuyển phép tính 6 x 2 thành phép cộng tương ứng? - Vậy 6 x 2 = 6 + 6 = 12. Hỏi: 6 x 2 = ? - Làm thế nào để biết 6 x 3 = ? - GV ghi 6 x 3 = 18. * HS tự lập các phép tính còn lại trong bảng nhân còn lại: - GV ghi lại bảng nhân 6 hoàn chỉnh lên bảng, yêu cầu HS đọc lại. 2. Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6 Hỏi : Em có nhận xét gì về các thừa số và tích trong bảng nhân 6 - Yêu cầu HS dựa vào các đặc điểm của bảng nhân 6 để học thuộc. - GV dùng biện pháp xoá bảng dần để giúp HS học thuộc bảng nhân 6 - GV nhận xét, đánh giá. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học. Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1 * Bài 1: Tính nhẩm - GV cho HS tự làm vào vở - Cho kiểm tra chéo và chữa bài HỎI: Em có nhận xét gì về phép nhân 6x 0 và 0 x 6? HỎI: Dựa vào đâu để nhẩm đúng? Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 * Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài - GV ghi tóm tắt lên bảng: 1 thùng : 6 l dầu 5 thùng: l dầu? - GV nhận xét, chữa bài trên bảng Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 * Bài 3: - GV hướng dẫn HS quan sát tia số HỎI: Số đầu tiên trong dãy số là số nào? + Hãy nêu số thứ 2? + Số thứ 2 hơn số thứ nhất bao nhiêu đơn vị? + Đây là dãy số tăng hay giảm? - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài + Em có nhận xét gì về dãy số trên? - GV nhận xét, đánh giá D. VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀO THỰC TIỄN GV chia lớp ra làm 3 đội mỗi đội là 1 dãy bàn thi đua trả lời câu hỏi: - Nếu lớp chúng ta có 5 tổ mà mỗi tổ có 6 bạn thì lớp mình có tất cả bao nhiêu bạn? - Mỗi hộp có 6 cái bánh vậy 4 hộp như thế có mất cái bánh? - Trong phòng ăn Có 10 cái bàn, mỗi bàn xếp 6 cái ghế vậy trong phòng đó có tất cả mấy cái ghế? - Nhận xét giờ học - Dặn học sinh về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập - Thực hiện theo yêu cầu GV + Kết mấy? Kết mấy? + HS trong lớp 3 em tạo thành 1 nhóm, em nào thừa thì đứng ra ngoài + HS trong lớp 4,5,6 em tạo thành 1 nhóm, em nào thừa thì đứng ra ngoài + Lắng nghe - Nêu tựa bài “ Bảng nhân 6” - 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Nêu kết quả x 1 = 6 - Lớp nhận xét, chữa bài - HS lấy - được lấy 2 lần - 6 x 2 - 6 x 2 = 6 + 6 - 6 x 2 = 12. Nhiều HS nhắc lại. - 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18 - Nhiều HS nhắc lại 3 công thức. - Lớp chia thành các nhóm 3 thảo luận để lập các công thức còn lại - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Thừa số thứ nhất đều là 6, thừa số thứ 2 là phép đếm thêm 1 bắt đầu từ 1 và kết thúc ở 10 ., tích là phép đếm thêm 6 bắt đầ từ 6 và kết thúc ở 60 - HS đọc thuộc bảng nhân 6 - HS nêu yêu cầu bài. - HS tự làm bài, đọc kết qủa - HS kiểm tra chéo, chữa bài - Hai phép nhân này đều có tích bằng 0 - Dựa vào bảng nhân 6 - HS đọc đề bài. - HS tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng Bài giải 5 thùng như thế có số lít dầu là: 6 x 5 = 30( l ) Đáp số: 30 l dầu - HS nêu yêu cầu của bài - Là số 6 - Số 12 - Hơn 6 đơn vị - Là dãy số tăng - 1HS làm bảng, lớp làm vở 6, 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, 54, 6 - Các số đều là tích trong bảng nhân 6 - HS thi đua trả lởi Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_tiet_18_bang_nhan_6_nam_hoc_2021_2022_huy.docx