Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Chủ điểm: Cộng đồng - Bài 03: Chia sẻ niềm vui (2 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Chủ điểm: Cộng đồng - Bài 03: Chia sẻ niềm vui (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

1.1. Năng lực ngôn ngữ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh dễ viết sai (liên tục, đổ nát, sốt sắng, sắp xếp, trở ra, xúc động, niềm vui.).

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Giải nghĩa được các từ ngữ trong bài (thẫn thờ, sốt sắng, quyên góp, các tông,.)

- Trình bảy được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Sự sẻ chia trong lúc khó khăn đáng trân quý và tấm lòng tốt bụng của người em.

- Phân biệt được các từ chỉ cộng đồng và tình cảm cộng đồng.

- Vận dụng đặt câu và xác định được mẫu câu vừa đặt (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).

1.2. Năng lực văn học:

- Cảm nhận được những chi tiết, hình ảnh chân thực trong truyện nói lên vẻ đẹp của tình yêu thương, chia sẻ của con người trong cộng đồng.

 

docx 9 trang Đăng Hưng 23/06/2023 4590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Chủ điểm: Cộng đồng - Bài 03: Chia sẻ niềm vui (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT 3
CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐỒNG
Bài 03: CHIA SẺ NIỀM VUI (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
1.1. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh dễ viết sai (liên tục, đổ nát, sốt sắng, sắp xếp, trở ra, xúc động, niềm vui...).
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. 
- Giải nghĩa được các từ ngữ trong bài (thẫn thờ, sốt sắng, quyên góp, các tông,...)
- Trình bảy được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Sự sẻ chia trong lúc khó khăn đáng trân quý và tấm lòng tốt bụng của người em.
- Phân biệt được các từ chỉ cộng đồng và tình cảm cộng đồng.
- Vận dụng đặt câu và xác định được mẫu câu vừa đặt (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).
1.2. Năng lực văn học:
- Cảm nhận được những chi tiết, hình ảnh chân thực trong truyện nói lên vẻ đẹp của tình yêu thương, chia sẻ của con người trong cộng đồng.
2. Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: luyện đọc trong nhóm, thảo luận, làm phiếu bài tập
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, phẩm chất trách nhiệm: Biết giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với đồng bào khi gặp khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
- Video về trận lũ lụt ở miền Trung.
- Phiếu bài tập
- Đồ dùng học tập dán chữ 
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập TV3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi, kết nối vào bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem video về một trận lũ lụt ở miền Trung và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Những hình ảnh trong video vừa rồi đã gợi cho em những suy nghĩ gì?
+ Em cảm thấy như thế nào và mình cần phải làm gì khi chứng kiến những điều ấy?
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
- GV giới thiệu bài: Trong cuộc sống, ai cũng muốn nhận được niềm vui, nhất là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, chứng kiến nỗi đau của đồng bào vùng bị bão lũ tàn phá mỗi người đều xúc động muốn đóng góp điều gì đó để vơi đi nỗi đau và đem lại niềm vui cho đồng bào, dù chỉ là niềm vui nhỏ. Qua bài đọc “Chia sẻ niềm vui” hôm nay, các em sẽ cảm nhận được điều đó.
- Nhiều HS trả lời.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
2. Khám phá 
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng (32 phút)
- Mục tiêu: 
+ Đọc được bài Chia sẻ niềm vui với giọng đọc sôi nổi, giàu tình cảm.
+ Giải nghĩa được những từ ngữ khó.
+ Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.
- Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc thầm bài đọc Chia sẻ niềm vui
- GV giới thiệu giọng đọc:
+ Giọng sôi nổi, giàu tình cảm.
+ Đọc phân biệt lời đối thoại của nhân vật và lời người kể chuyện.
+ Thể hiện được sự nhiệt tình của bố mẹ và con trai.
+ Giọng dịu dàng của bé gái.
+ Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: thùng riêng, gửi tặng, nghĩ ngợi, ôm chặt, yêu thích nhất, hôn tạm biệt, rất vui, xúc động,...
* Luyện đọc nối tiếp câu kết hợp giải nghĩa từ
- GV mời HS đọc nối tiếp từng câu, khuyến khích HS đọc to, rõ ràng từng từ, câu.
- GV hỏi: 
+ Con thấy từ nào khó trong bài?
- Luyện đọc từ khó
+ Tại sao từ ấy lại khó đọc?
- Luyện đọc từ khó kĩ hơn
- Giải nghĩa từ khó:
- Bạn nào có thể giải nghĩa từ:
+ Thẫn thờ: đờ ra, mất hết vẻ linh hoạt, nhanh nhẹn.
+ Sốt sắng: hăng hái, nhiệt tình.
+ Quyên góp: đóng góp hoặc vận động mọi người đóng góp tiền của để làm việc có ích.
+ Các tông: giấy dày, xốp, thường dùng để đóng bìa sách, đóng hộp.
- GV giải nghĩa từ khó
- GV yêu cầu một số HS đọc lại từ khó.
- GV hỏi: “Theo con, ở câu văn này chúng ta đọc ngắt giọng như thế nào: Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.”
- GV nhận xét: Ngoài cách ngắt nghỉ ở dấu phẩy và ở cuối câu thì chúng ta còn thêm 1 cách ngắt dựa vào nghĩa của từ hoặc cụm từ:
+ Trường con đang quyên góp sách vở,/quần áo/ giúp các bạn vùng bị bão,/mẹ ạ.//
- GV mời HS đọc lại câu văn.
- GV gọi một số HS đứng dậy luyện đọc cách ngắt nhịp theo dấu câu.
* Luyện đọc đoạn trước lớp
- GV hỏi:
+ Bài Chia sẻ niềm vui có thể chia làm mấy đoạn?
+ Em hãy chỉ rõ các đoạn bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?
- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc từng đoạn:
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp: GV chỉ định HS đọc bài, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.
+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS.
liên tục, đổ nát, sắp xếp, sốt sắng, trở ra, niềm vui (miền Bắc).
mấy ngày, thiệt hại, bức ảnh, sợ hãi, thích nhất, gật đầu (miền Trung, miền Nam). 
+ HS làm việc nhóm đôi: Đọc tiếp nối các đoạn trong bài.
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”
+ GV phổ biến luật chơi: Cô sẽ mời 1 bạn đọc đoạn đầu tiên, những bạn còn lại sẽ theo dõi bài đọc, khi bạn đó đọc xong có quyền chỉ định những bạn khác đọc đoạn tiếp theo. Nếu các bạn không đọc được thì cả lớp sẽ hô 3-2-1 truyền điện và bị đứng tại chỗ, cứ như vậy đến hết bài”
- GV mời HS đọc thầm trong vòng 2 phút, mời 1-2 HS đọc toàn bài trước lớp.
- HS lắng nghe kết hợp đọc thầm 
bài.
- HS lắng nghe
- HS lần lượt đọc từng câu cho đến hết bài, cả lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời
+ Thẫn thờ, sốt sắng, quyên góp, các tông
- HS đọc từ khó
+ VD: “sốt sắng” có chữ “s” hay đọc nhầm sang chữ “x”
- HS đọc
- HS trả lời
- 3-4 HS đọc từ khó
- HS trả lời: Chúng ta nên ngắt giọng sau dấu phẩy và nghỉ ở cuối câu.
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS luyện đọc câu.
- Bài có thể chia làm 3 đoạn.
- HS trả lời:
+ Đoạn 1: Từ mấy ngày liền.....sợ hãi
+ Đoạn 2: Từ Con trai tôi sốt sắng nói.......hai mẹ con trong bức ảnh này 
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS lắng nghe, chỉnh sửa.
- HS thực hiện đọc theo nhóm
- HS tham gia trò chơi.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu (12 phút)
- Mục tiêu: 
+ Trình bảy được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Sự sẻ chia trong lúc khó khăn đáng trân quý và tấm lòng tốt bụng của người em.
- Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu bài tập (3 phút)
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Mời các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, chính xác hóa đáp án.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Các em có suy nghĩ gì về hành động của bé gái trong câu chuyện?
+ Qua đó, các em thấy nhân vật bé gái trong câu chuyện trên là người như thế nào?
+ Qua bài đọc, em hiểu nội dung câu chuyện nói về điều gì?
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe 
- HS trả lời 
+ Đó là một hành động đẹp và đáng quý. Em bé sẵn sàng trao đi thứ mà em yêu thích nhất cho người khác.
+ Trong câu chuyện trên bé gái là người tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui cho người khác, biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn 
+ Câu chuyện cho ta thấy: Trước những khó khăn của đồng bào vùng bị bão lũ, từ người lớn đến bé gái nhỏ trong gia đình đều xúc động, muốn góp phần đem đến niềm vui cho mọi người. 
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe
3. Luyện tập (10 phút)
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được các từ chỉ cộng đồng và tình cảm cộng đồng.
+ Vận dụng đặt câu và xác định được mẫu câu vừa đặt (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).
- Cách tiến hành:
1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- GV chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội có 5 thành viên. Yêu cầu HS dán các từ ngữ vào các nhóm chỉ cộng đồng và chỉ tình cảm cộng đồng . Đội nào hoàn thành nhanh và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.
- Mời HS nhận xét 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Đặt câu với một từ ở bài tập trên, cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào?
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài tập cá nhân
- GV mời HS trình bày.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:
 + Lớp học của em rất đoàn kết!
Câu thuộc mẫu câu Ai thế nào?
 + Bạn Nam giúp đỡ em giải bài toán khó.
Câu thuộc mẫu câu Ai làm gì?
 + Trường học là nơi ươm mầm cho thế hệ tương lai của đất nước . 
Câu thuộc mẫu câu Ai là gì?
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS tham gia chơi
+ Từ ngữ chỉ cộng đồng: Bản làng, dòng họ, thôn xóm, trường học, lớp học.
+ Từ ngữ chỉ tình cảm cộng đồng: Đùm bọc, đoàn kết, tình nghĩa, giúp đỡ, yêu thương.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân
- Một số nhóm trình bày theo kết quả của mình.
+ Trường học là nơi dạy cho em những điều hay lẽ phải - kiểu câu Ai là gì?
+ Bố mẹ rất yêu thương em 
+ Lớp học của em có rất nhiều bạn học sinh giỏi - Kiểu câu Ai thế nào? 
+ Bạn Liên đã giúp đỡ em khi em gặp khó khăn - Ai làm gì?
+ Mọi người trong thôn xóm sống rất hòa hợp, tình nghĩa - Ai thế nào? 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng (8 phút)
- Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Em làm MC”
- Mời một HS lên làm MC hỏi các câu hỏi sau:
+ Bạn đã tham gia hoạt động thực tế nào mà trường, địa phương đã từng thực hiện để giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với đồng bào? 
+ Bạn đã làm được gì trong các hoạt động đó? 
+ Trong các hoạt động bạn tham gia, bạn thích nhất hoạt động nào?
- GV khen ngợi, tuyên dương, khích lệ các bạn HS có hành động đẹp, việc làm tốt. 
- HS tham gia trò chơi.
- HS chia sẻ: 
+ Mình đã tham gia các chương trình như “Đông ấm vùng cao”, “Xuân yêu thương”, “Kế hoạch nhỏ”, “Mua tăm ủng hộ người khuyết tật”.
+ Mình quyên góp cho đồ dùng, sách vở, quần áo cũ, . 
+ Mình thích nhất hoạt động...
- HS lắng nghe. 
5. Tổng kết (5 phút)
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị bài cho tiết học sau
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS về nhà hãy chia sẻ câu chuyện trên cho người thân và tuyên truyền, khuyến khích người thân tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_chu_diem_cong_dong_bai_03_chia_se_n.docx