Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Tuyết Hoa

Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Tuyết Hoa

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Có kiến thức ban đầu về viết đơn xin vào Đội.

 2. Kĩ năng: Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9). Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm văn.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* HCM:

- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

- Nội dung: Noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 36 trang ducthuan 04/08/2022 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Tuyết Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 1
Nói Về Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Điền Vào Giấy Tờ In Sẵn
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền phong Hồ Chí Minh.(Bài tập 1).
 	2. Kĩ năng: Điền đúng nội dung vào mẫu “Đơn xin cấp thẻ đọc sách”(bài tập 2).
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Giáo viên nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho học sinh biết.
* HCM: 
- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Nội dung: Lời hứa “Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”. Giáo dục học sinh noi gương Bác Hồ “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Giới thiệu bài – Ghi tựa.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong (12 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt bài tập 1 theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý (BT1).
- Đội thành lập ngày nào ở đâu?
- Những đội viên đầu tiên là ai?
- Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
- Huy hiệu của đội thế nào?
- Tên bài hát của Đội là gì? Tác giả là ai?
- Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung.
b. Hoạt động 2 : Điền vào tờ giấy in sẵn (12 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt bài tập 2 theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
GV có thể nói 1 số thông tin về Đội TNTP HCM cho HS biết
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS đọc đề
- GV cho HS quan sát mẫu đơn trong sách giáo khoa.Nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.-GV gợi ý:
- Mẫu đơn gồm có các phần : -Quốc hiệu tiêu ngữ.
-Nguyện vọng và lời hứa.
- Gọi HS đọc bài viết.Cả lớp và GV nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
* HCM: Giáo dục học sinh noi gương Bác Hồ “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”.
- Gọi HS đọc đơn xin cấp thẻ đọc sách.Nêu một số câu hỏi về Đội.
- Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác.
- Hát vui.
- 2 HS lập lại.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Ngày 15-5-1941 tại Pác Bó, Cao Bằng
- Đội trưởng Nông Văn Dền và 4 đội viên khác: Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu.
- Đội được mang tên Bác Hồ ngày 30-1-1970.
- Vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ Tổ Quốc.
- Là Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác.
- Đại diện các nhóm lên thi nói về tổ chức đội TNTP.
-1 HS đọc yêu cầu BT2.
- Cộng hoà ..Độc lập ..
- Địa điểm ngày, tháng, năm viết đơn
- Tên đơn
- Địa chỉ gửi đơn.
- Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
Tên và chữ ký của người làm đơn
- Mỗi HS tự ghi vào mẫu đơn của mình nguyện vọng và lời hứa.
- HS làm bài vào vở.
- 3HS trả lời.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 2
Viết Đơn
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Có kiến thức ban đầu về viết đơn xin vào Đội.
 	2. Kĩ năng: Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9). Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm văn..
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Nội dung: Noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
 Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập :
- GV đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS cần viết đơn theo mẫu, nhưng có những nội dung không cần phải viết hoàn toàn theo mẫu. 
 Phần nào trong đơn cần viết theo mẫu? Mở đầu,đơn phải viết tên Đội.
 Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn, tên của đơn, 
 Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn.
 Lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu
 Ví dụ: Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội được đeo khăn quàng đỏ trên vai 
 -Gọi một số HS đọc đơn.Cả lớp và GV nhận xét. 
-GV khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình. 
 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
* HCM: Giáo viên giáo dục học sinh noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác.
- Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn, thực hành chính xác cách trình bày đơn.
-Hát vui.
.
- 2 HS nêu.
- 2 HS lập lại.
1 HS đọc lại,cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- HS viết theo suy nghĩ của mình , khơng theo khuôn mẫu.
- HS viết đơn vào vở :
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn: Đơn xin vào Đội.
+ Nơi nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường.
+ Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
+ Chữ kí, họ tên người viết đơn.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 3
Kể Về Gia Đình - Điền Vào Giấy Tờ In Sẵn
(MT)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (Bài tập 1).
 	2. Kĩ năng: Biết viết “Đơn xin phép nghỉ học” đúng mẫu (Bài tập 2).
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình (trực tiếp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
 Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
 Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu.
Bài 2 :
 - GV nêu yêu cầu bài tập 2.
 - Nêu trình tự của lá đơn :
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Địa điểm ,ngày ,tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn,tên của người nhận đơn.
+ Họ tên người viết đơn 
+ .
- GV chấm bài một số em, nêu nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
* MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn khi cần.
-Nhận xét – Tuyên dương.
Hát vui.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể:
Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình.
-1 HS đọc mẫu đơn
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
+ Nêu lí do viết đơn.
+ Nêu lí do xin phép nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn.
- 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 4
Nghe kể : Dại Gì Mà Đổi
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Nắm được nội dung câu chuyện “Dại gì mà đổi”.
 	2. Kĩ năng: Nghe - kể lại được câu chuyện “Dại gì mà đổi” (Bài tập 1).
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Không yêu cầu làm Bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Giao tiếp; Tìm kiếm, xử lí thông tin.
- Các phương pháp: Thảo luận -chia sẻ. Hoàn tất một nhiệm vụ thực hành viết điện báo theo tình huống cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh họa truyện “Dại gì mà đổi.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
 Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- GV kể câu chuyện 2 lần. Nội dung:
-Hát vui.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm trong SGK.
Dại gì mà đổi
 Có một cậu bé 4 tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói: 
 - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu! 
 Mẹ ngạc nhiên hỏi:
 - Vì sao thế?
 Cậu bé trả lời:
 - Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan 
 lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ. 
(Theo Tiếng cười tuổi học trò)
- GV lần lượt hỏi từng câu hỏi gợi ý để giúp HS nhớ lại nội dung câu chuyện.
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- GV gọi 1 HS khá kể lại nội dung câu chuyện.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu từng HS kể trong nhóm của mình.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS và hỏi: Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
- Trả lời câu hỏi gợi ý.
+ Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
+ Cậu bé nói: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!”
+ Vì vậy cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- 4 đến 5 HS tham gia thi kể. Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Trả lời: truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
- Gọi HS kể lại chuyện “Dại gì mà đổi”. 
- Về nhà kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” cho người thân nghe.
- Nhận xét – Tuyên dương.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 5
Luyện Tập Tiếng Việt Cuối Tuần
Dạy thay bài Tổ Chức Cuộc Họp do giảm tải
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức Tiếng Việt học sinh đã học trong tuần 5.
 	2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Phiếu bài tập luyện tập.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
 Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 1. Đọc đoạn văn dưới đây rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:
	“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.”
Bài 2. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:
- Tiếng suối ngân nga như 
- Mặt trăng tròn vành vạnh như 
- Trường học là 
- Mặt nước hồ trong tựa như 
Bài 3. Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau:
a. Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
b. Bão đến ầm ầm
 Như đoàn tàu hoả
 Bảo đi thăng thả
 Như con bò gầy.
c. Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện.
Bài 4. Em hãy giới thiệu về trường mình cho một bạn học ở trường khác rồi ghi lại lời giới thiệu đó.
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Tổ chức chấm, chữa bài.
Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
-1 em nêu trình tự cuộc họp.
-Về tập tổ chức cuộc họp.
- Nhận xét – Tuyên dương.
-Hát vui.
“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.”
- Tiếng suối ngân nga như tiến đàn cầm.
- Mặt trăng tròn vành vạnh như cái đĩa.
- Trường học là chiến trường.
- Mặt nước hồ trong tựa như gương soi.
a. Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
b. Bão đến ầm ầm
 Như đoàn tàu hoả
 Bảo đi thăng thả
 Như con bò gầy.
c. Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 6
Kể Lại Buổi Đầu Em Đi Học
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
 	2. Kĩ năng: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Giao tiếp. Lắng nghe tích cực.
- Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Trình bày 1 phút. Viết tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh họa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
 Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:(Lắng nghe tích cực)
- GV yêu cầu HS cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình, để lời kể chân thật, không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, ..
- Gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều?
- Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường?
- Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao?
- Buổi học đã kết thúc thế nào?
- Cảm xúc của em về buổi học đó.
- GV mời HS khá, giỏi kể mẫu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu HS kể theo nhóm đôi.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Bài tập 2:(Giao tiếp)
- Một HS đọc yêu cầu bài: “Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn 5-7 câu”.
- GV gợi ý:
- Các em viết từ 5-7 câu có thể hơn.
- Viết đúng đề tài.
- Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
- Bài viết phải giản dị, chân thật...
- GV quan sát hướng dẫn những HS còn lúng túng. 
- GV cho học sinh trình bày
- GV nhận xét, bình chọn người viết tốt.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
- Gọi HS lên kể lại trước lớp.
- Em nào chưa xong,về viết tiếp.
- Nhận xét - Tuyên dương.
- Hát vui.
1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Một HS khá giỏi kể mẫu. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS kể mẫu.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đấu đi học của mình.
- 4 HS thi kể trước lớp.
HS đọc yêu cầu bài
HS viết
- 5-7 HS trình bày bài viết của mình.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS lên kể.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 7
Nghe kể : Không Nở Nhìn
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Nắm được nội dung câu chuyện “Không nở nhìn”.
 	2. Kĩ năng: Nghe - kể lại được câu chuyện “Không nở nhìn”.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Không yêu cầu làm bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Đảm nhận trách nhiệm. Tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Các phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Đóng vai. Thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh họa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện không nỡ nhìn (15 phút)
* Mục tiêu: Nghe kể lại được câu chuyện: “Không nỡ nhìn”.
* Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật, 
b. Hoạt động 2: Thi đua kể chuyện (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện vừa học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập 4 nhóm
- Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị :
- Cùng HS lập Ban giám khảo
- Tổ chức cho các nhóm thi đua kể chuyện.
- Yêu cầu Ban giám khảo nhận xét.
- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Biểu dương, cho điểm.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ, 
- HS lập nhóm
- Các nhóm chuẩn bị
+ Kể trong nhóm
+ Góp ý, hoàn chỉnh.
- Lập Ban giám khảo.
- các nhóm kể thi đua.
- Ban giám khảo nhận xét.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 8
Kể Về Người Hàng Xóm
(MT + KNS)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (Bài tập 1).
 	2. Kĩ năng: Viết lại những điều vừa kể thành một đoàn văn ngắn (Khoảng 5 câu) theo yêu cầu Bài tập 2.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thông.
- Các phương pháp: Đặt câu hỏi. Trình bày ý kiến cá nhân.
* MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội (trực tiếp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 (10 phút).
* Mục tiêu: Giúp cho HS biết kể lại một người hàng xóm mà em quý mến.
* Cách tiến hành:
 Giúp HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi: 
+ Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm gia đình em đối với người hàng xóm thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_3_chuong_trinh_hoc_ki_1_nguyen_thi_t.doc