Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

* HS thực hiện thành thạo cộng trừ các số có 3 chữ số tính giá trị biểu thức và trong giải toán.

**Củng cố kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).Giải toán có lời văn có một phép nhân.

- HSKT cộng trừ các số có 3 chữ số tính giá trị biểu thức và trong giải toán.

II. Tài liệu, phương tiện

- Tài liệu vở ôn luyện

- Bảng phụ

III. Nội dung

1. Khởi động:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

2. Nội dung

* Bài 1a,b ;2 (VBT Toán T1-tr 21 ) HS làm việc cá nhân; GV giúp đỡ HS làm bài tập.

**Bài 1;4 (VBT Toán T1-tr 23 ) HS làm việc cá nhân và làm thêm bài tập trên bảng.

- Giáo viên chữa bài cho học sinh.

- HSKT: Giáo viên hướng dẫn làm bài 1a,b ;2 (VBT Toán T1-tr 21 ) GV giúp đỡ HS làm bài tập.

3. Nhận xét đánh giá giờ học

- Giáo viên cùng học sinh đánh giá giờ học.

 

doc 7 trang ducthuan 04/08/2022 7580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Ngày soạn:27tháng 9 năm 2020
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Toán –Tăng cường
Tiết: Ôn luyện:
I. Mục tiêu:
* HS thực hiện thành thạo cộng trừ các số có 3 chữ số tính giá trị biểu thức và trong giải toán.
**Củng cố kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).Giải toán có lời văn có một phép nhân.
- HSKT cộng trừ các số có 3 chữ số tính giá trị biểu thức và trong giải toán.
II. Tài liệu, phương tiện
Tài liệu vở ôn luyện
Bảng phụ
III. Nội dung 
1. Khởi động: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung 
* Bài 1a,b ;2 (VBT Toán T1-tr 21 ) HS làm việc cá nhân; GV giúp đỡ HS làm bài tập.
**Bài 1;4 (VBT Toán T1-tr 23 ) HS làm việc cá nhân và làm thêm bài tập trên bảng.
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn làm bài 1a,b ;2 (VBT Toán T1-tr 21 ) GV giúp đỡ HS làm bài tập.
3. Nhận xét đánh giá giờ học
- Giáo viên cùng học sinh đánh giá giờ học.
_____________________________________
Tiếng việt - Tăng cường
Tiết: Ôn luyện 
I.Mục tiêu:
* HS đọc được bài phát âm chuẩn, rõ chữ, mạch lạc. 
** Học sinh biết đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu. Hiểu và thấy được lòng dũng cảm, ý trí kiên cường của chú Vẹt. 
- HSKT đọc được bài phát âm chuẩn II. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu vở ôn luyện tiếng việt lớp 3 tập 1
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung
* Bài 3 
 - Đọc và tìm hiểu văn bản Chú vẹt dập lửa ( Tr21-T1)
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc bài đọc câu, đọc đoạn, đọc cả bài.
** Bài 3- trang 21 đọc bài: Chú vẹt dập lửa và trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên giao cho học sinh luyện đọc trong nhóm Chú vẹt dập lửa
sau đó cá nhân trả lời các câu hỏi về nội dung bài viết kết quả vào vở, từng bạn 
chia sẻ kết quả với các bạn trong nhóm. 
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc bài Chú vẹt dập lửa và Trả lời câu hỏi a, b về nội dung bài học 3. Nhận xét đánh giá giờ học
- Học sinh cùng giáo viên đánh giá giờ học.
_____________________________________
HĐNGLL
Tiết 7. Đăng kí tham gia câu lạc bộ: Âm nhạc, Họa sĩ trẻ, bóng đá.
I. Mục tiêu
- Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho những học sinh có năng khiếu trong lĩnh vực ca hát, Mỹ thuật, thể thao.
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, sáng tạo thể hiện trước đám đông.
- Tìm và phát huy những học sinh năng khiếu phục vụ văn nghệ các ngày lễ của nhà trường, tham gia các cuộc thi vẽ tranh, giao lưu bóng đá. Qua đó, tạo nguồn nhân lực tham gia các hội thi, phong trào. 
II. Nội dung và hình thức hoạt động
- Hướng dẫn HS đăng kí CLB.
- Tập trung theo lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
1. Giáo viên: Kế hoạch các câu lạc bộ.
	2. Học sinh: Vệ sinh khu vực lớp học diễn ra hoạt động. 
IV. Tiến trình
A. Hoạt động cơ bản	
* Khởi động
- Tập thể lớp hát hoặc chơi trò chơi theo ý thích.
1. Nghe GV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của câu lạc bộ
Mô hình CLB là một phần quan trọng trong mục tiêu Phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học. 
Muốn nâng cao khả năng âm nhạc của mình thông qua những phương pháp học mới và đầy thú vị, CLB Âm nhạc sẽ giúp em điều đó.
Nếu em là người khéo léo hay đơn giản chỉ là người muốn tự tay mình làm ra những sản phẩm sáng tạo của riêng mình, hãy tham gia vào CLB Khéo tay hay làm nhé.
Say mê tưởng tượng và muốn thể hiện năng khiếu nghệ thuật của mình, CLB Họa sĩ trẻ mở rộng cánh cửa chào đón các em.
2. Điều kiện tham gia CLB và quy chế của câu lạc bộ
- HS nghe GV nêu điều kiện tham gia CLB:
+ Tự nguyện tham gia sinh hoạt.
+ Yêu thích tìm hiểu, học tập và phát triển các kỹ năng.
+ Tán thành Quy chế hoạt động Câu lạc bộ .
- HS nghe GV đọc quy chế Câu lạc bộ:
Điều 1: Thành viên tham gia CLB là những học sinh tự nguyện đăng ký tham gia sinh hoạt CLB.
Điều 2: Nhiệm vụ của thành viên CLB
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của CLB, nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng cho CLB và Ban chủ nhiệm.
- Có tinh thần đoàn kết với các thành viên khác của CLB, hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban chủ nhiệm phân công.
- Rèn luyện đạo đức tác phong, luôn quan tâm đến tập thể, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, không ngừng học tập và rèn luyện bản thân.
 Điều 3: Quyền hạn của thành viên CLB
- Được dân chủ thảo luận, đề xuất ý kiến về chương trình hoạt động của CLB và những vấn đề khác mà mình quan tâm.
- Được tham gia các chương trình hoạt động của CLB và liên đội tổ chức.
- Được yêu cầu Ban chủ nhiệm giúp đỡ để phát huy những sáng kiến của mình và can thiệp khi quyền làm chủ tập thể bị xâm phạm.
Điều 4: Kết nạp thành viên CLB.
- Học sinh nếu muốn tham gia vào CLB phải viết đơn xin gia nhập và có xác nhận của gia đình.
- Tán thành Quy chế hoạt động của CLB, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm.
 Điều 5: Thành viên chính thức xin ra khỏi CLB phải báo rõ lý do, Ban chủ nhiệm CLB sẽ xét và công khai thông báo trước CLB.
Điều 6: Thành viên không tham gia sinh hoạt (không rõ lý do vắng) và không chấp hành các yêu cầu của CLB 3 lần không có lý do thì bị xoá tên khỏi CLB. 
B. Hoạt động thực hành
1. Đăng kí câu lạc bộ
- GV tổ chức cho HS đăng kí CLB yêu thích và yêu cầu mỗi câu lạc bộ bầu chọn ra trưởng nhóm. 
- Các trưởng nhóm sẽ lập danh sách các thành viên của nhóm mình.
- GV bao quát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện yêu cầu.
- Các thành viên câu lạc bộ viết đơn xin gia nhập câu lạc bộ đã đăng kí.
- GV giám sát, giúp đỡ các em hoàn thành đơn.
2. Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên - học sinh khen những học sinh có ý thức học tập và hoàn thành tốt yêu cầu hoạt động.
- Kết thúc hoạt động GV nêu yêu cầu giờ HĐNG tuần sau để học sinh chuẩn bị: Làm quen hoạt động CLB. 
C. Hoạt động ứng dụng
 - Hãy hoàn thành đơn xin gia nhập cau lạc bộ có xác nhận của gia đình
____________________________________
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Tiết 21: Bài 4B: Người mẹ (tiết 3)
I. Tài liệu, phương tiện	
- Tài liệu, Chữ mẫu 
II. Điều chỉnh nội dung 
+ HSKT: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động 3, 4 HDTH
_____________________________________
Tiếng việt - Tăng cường
Tiết: Ôn Luyện
I. Mục tiêu	- Luyện viết đoạn " Bà mẹ chạy ra ngoài.. Cho bà" cua bài Người mẹ( Tr29 TV3 - T1. Điền vào chỗ trống r/d/gi ( Bài 6 Tr24 -T1)
* Tập chép chính xác đoạn văn bài : “Người mẹ” .
** Nghe đọc viết chính xác đoạn văn bài : “Người mẹ”. Điền vào chỗ trống r/d/gi 
- HSKT:nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Người mẹ
II. Phương tiện dạy học: 
- Vở viết
- Sách ôn luyên TV 3, tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung 
* HS nhìn bảng Luyện viết đoạn " Bà mẹ chạy ra ngoài.. Cho bà" của bài Người 
mẹ( Tr29 TV3 - T1. 
** HS nghe viết " Bà mẹ chạy ra ngoài.. Cho bà" của bài Người mẹ( Tr29 TV3 - T1. Điền vào chỗ trống r/d/gi ( Bài 6 Tr24 -T1)
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn cho em nghe viết đoạn" Bà mẹ chạy ra ngoài.. đã cướp đi đâu" của bài Người mẹ( Tr29 TV3 T1
_____________________________________
HĐNGLL
Tiết 8: Làm quen với hoạt động câu lạc bộ
(Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ)
I. Mục tiêu
- Học sinh bước đầu làm quen hoạt động câu lạc bộ Họa sĩ trẻ.
- Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho những học sinh có năng khiếu trong lĩnh vực mỹ thuật.
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, sáng tạo thể hiện trước đám đông.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
- Tổ chức làm quen với CLB Họa sĩ trẻ.
- Tập trung theo lớp.
III. Tài liệu và phương tiện
1. Giáo viên: Kế hoạch các câu lạc bộ.
	2. Học sinh: Đồ dùng cần thiết cho chuyên môn hoạt động của CLB.
IV. Tiến trình 
A. Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành	
* Khởi động
- GV giới thiệu
* Trò chơi: “ Đèn tín hiệu giao thông” (Nhận biết màu sắc).
- GV hướng dẫn học sinh chơi:
1. Nhận biết màu sắc
- GV cho học sinh chọn màu cơ bản đã học và tô vào hình có sẵn kích thước trên giấy A3 theo nhóm:
+ Quả cà chua
+ Hoa cúc
+ Ngọn núi
- HS thực hiện theo nhóm – GV bao quát
- Khi có hiệu lệnh cả nhóm dừng bút và nhận xét bài của mình của bạn-GV nhận xét đánh giá khen ngợi nhóm tô đẹp, nhanh sẽ thắng cuộc.
2. Pha màu, chỉ ra màu tương phản, màu nóng-lạnh.
a) Pha màu
- GV nêu yêu cầu và các nhóm cử đại diện lên pha màu: Tím, Cam, Lục.
- HS nhận xét-GV khen ngợi.
- Một học sinh nhắc lại cách pha: 
. Đỏ + Lam = Tím
. Vàng + Lam = Lục
. Đỏ + Vàng = Cam
b) Chỉ ra màu tương phản, màu nóng-lạnh.
- Yêu cầu HS cắt giấy thủ công và chọn màu tương phản đặt gần nhau.
- HS thực hiện nhóm và gắn lên bảng.
- HS nhận xét- GV kết luận.
- GV yêu cầu học sinh chọn màu sáp và tô vào hình ô trống theo độ đậm dần của màu nóng và lạnh.
- HS thực hiện nhóm và gắn lên bảng.
- HS nhận xét-GV kết luận.
* GV tóm lại và khen ngợi nhóm thực hiện tốt.
- Kết thúc hoạt động GV nêu yêu cầu học sinh chuẩn bị cho hoạt động sau.
C. Hoạt động ứng dụng
Áp dụng cách pha màu vào các hoạt động Học Mĩ thuật.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
Tiết 32: Bài 4C: Ông ngoại ( tiết 3)
I. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu 
II. Điều chỉnh nội dung 
+ HSKT: Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 5, 6 - HĐTH.
_______________________________________
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp – Tuần 4
I. Mục tiêu.
 	- GV và HS cùng sơ kết lại việc thực hiện các hoạt động trong tuần qua.
 	- Nhận ra những khuyết điểm cần khắc phục và phát huy những thành tích đã đạt được.
	- Tham gia 1 số trò chơi dân gian.
- Biết phương hướng thực hiện tuần tới. 
II. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
- GV đề ra phương hướng tuần sau.
III. Tiến trình
1. Tự nhận xét trong nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đánh giá nhận xét trong nhóm. Sau đó cả nhóm đánh giá từng cá nhân.
2. Nhận xét trước lớp
- Chủ tịch HĐTQ điều khiển các nhóm, các ban đánh giá việc thực hiện các hoạt động trước lớp. Nhận xét chung và đưa ra cách khắc phục những nhược điểm, phát huy mặt tích cực trong tuần.
3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Sinh hoạt theo chủ đề
* Mỗi nhóm tham gia một tiết mục văn nghệ chủ đề về bà và mẹ.
	* Tham gia 1 số trò chơi dân gian.
	* Phương hướng tuần sau: 
- Duy trì các nề nếp, chăm ngoan, học tốt.
- Chuẩn bị đủ sách vở đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Làm vệ sinh theo khu vực được phân công; 
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tang_cuong_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_202.doc