Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Hoàng Hoa Thám

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Hoàng Hoa Thám

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.

 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.

4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

*GD KNS:

- Giao tiếp ứng xử văn hóa

- Thể hiện sự cảm thông

- Kiểm soát cảm xúc

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 42 trang ducthuan 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
 	- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GD KNS:
- Giao tiếp ứng xử văn hóa
- Thể hiện sự cảm thông
- Kiểm soát cảm xúc
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Bài hát nói về nội dung gì?
- GV KL chung, kết nối vào bài học
- GV ghi tên bài.
- HS trả lời
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+Tìm từ trái nghĩa với: kiêu căng
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, nắn nót, nổi giận, lát sau, lát nữa, xin lỗi,...)
- HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Từ trái nghĩa với: “kiêu căng” là: “khiêm tốn”
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS (M4) nối tiếp nhau đọc toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn 
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 + En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
=> En- ri- cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti. 
+ 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 + Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 + Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
+ Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
=> GV chốt nội dung, chuyển HĐ
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
- Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti.
- Không đủ can đảm
- Học sinh trả lời.
- Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. HS đọc diễn cảm đoạn 3,4,5 trong bài (trọng tâm diễn cảm đoạn 3)
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc lại đoạn 3, 4, 5.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (kể bằng lời của mình).
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
+ Vậy yêu cầu của tiết kể chuyện này là gì? 
=> Giải thích: Em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Vì vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu, biết phối hợp nét mặt, cử chỉ khi kể.
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Kể bằng lời của En - ri - cô
- Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân (M1, M2: đoạn 1 và 2; M3, m4: đoạn 3, 4, 5)
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp (Đoạn 4 &5).
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau....
- HS trả lời
6. HĐ ứng dụng ( 1phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Cô giáo tí hon
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 6. TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
2. Kĩ năng: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ ). 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút) :
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số
+Gv đọc các phép tình của BT 4 (tiết trước), cho HS thi đua nêu nhanh kết quả.
- Tổng kết TC, tuyên dương những em đoán đúng, và đoán nhanh nhất
- HS thi đua đoán nhanh đáp số
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
3. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
* Cách tiến hành: (Cả lớp)
a. Phép trừ: 432 - 215 =
 - Giáo viên viết phép tính lên bảng
+ Đặt tính như thế nào?
+ Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào?
 + 2 không trừ được 5, ta làm thế nào?
- Giáo viên chốt lại bước tính trên. 
=> Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới.
 b. Phép trừ: 627 - 143 =
 - Tiến hành các bước tương tự phần a.
- Chú ý cho HS đối tượng M1 khi thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần sang hàng trăm
=> So sánh 2 phép tính:
- GV chốt kiến thức.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm nháp, tự tìm ra cách tính.
- Học sinh phát biểu.
- Từ hàng đơn vị.
- Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1.
 - 2 học sinh nêu lại từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tiến hành theo HS của GV
- Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Biết giải bài toán có lời văn (có 1 phép tính trừ)
* Cách tiến hành: 
Bài 1&2: (Làm cá nhân - Lớp)
- Học sinh làm bảng con
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 3: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
- Lưu ý khâu trình bày (câu lời giải)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là
 335 - 128 = 207 ( tem )
 Đáp số: 207 tem
Bài 4: Bài tập chờ (M3, M4) 
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- VN làm lại bài tập 1 và 2 vào vở.
- Thực hiện luyện tập trừ các số có 3 chữ số
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh biết:
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
 - Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
2. Kỹ năng: Học sinh ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
3. Giáo dục: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
4. Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
* GDKNS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
 	- Học sinh: Sưu tầm tranh, thơ, truyện về Bác Hồ.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
- Cả lớp hát múa bài “Hoa thơm dâng Bác” (Nhạc và lời: Hà Hải)
- Lắng nghe
 2. HĐ Thực hành: (28 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết:
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
 - Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Học sinh tự liên hệ.
 - Giáo viên đưa câu hỏi:
+ Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Tại sao?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
=> Gv chú ý nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt 5 điều Bác dạy 
-Gv tuyên dương HS có ý thức cao trong việc thực hiện nội quy trường , lớp.
Việc 2: Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao...) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
 - Tổng kết khen học sinh, nhóm học sinh chuẩn bị, sưu tầm tốt.
Việc 3: Trò chơi phóng viên:
- Giáo viên yêu cầu.
Chú ý giúp đỡ HS còn nhút nhát trong 
Hoạt động chia sẻ thông tin.
- GV nhận xét chung
* Kết luận - GD HS: 
Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy. Điều thiết thưc nhất là làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Học sinh suy nghĩ, tìm câu trả lời, chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.
- Lớp theo dõi, bổ sung
- Học sinh, nhóm học sinh trình bày kết quả sưu tầm được dưới các hình thức như: “hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh”.
 - Học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
- 1 số học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
 - Ví dụ có thể hỏi:
+ Bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên nào nữa?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?
+ Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
+ Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ?
+ Hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ?
+ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào? ở đâu?
- 1 vài em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy 
 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút):
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- HS hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng
- Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh, thơ, bài hát về Bác.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .. .. ..
BUỔI CHIỀU:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (VNEN)
LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH? (TIẾT 1 + 2)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
KỸ NĂNG SỐNG:
TẾT TRUNG THU
 .. ..
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT)
AI CÓ LỖI?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng đoạn 3 của bài Ai có lỗi? “Cơn giận lắng xuống ... can đảm”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm đúng các bài tập 2, 3(a) 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, phấn màu, bảng phụ ghi nội dung BT 3a
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Tổ chức trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”
- Gv nhận xét, kết nối với nội dung bài
- Học sinh nghe đọc - viết bảng con: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- Giáo viên đọc đoạn viết 1 lần .
+ Đoạn văn nói tâm trạng En - ri - cô như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa, tại sao?
+ Tên riêng của người nước ngoài khi viết có gì đặc biệt?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên đọc.
 - Giáo viên sửa lỗi.
- 2 học sinh đọc lại. lớp theo dõi đọc thầm.
- Tâm trạng En - ri - cô rất hối hận.
- Có 5 câu.
- Các chữ đầu câu và tên riêng: Cơn, Tôi, Chắc, Bỗng và Cô- rét- ti
- Có dấu gạch nối giữa các chữ.
- Học sinh viết bảng con: Cô- rét– ti, khuỷu tay, sứt chỉ, xin lỗi.
 - Học sinh đọc các từ trên.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nghe GV đọc và viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n (BT2a).
- Ghi nhớ tên của 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái (BT3).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: Trò chơi: Tìm đúng – Tìm nhanh
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và mẫu.
 - Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội thắng cuộc.
- 1 học sinh đọc đề bài và mẫu.
- 2 đội học sinh liên tiếp tìm từ.
 Ví dụ:
 + Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch khoác, xuệch xoạc...
 + Khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,....
- Học sinh đọc lại các từ tìm được (chú ý đọc đúng)
Bài 3a:
- GV hướng dẫn HS làm BT 3 câu a
- Treo bảng phụ
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Chú ý: sửa cho HS hạn chế viết đúng x/s 
- Giáo viên nhận xét, chốt KT
- Học sinh đọc thầm, thảo luận cặp đôi, ghi kết quả vào vở
- 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp, hoàn thành bảng lớp.
- Lời giải:
 + Cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ,xắn tay áo, củ sắn.
 - Học sinh đọc lại kết quả (chú ý phát âm đúng)
 6. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Về nhà luyện viết lại 10 lần các chữ đã viết sai trong bài chỉnh tả. 
- Tìm và viết lại 10 từ có âm đầu là x hoặc s
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tự luyện chữ cho đẹp hơn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP ĐỌC: 
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.
 	 - Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng: nón, lớp, khoan thai, làm, khúc khích, ngọng líu, lớn, núng nính.
 	 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 	 - đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm dãi, vui vẻ, thích thú.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức chơi các trò chơi lành mạnh
4. Phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- GV kết nối - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Lớp hát bài “ Cô giáo với mùa thu”
- Nêu nội dung bài hát
- Lắng nghe 
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành : 
a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
+ Thế nào là “ khoan thai”? Tìm từ trái nghĩa với “ khoan thai”?
 + “ Cười khúc khích” là như thế nào? 
+ Đặt câu với “khúc khích”?
 + Em hình dung thế nào là mặt tỉnh khô?
 + Giải nghĩa từ : " trâm bầu "
+ Giải nghĩa từ “núng nính”.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (nón, lớp, khúc khích, ngọng líu, lớn, núng nính, )
- HS chia đoạn (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...chào cô”
+ Đoạn 2: Tiếp đến “...đánh vần thao”
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
* Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Khoan thai là thong thả, nhẹ nhàng. Trái nghĩa là vội vàng, hấp tấp.
 - Tiếng cười nhỏ, phát ra liên tục thể hiện sự thích thú.
 - HS tự đặt câu.
 - Khuôn mặt không biểu hiện thái độ tình cảm gì?
 - Cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ
 - Nói về má của em bé mập mạp.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì?
+ Ai là “cô giáo”, cô giáo có mấy “học trò”, đó là những ai?
+ Tìm những cử chỉ của cô giáo Bé làm em thích thú?
+ Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh của đám học trò.
 + “Học trò” đón “cô giáo” vào lớp như thế nào?
 + “Học trò” đọc bài của “cô giáo” như thế nào?
 + Từng học trò có nét gì đáng yêu?
 + Em có nhận xét gì về trò chơi của 4 chị em?
 + Theo em vì sao Bé lại đóng vai “cô giáo” đạt đến thế?
=>GV tổng kết bài :
 Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, đáng yêu của mấy chị em.
=> Liên hệ:
+ Tình cảm của em dành cho các thày cô như thế nào?
+ Em có thích sau này làm thầy giáo, cô giáo không?
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Chơi trò chơi lớp học (đóng vai cô giáo, học sinh)
- Bé là “cô giáo”, cô giáo có 3 “học trò”, đó là Hiển, Anh, Thanh.
 - Học sinh nêu.
 - Học sinh nêu.
 - Khúc khích đứng dậy chào.
 - Ríu rít đánh vần theo cô.
- Học sinh nêu.
- Trò chơi hay, lý thú, sinh động, đáng yêu.
- Vì Bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.
- Lắng nghe
- Liên hệ, trả lời
4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc cá nhân.
- Thi đọc trong nhóm, cá nhân
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm đọc
- Các nhóm luyện đọc nối tiếp đoạn
- Các nhóm thi đọc tiếp sức đoạn.
- Cá nhân các nhóm thi đọc từng đoạn theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).
- 2 HS thi đọc toàn bài (M3, M4)
5. HĐ ứng dụng (1 phút) :
- VN luyện đọc lại bài văn cho hay hơn
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tìm và học các trò chơi khác, hướng dẫn các bạn cùng tham gia chơi với mình.
=> Chuẩn bị bài sau: Chiếc áo len 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
 TOÁN:
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần).
- Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ , hiệu.
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép cộng hoặc một phép trừ)
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(a), Bài 3 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, Phấn màu, bảng phụ
- HS: Bảng con
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- TC: Làm đúng - làm nhanh
Cho HS thi làm nhanh 3 phép tính cuối của BT 2 (tiết trước)
- Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất.
- Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng.
- HS thi làm nhanh ra bảng con, ai xong trước sẽ giơ bảng trước.
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành (27 phút):
* Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số; tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Lớp)
Chú ý rèn kĩ năng cộng có nhớ (sang hàng chục) cho đối tượng M1 
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
PASTE 
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Lưu ý: Bài này Y/C HS trình bày thẳng hàng, thẳng cột, không cần kẻ bảng.
- Câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài:
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Dòng 1 ghi gì?
+ Dòng 2 ghi gì?	
+ Dòng 3 ghi gì?
 => Tính và điền số thíc hợp vào chỗ trống.
- Nhận xét, chốt KT 
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- Quan sát HS làm bài
- Đánh giá và nhận xét bài làm của một số em.
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.
Bài 5: (BT chờ - M4)
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp)
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Sau khi nghe Gv hướng dẫn, học sinh tự làm bài cá nhân.
- 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp
- HS tự tìm hiểu nội dung và làm bài cá nhân.
- 1 HS có kết quả đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
 Cả hai ngày bán được:
 415 + 325 =740 ( kg )
 Đáp số: 740 kg
- HS tự làm bài và báo cáo khi hoàn thành
Giải:
Số học sinh nam của khối 3 là:
165 – 84 = 81 (học sinh)
Đáp số: 81 học sinh
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
- Về nhà làm nốt bài 2b, bài 3 (cột 4) vào vở.
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tự viết các số bất kỳ có 3 chữ sỗ, thực hành cộng và trừ các số có 3 chữ số đó ra vở nháp.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2_na.doc