Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 19 - Bài 46: So sánh các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 19 - Bài 46: So sánh các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)

1. Năng lực đặc thù:

- HS biết cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000; xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm không quá 4 số (trong phạm vi 10 000); thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn vầ ngược lại trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 8 trang Quỳnh Giao 08/06/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 19 - Bài 46: So sánh các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
TOÁN
CHỦ ĐỀ 8: CÁC SỐ ĐẾN 10 000
Bài 46: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS biết cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000; xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm không quá 4 số (trong phạm vi 10 000); thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn vầ ngược lại trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000)
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Chia lớp thành 2 đội. Gv đưa ra 5 số và cách đọc các số đó. Gọi mỗi đội 3 HS, YC HS gắn cách đọc với các số tương ứng. Nhóm nào gắn nhanh nhất thì giành chiến thắng
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Khám phá
- GV YC HS quan sát hình ảnh trong phần khám phá và đọc lời thoại trong nhóm đôi.
- GV sử dụng các mô hình nghìn, trăm, chục, đơn vị xếp thành các số cho HS quan sát rồi so sánh.
- GV lấy một số VD khác, YC HS nêu cấu tạo số của những số đó rồi làn lượt so sánh từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 
- YC HS nêu cách so sánh của từng cặp số. Sau đó rút ra kết luận.
=> GV chốt:
+ Trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn;
+ Nếu hai só có cùng số các chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái qua phải
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau

- HS quan sát, đọc lời thoại trong nhóm đôi
- HS quan sát và thực hiện theo
- HS thực hiện so sánh các cặp số để rút ra kết luận
- 2-3 HS nêu cách so sánh.
+ Trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn;
+ Nếu hai só có cùng số các chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái qua phải
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe và nhắc lại

3. Hoạt động
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV YC HS làm vở
- Gọi HS đọc nối tiếp các ý trong bài
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra đáp án
- Gọi các nhóm trả lời từng câu hỏi
? Em làm thế nào để tìm ra bạn ra khỏi mê cung qua cửa ghi số lớn nhất/bé nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS làm vở, trao đổi chéo vở để kiếm tra bài
- Gọi các nhóm báo cáo
? Để sắp xếp tên các cây cầu theo thứ tự từ dài nhất đến ngắn nhất em đã làm như thế nào?
- GV chốt lại đáp án đúng, nhận xét, tuyên dương
- Điền dấu , = vào ô trống
- HS làm bài cá nhân
- HS nối tiếp đọc. HS NX
a/ 856 < 7560 
 5 831 > 5381
 6 742 < 7 624
 8 905 < 8 955
b/ 6 500 > 600 + 5 
 4100 = 4000 + 100
 1 001 > 100 + 1
3257 = 3 000 + 200 + 50 + 7
- 2 -3 HS đọc.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
a/ Bạn Việt ra khỏi mê cung qua cửa ghi số 1 240; Bạn Nam ra cửa ghi số 2 401; Bạn Mai ra cửa ghi số 1 420
b/ Bạn Nam ra khỏi mê cung qua cửa ghi số lớn nhất
c/ Bạn Việt ra khỏi mê cung qua cửa ghi số nhỏ nhất
- 2 -3 HS đọc.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS làm bài cá nhân, trao đổi chéo vở
- 3-4 nhóm báo cáo kết quả
a/ Trong những cây cầu đó, cây cầu Đình Vũ –Cát Hải dài nhất, cây cầu Cần Thơ ngắn nhất
b/ Tên những cây cầu theo thứ tự từ dài nhất đến ngắn nhất: Cầu Đình Vũ, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, cầu Cần Thơ
4. Vận dụng.
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000
- HS lắng nghe và nhắc lại
- HS nêu ý kiến
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
TOÁN
CHỦ ĐỀ 8: CÁC SỐ ĐẾN 10 000
Bài 46: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000; xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm không quá 4 số (trong phạm vi 10 000); thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn vầ ngược lại trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000)
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng. Chia lớp thành 2 đội. Gv đưa ra 5 thẻ ghi các số trong phạm vi 10 000. Gọi mỗi đội 3 HS, YC HS gắn sắp xếp các số cho sẵn theo thứ tự từ bé đến lớn. Đội nào sắp xếp nhanh và chính xác đội đó dành chiến thắng
- GV YC HS nhắc lại cách so sánh các số trong PV 10 000
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi
- 2 -3 HS nhắc lại. HS khác lắng nghe, nhận xét
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV YC HS làm vở
- Gọi HS đọc nối tiếp các ý trong bài. GV YC HS giải thích một số ý
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra đáp án
- Gọi đại diện nhóm trả lời
? Em làm thế nào để tìm ra được túi nào được ăn cuối cùng
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS làm vở, trao đổi chéo vở để kiếm tra bài
- Gọi các nhóm báo cáo
- GV chốt lại đáp án đúng, nhận xét, tuyên dương
? Để sắp xếp tên các đỉnh núi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất em đã làm như thế nào?
Bài 4: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS làm việc nhóm đôi, một bạn hỏi một bạn trả lời 
- Đại diện nhóm lên chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 5: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS làm việc cá nhân, chia sẻ trước lớp
? Em đã làm thế nào để tìm ra được số bé nhất có 4 chữ số mà bạn Mai đã tạo ra?
? Số lớn nhất có bốn chữ số được tạo ra từ những tấm thẻ đó là số nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Điền Đ vào câu đúng, điền S vào câu sai trong những ý sau
- HS làm bài cá nhân
Đ
- HS nối tiếp đọc. HS nhận xét
a/ 10 000 > 9 999 
S
 6120 < 6102
S
Đ
 4275 > 2754
Đ
 6742 > 6743 
S
b/ 3080 = 3000 + 80
S
 5600 < 500 + 60
Đ
 900 + 80 > 9080
 9876 = 9000 + 800 + 70 + 6
- 2 -3 HS đọc.
- Yêu cầu tim túi được ăn cuối cùng
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện vài nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Đáp án: Túi ăn cuối cùng là túi màu xanh lá cây
- Em so sánh các số ghi trên các túi. Em thấy túi màu xanh có ghi số nhỏ nhất
- 2 -3 HS đọc.
- Nêu tên các đỉnh núi đó theo thứ tự từ đỉnh núi thấp nhất đến đỉnh núi cao nhất
- HS làm bài cá nhân, trao đổi chéo vở
- 3-4 nhóm báo cáo kết quả trao đổi: tên các đỉnh núi sắp xếp theo thứ tự từ đỉnh núi thấp nhất đến đỉnh núi cao nhất là: đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Lảo Thẩn, đỉnh Pu Si Lung, đỉnh Phan-xi-păng
- HS trả lời: em đã so sánh độ cao của các đỉnh núi.
- Điền số thích hợp vào ô trống
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm chia sẻ. Nhận xét
- Đáp án:
+ Số bé nhất có bốn chữ số khác nhau: 1023
+ Số bé nhất có bốn chữ số giống nhau: 1111
+ Số bé nhất có bốn chữ số: 1000
+ Số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau: 9876
+ Số lớn nhất có bốn chữ số: 9999
- 2 -3 HS đọc.
- Tìm số có bốn chữ số bé nhất mà Mai có thể tạo ra là số nào? 
- HS làm việc cá nhân, chia sẻ
+ Số có bốn chữ số bé nhất mà Mai có thể tạo ra là: 2037
- Em lập các số có bốn chữ số rồi so sánh các số vừa tạo được
- Số lớn nhất có bốn chữ số được tạo ra từ những tấm thẻ đó là: 7320
4. Vận dụng.
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS trả lời
- HS lắng nghe và nhắc lại
- HS nêu ý kiến

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_19_bai_46_so_sanh_cac_so_trong_p.docx