Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch Lớp 3 - Chủ đề 1: Những chữ cái đáng yêu - Phan Thế Luân

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch Lớp 3 - Chủ đề 1: Những chữ cái đáng yêu - Phan Thế Luân

I. Mục tiêu:

Nhận và nêu được những đặc điểm của kiểu chữ nét đều và chữ trang trí.

Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.

Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- Phương pháp:

+ Gợi ý

+ Trực quan

+ Thực hành, luyện tập.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Vở Dạy- Học mĩ thuật.

 - Bảng chữ cái chữ nét đều và chữ đã được trag trí.

 - Một số bài vẽ của học sinh.

 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.

2. Học sinh: - Vở học Mĩ thuật.

 - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy bìa, kéo.

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định: Hát vui

2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.

3. Bài mới: Mời HS viết tên của mình lên bảng lớp ( hoặc bảng con ), dẫn dắt HS vào bài học

GV dẫn dắt học sinh vào bài mới.

 

docx 5 trang ducthuan 2390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch Lớp 3 - Chủ đề 1: Những chữ cái đáng yêu - Phan Thế Luân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: Tên bài dạy: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU
Số tiết dạy: 2 tiết. Tuần dạy: 1,2
I. Mục tiêu:
Nhận và nêu được những đặc điểm của kiểu chữ nét đều và chữ trang trí.
Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: 
+ Gợi ý
+ Trực quan
+ Thực hành, luyện tập.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị: 
Giáo viên: - Vở Dạy- Học mĩ thuật.
 - Bảng chữ cái chữ nét đều và chữ đã được trag trí. 
 - Một số bài vẽ của học sinh.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.
2. Học sinh: - Vở học Mĩ thuật. 	
 - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy bìa, kéo.
IV. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: Hát vui
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
Bài mới: Mời HS viết tên của mình lên bảng lớp ( hoặc bảng con ), dẫn dắt HS vào bài học
GV dẫn dắt học sinh vào bài mới.	
TIẾT 1 Ngày 20 tháng 8 năm 2019
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
 - TC cho HS hoạt động theo nhóm
 - YC HS quan sát hình 1.1 và 1.2. Đặt câu hỏi:
+ Độ dày của các nét trong một chữ cái có bằng nhau không?
+ Chữ cái có các nét bằng nhau là kiểu chữ gì ?
+ Những chữ cái được tạo dáng và trang trí có thể là chữ in hay chữ thường?
+ Các chữ cái được tạo dáng và trang trí ntn/
 GV chốt ý, giảng giải thêm để học sinh hiểu rõ hơn .
- Cho HS quan sát hình 1.3/ sgk/ Tr30 và tìm hiểu về các bức tranh:
+ Em hãy chỉ ra cách trang trí của các chữ cái mà em quan sát được trong hình 1.3? 
+ Chữ L được trang trí ntn? 
+ Chữ G được trang trí bằng những họa tiết gì? 
- GV tóm tắt: 
+ Chữ nét đều là chữ có độ dày cá nét bằng nhau trong một chữ cái. Chữ NĐ có dáng cứng cáp chắc khỏe.
+ Chữ trang trí có thể là chữ có các nét đều nhau hoặc nét thanh nét đậm.
+ Có nhiều cách để trang trí chữ. Có thể sử dụng các nét cơ bản đã học để tạo dáng chữ và thêm họa tiết trang trí.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
- Gợi ý HS nêu ý tưởng cá nhân về chữ mà HS sẽ tạo dáng và trang trí.
- GV vẽ minh họa trực tiếp cho HS quan sát.
- YC HS quan sát H1.4 - 1.5 hiểu thêm về cách trang trí chữ bằng đường nét và màu sắc.
- GV chốt ý
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- GV cho HS thảo luận nhóm tìm cụm từ có nghĩa mà HS sẽ chọn để tạo dáng và trang trí:
* Hoạt động cá nhân :
 + Hd HS phác thảo nét chữ vào khổ giấy sao cho hợp lí về chiều cao, chiều rộng của chữ cái được tạo dáng.
 + Gợi ý sử dụng nét, màu để tạo họa tiết trang trí cho chữ cái theo ý thích.
 * GV nhận xét tiết học
- Nhận xét một số bài về cách vẽ chữ, cách vẽ nét, màu sắc.
- Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích hs trong học tập.
 * Dặn dò tiết học sau: Chuẩn bị giấy, màu vẽ, keo dán, bìa, kéo 
- HS quan sát, trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- là chữ in hoặc chữ thường.
- HS quan sát hình và tìm hiểu.
+ = nét cong 
+ Bằng những bông hoa nhiều màu và nét đứt 
- HS lắng ghe
- HS quan sát lắng nghe cách thực hiện.
- HS lắng nghe, cá nhân thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
RÚT KINH NGHIỆM:
 ----------------------------**********---------------------------- 
TIẾT 2
 Ngày 27.. tháng 8. Năm 2019
Ổn định: Hát vui.
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 3: Thực hành nhóm
* GV cho HS ngồi theo nhóm.
GV nêu lại chủ đề bài học, hướng cho các em lựa chọn chủ đề và cách thực hiện: 
* Cho HS hoạt động theo nhóm
 - Từ các chữ cái cá nhân thực hiện, sắp xếp thành cụm từ có nghĩa.
 - Cho HS các nhóm vẽ hoặc gắn thêm hình ảnh khác tạo không gian cho sản phẩm thêm sinh động.
 - Vẽ màu phù hợp với nội dung tranh
- GV theo dõi, hổ trợ. Nêu một số lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
- Quan sát giúp đỡ học sinh, nhắc nhở học sinh.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- GV cho HS các nhóm trưng bày tác phẩm của nhóm mình 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
 Đánh giá
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có bài thực hành đẹp, và nhóm có tinh thần tập thể cao. Khuyến khích, động viên nhóm có bài chưa tốt lắm.
- GV cho HS tự đánh giá và ghi nhận xét, đánh giá của GV vào sách học Mĩ thuật.
4. Tổng kết chủ đề:
- Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích hs trong học tập.
5. Vận dụng, sáng tạo: Em có thể tạo dáng và trang trí chữ dưới nhiều hình thức và vật liệu khác để làm bưu thiếp.
- Dặn dò Tiết sau: Mặt nạ con thú.
- Học sinh ổn định
- kiểm tra đồ dùng
- HS ngồi theo nhóm
- HS nêu lại chủ đề bài học và bàn bạc lựa chọn cách thực hiện
- HS cùng nhau sắp xếp các chữ tạo thành cụm từ.
- HS thêm hình ảnh cho SP
- Vẽ màu 
- HS trưng bày tác phẩm của nhóm mình. HS thuyết trình
- Đại diện các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn. 
- HS tự đánh giá và ghi lời đánh giá, nhận xét của giáo viên.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ
RÚT KINH NGHIỆM:
 ----------------------***********---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_dan_mach_lop_3_chu_de_1_nhung_chu_cai_dang.docx