Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 26: Mở rộng vốn từ "Lễ hội". Dấu phẩy

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 26: Mở rộng vốn từ "Lễ hội". Dấu phẩy

Hoạt động của GV

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì?

- GV cho 4 HS làm miệng BT3 (tiết LTVC tuần 25/tr.31,32,33), mỗi bạn làm 1 câu, cả lớp lắng nghe và nhận xét

a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?

b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?

c) Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?

d) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ ?

- HS, GV nhận xét

2. Hoạt động 2: Dạy bài mới

1) Giới thiệu bài:

- Trong giờ luyện từ và câu tuần này, các em sẽ cùng nhau tìm các từ ngữ theo chủ điểm lễ hội , sau đó làm các bài tập về sử

dụng dấu phẩy trong câu.

2) Hướng dẫn làm bài tập

=> Mục tiêu:

- HS hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội. Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội.

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp. a/ Bài tập 1:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Cho cô biết: Bài tập 1 yêu cầu gì?

- GV: “Bài tập này sẽ giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: Lễ, hội, lễ hội. Các em hãy đọc kĩ nội dung bài và dựa vào sự hiểu biết qua thực tế để nối nghĩa thích hợp ở cột B với từ ở cột A”.

- GV yêu cầu HS dùng bút chì làm bài tập vào SGK.

- Gọi 3 HS đọc đáp án, các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án

+ Lễ: các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.

+ Hội: cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

+ Lễ hội: hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.

- GV yêu cầu 2-3HS đọc lại đáp án

b/ Bài tập 2:

-GV: “Vừa rồi, lớp chúng ta đã nắm được thế nào là lễ, hội và lễ hội. Bây giờ, cô cùng các bạn sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về tên của một số lễ hội, một số hội, một số hoạt động trong lễ hội và hội qua BT2”.

- GV cho HS xem một số hình ảnh về lễ hội.

- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận và viết vào giấy nháp.

- GV mời đại diện 1 HS ở mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

+ Tên một số lễ hội: Lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, lễ hội CĐT, chọi trâu,.

+ Tên một số hội: Hội vật, lim, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều.

+ Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội: Cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp, kéo co,.

- GV yêu cầu HS làm bt2 vào vở

- GV liên hệ thực tế: “Vậy các em đã từng được tham gia những lễ hội nào?”

c/ Bài tập 3:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- GV: “Hãy cho cô biết, bài tập 3 yêu cầu gì?”

- Các em hãy quan sát vào 4 câu trong bài. Ở 4 câu đều có 1 điểm chung là gì?

- HS, GV nhận xét

- GV yêu cầu 1 HS đặt câu hỏi cho câu a và 1 HS hãy trả lời câu hỏi đó.

- GV: “Vậy đó là bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Vì sao?”, để ngăn cách bộ phận này với thành phần chính của câu ta dùng dấu phẩy.

- GV hỏi HS trong phần a, cần điền dấu phẩy vào những vị trí nào nữa?

- HS, GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS làm tương tự như vậy cho các câu còn lại vào vở.

* Lưu ý: Ở câu b, có thể HS sẽ đặt dấu phẩy sau từ “dặn”, vì vậy GV cần cắt nghĩa cho HS hiểu rõ ý. Khi hết 1 ý ta đặt một dấu phẩy.

- GV đi vòng quanh lớp quan sát HS làm bài, sửa chữa kịp thời nếu HS sai sót.

- GV chấm một số bài.

 

docx 5 trang ducthuan 4180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 26: Mở rộng vốn từ "Lễ hội". Dấu phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ
LỄ HỘI. DẤU PHẨY
Chủ đề: Nghèo cho sạch, rách cho thơm 
I) MỤC TIÊU:
- HS hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội.
- HS tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội. 
- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy. HS đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3/a/b/c).
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách giáo khoa, vở bài tập
III) HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài gì?
- GV cho 4 HS làm miệng BT3 (tiết LTVC tuần 25/tr.31,32,33), mỗi bạn làm 1 câu, cả lớp lắng nghe và nhận xét
a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?
b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?
c) Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
d) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ ?
- HS, GV nhận xét
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài:
- Trong giờ luyện từ và câu tuần này, các em sẽ cùng nhau tìm các từ ngữ theo chủ điểm lễ hội , sau đó làm các bài tập về sử
dụng dấu phẩy trong câu.
2) Hướng dẫn làm bài tập
=> Mục tiêu: 
- HS hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội. Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp. a/ Bài tập 1:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho cô biết: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- GV: “Bài tập này sẽ giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: Lễ, hội, lễ hội. Các em hãy đọc kĩ nội dung bài và dựa vào sự hiểu biết qua thực tế để nối nghĩa thích hợp ở cột B với từ ở cột A”.
- GV yêu cầu HS dùng bút chì làm bài tập vào SGK.
- Gọi 3 HS đọc đáp án, các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án
+ Lễ: các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
+ Hội: cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
+ Lễ hội: hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
- GV yêu cầu 2-3HS đọc lại đáp án
b/ Bài tập 2:
-GV: “Vừa rồi, lớp chúng ta đã nắm được thế nào là lễ, hội và lễ hội. Bây giờ, cô cùng các bạn sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về tên của một số lễ hội, một số hội, một số hoạt động trong lễ hội và hội qua BT2”.
- GV cho HS xem một số hình ảnh về lễ hội.
- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận và viết vào giấy nháp.
- GV mời đại diện 1 HS ở mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV mời 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
+ Tên một số lễ hội: Lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, lễ hội CĐT, chọi trâu,...
+ Tên một số hội: Hội vật, lim, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều...
+ Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội: Cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp, kéo co,..
- GV yêu cầu HS làm bt2 vào vở
- GV liên hệ thực tế: “Vậy các em đã từng được tham gia những lễ hội nào?”
c/ Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV: “Hãy cho cô biết, bài tập 3 yêu cầu gì?”
- Các em hãy quan sát vào 4 câu trong bài. Ở 4 câu đều có 1 điểm chung là gì?
- HS, GV nhận xét
- GV yêu cầu 1 HS đặt câu hỏi cho câu a và 1 HS hãy trả lời câu hỏi đó.
- GV: “Vậy đó là bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Vì sao?”, để ngăn cách bộ phận này với thành phần chính của câu ta dùng dấu phẩy.
- GV hỏi HS trong phần a, cần điền dấu phẩy vào những vị trí nào nữa?
- HS, GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm tương tự như vậy cho các câu còn lại vào vở.
* Lưu ý: Ở câu b, có thể HS sẽ đặt dấu phẩy sau từ “dặn”, vì vậy GV cần cắt nghĩa cho HS hiểu rõ ý. Khi hết 1 ý ta đặt một dấu phẩy.
- GV đi vòng quanh lớp quan sát HS làm bài, sửa chữa kịp thời nếu HS sai sót. 
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét và chốt lại đáp án.
a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
d. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất nước ta thời xưa.
.3. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài
- HS chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau.
- HS trả lời: “Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?”.
- 4 HS lần lượt trả lời:
a) Người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông vì họ muốn xem mặt và xem tài của ông Cản Ngũ.
b) Trận đấu lúc đầu có vẻ chán ngắt vì lúc này là chỉ có Quắm Đen là hùng hục lao vào keo vật còn ông Cản Ngũ vẫn rề rà, chậm chạp với vẻ lớ ngớ để dò xét đối phương.
c) Ông Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bị trượt chân.
d) Quắm Đen bị thua ông Cản Ngũ vì ông quá khoẻ lại có nhiều kinh nghiệm, mưu trí.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc.
- HS trả lời: “Bài tập yêu cầu chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A”.
- HS làm bài vào SGK.
- 3 HS đọc bài làm, các bạn còn lại nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm bài vào vở
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS: “Bài tập yêu cầu đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu”.
- HS quan sát và trả lời:
+ Điểm chung ở 4 câu là đều có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Nhờ đâu?
- 1HS đặt câu hỏi: Vì sao Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải?
- 1HS trả lời: Vì thương dân.
- HS trả lời: “Cần đặt dấu phẩy sau từ: trồng lúa, nuôi tằm”.
- HS làm bài vào vở
- HS lắng nghe, sửa chữa bài nếu làm sai.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_26_mo_rong_von_tu_le_hoi.docx