Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22: Mở rộng vốn từ "Sáng tạo". Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22: Mở rộng vốn từ "Sáng tạo". Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (bài tập 1).

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (bài tập 2).

- Biết dùng đúng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đúng và đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

3. Thái độ:

- HS tự giác, chủ động hoàn thành các bài tập.

- Yêu thích và ham học tiếng Việt.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, phiếu học tập, bảng phụ

2. Học sinh: SGK, VBT, vở, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx 3 trang ducthuan 08/08/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 22: Mở rộng vốn từ "Sáng tạo". Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO.
DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (bài tập 1).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (bài tập 2).
- Biết dùng đúng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đúng và đặt được câu có sử dụng dấu phẩy. 
3. Thái độ: 
- HS tự giác, chủ động hoàn thành các bài tập.
- Yêu thích và ham học tiếng Việt.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, VBT, vở, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
- GV hỏi: 
+ Có mấy cách nhân hóa, đó là những cách nào?
+ Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?” 
- Học sinh trả lời:
+ Có ba cách nhân hóa đó là: 
Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người. 
Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. 
Nói với sự vật thân mật như nói với con người.
- HS trả lời: 
a) ở huyện Đan Phượng
b) ở quê hương ông
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm Sáng tạo, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện cách sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm và dấu chấm hỏi.
- Mời HS mở vở ghi bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS: dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm HS.
- Cho học sinh làm bài (phiếu học tập nhóm 4).
- Đại diện mỗi nhóm dán bài làm lên bảng lớp, chia sẻ kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc (nhóm tìm được đúng, nhanh và nhiều từ ngữ nhất).
- GV: 
+ Em có nhận xét gì về tinh thần, thái độ làm việc của những người trí thức?
+ Em cần học tập những người trí thức điều gì?
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng. 
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và bốn câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- GV cho cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân.
- GV treo 2 bảng phụ đã viết 4 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài. Sau đó đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi rõ.
- Yêu cầu cả lớp sửa bài:
a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b)Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
- GV: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận chỉ địa điểm (đứng ở đầu câu) với bộ phận khác trong câu.
Bài tập 3:
- Mời HS đọc yêu cầu của bài và truyện vui Điện.
- GV giải nghĩa từ phát minh: tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
- Mời 1 HS giải thích yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân.
- Mời 1-2 HS chia sẻ bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại truyện vui sau khi đã sửa đúng dấu câu.
- GV hỏi:
+ Truyện gây cười ở chỗ nào?
- HS lắng nghe.
- HS mở vở ghi bài.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Học sinh trao đổi và làm vào phiếu bài tập.
- HS mở SGK lần theo tên từng bài tập đọc và nội dung các bài chính tả để làm bài.
- Đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả trước lớp.
*Dự kiến kết quả:
Chỉ tri thức
Chỉ hoạt động của tri trức
Nhà bác học, tiến sĩ,...
Nghiên cứu khoa học
Kĩ sư,...
Thiết kế nhà cửa
Bác sĩ,...
Chữa bệnh
Cô giáo,...
Dạy học
Nhà văn,...	
Sáng tác
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài.
- Làm bài theo yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 - HS sửa bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Trong truyện vui Điện, bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống. Chúng em phải kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai, giúp bạn sửa những chỗ sai.
- HS làm bài.
- Chia sẻ kết quả bài làm.
- Dấu câu đúng lần lượt là: dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm.
- HS đọc lại truyện vui.
-...Ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau đó mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động. Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải “thắp đèn dầu để xem vô tuyến”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến!
3. Củng cố:
- Về nhà kiểm tra lại các bài tập đã làm ở lớp.
- HS lắng nghe.
IV. Định hướng học tập
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_22_mo_rong_von_tu_sang_ta.docx