Giáo án Luyện từ và câu 3 - Tiết 19: Nhân hóa. Ôn tập đặt và trả lời câu hỏi khi nào? - GV: Nguyễn Phương Thảo
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 19: NHÂN HÓA. ÔN TẬP ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
+ Nhận biết được hình ảnh nhân hóa và các cách nhân hóa trong đoạn thơ cho trước. (MĐ2,3)
+ Ôn tập về mẫu câu Khi nào? (MĐ3)
2. Kỹ năng:
+ Tìm được hình ảnh nhân hóa trao đổi cùng bạn về hình ảnh nhân hóa mà mình đã tìm được
+ Nêu được các cách nhân hóa
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?
3.Thái độ:
+ Học sinh thích thú tìm hiểu thêm về nhân hóa ngoài kiến thức đã học.
+ Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 1.b; 2; 3.
HS: SGK, phấn, bút.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 - Tiết 19: Nhân hóa. Ôn tập đặt và trả lời câu hỏi khi nào? - GV: Nguyễn Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học PL GV: Nguyễn Phương Thảo Lớp: 3A2 Tiết: 19 Tuần:19 Ngày 26 tháng 3 năm 2020 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 19: NHÂN HÓA. ÔN TẬP ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? I. Mục tiêu 1. Kiến thức: + Nhận biết được hình ảnh nhân hóa và các cách nhân hóa trong đoạn thơ cho trước. (MĐ2,3) + Ôn tập về mẫu câu Khi nào? (MĐ3) 2. Kỹ năng: + Tìm được hình ảnh nhân hóa trao đổi cùng bạn về hình ảnh nhân hóa mà mình đã tìm được + Nêu được các cách nhân hóa + Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? 3.Thái độ: + Học sinh thích thú tìm hiểu thêm về nhân hóa ngoài kiến thức đã học. + Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 1.b; 2; 3. HS: SGK, phấn, bút. III. Hoạt động dạy học : TG Nội dung chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2-5’ I. Kiểm tra bài cũ Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi nêu những câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh ? -GVNX,đánh giá chung phần KTBC - HS làm -HS NX 32-35’ 1-2’ II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập a. Bài 1 (MĐ 2,3) MT: - Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa. b. Bài 2 (MĐ 2,3) MT: HS tìm được các hình ảnh nhân hoá có trong bài thơ “ Anh Đom Đóm” + Cò Bợ – chị – ru con + Vạc – thím- lặng lẽ mò tôm c. Bài 3 : (MĐ 2) MT: Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi “ khi nào” trong câu a. Khi trời đã tối b. Tối mai c. Trong học kì 2 c. Bài 4 : (MĐ 3) MT:Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào?” - Ngày 31 tháng 5/ khoảng cuối tháng 5 - Đầu tháng 6/ ngày1 tháng 6 III. Củng cố, dặn dò - Vừa rồi các con đã đặt câu chứa hình ảnh so sánh rất là tốt. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con thêm 1 biện pháp nghệ thuật nữa đó là nhân hóa và ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? -GV viết bảng - Gọi 2 HS nhắc tên bài Bài 1:Đọc hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi ( 13 phút) - Đọc yêu cầu, nội dung bài tập Bài tập yêu cầu gì? + Trong bài nhắc đến một con vật là con gì? - Chiếu hình ảnh đom đóm GV giải thích: Đom đóm là 1 loài bọ cánh cứng, bụng phát ra ánh sáng lập lòe, hoạt động về đêm. Đối với bài tập này HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu bài tập với thời gian là 2 phút. Con đom đóm được gọi bằng Tính nết của con đom đóm Hoạt động của đom đóm - Gọi đại diện 1 nhóm lên chiếu phiếu BT - Trong khổ thơ này tác giả gọi đom đóm bằng gì? * Trong khổ thơ trên đom đóm là một con vật nhưng tác giả lại dùng một từ gọi người đó là từ ‘anh’ để gọi con vật đó. Cách dùng như vậy gọi là biện pháp nhân hóa. Vậy con hiểu nhân hóa là gì? + Trong khổ thơ trên tác giả tả tính nết của đom đóm bằng những từ ngữ nào? *Các em ạ “ chuyên cần” là từ chỉ tính nết của con người, của học sinh thể hiện sự chăm chỉ, chịu khó của người đó. - Gọi 1 em đặt câu với từ chuyên cần. - Nhận xét, khen ngợi - Ngoài từ tả tính nết của Đom Đóm ra thì những từ ngữ nào miêu tả hoạt động Đom Đóm? GV chốt: Những từ vừa tìm được là những từ tả HĐ của người. GV giải nghĩa từ: Lên đèn: thắp đèn, bật đèn vào lúc chập tối đi gác: hđ gác của người lính. đi rất êm: đi nhẹ không có tiếng động. đi suốt đêm: đi không nghỉ ngơi. *Việc dùng từ tả tính nết,HĐ của người để nói về tính nết, HĐ của con vật được gọi là môt biện pháp nhân hóa. *Chốt: Qua BT1 các em đã biết được có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào? + Vậy em hiểu nhân hóa là gì? Gọi HS nhắc lại. - Gọi HS lấy ví dụ gọi, tả con vật như con người. - GV Nhận xét khen ngợi - Cách gọi tên và miêu tả tính nết, hoạt động của đom đóm như con người có tác dụng gì? - Nhận xét khen ngợi * Chốt: Ngoài sự gần gũi và đáng yêu việc sử dụng hình ảnh nhân hóa làm cho câu văn, đoạn văn thêm sinh động và giàu hình ảnh. Chuyển ý: Vừa rồi chúng ta được tìm hiểu về biện pháp nhân hóa. Vậy để khắc sâu kiến thức hơn cô cùng các con tìm hiểu BT 2. Bài 2. Trong bài thơ Anh đóm đóm( đã học ở học kỳ 1), còn những con vật nào được gọi và tả như người(nhân hóa)?(10 phút) Đọc yêu cầu - Bài 2 yêu cầu gì? Mời 1 em đọc lại bài thơ Anh đom đóm - Bấm máy bài thơ - Với yêu cầu BT này các em hãy thảo luận theo nhóm 4 vào phiếu học tập với thời gian là 3 phút Tên các con vật Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả như tả người + Đại diện 1 nhóm lên dán phiếu đọc kết quả. - GV hỏi + Bạn nào cho cô biết thím là vợ của ai? - Trong bài thơ những con vật nào được gọi như người? - Trong bài thơ những con vật nào được tả như người? - Những từ ngữ được tả như người là những từ ngữ nào? - Chốt:Trong bài thơ Cò Bợ được gọi là chị, Vạc được gọi là thím,những từ ngữ tả hoạt động của hai con vật là ru con và mò tôm. Tác giả đã dùng từ gọi và tả người để gọi và tả 2 con vật này. Nhận xét , khen ngợi + Mời HS đặt câu có hình ảnh nhân hóa ? - Trong câu văn trên sự vật nào được nhân hóa? - Nhận xét khen ngợi Chuyển ý: Vừa rồi các con đã tìm hiểu về biện pháp nhân hóa và đã đặt được câu chứa biện pháp nhân hóa rất là tốt. Cô khen tất cả các con. Vậy để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào” cô trò mình chuyển sang BT3. Bài 3. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?(6 phút) - HS đọc đề bài - BT yêu cầu làm gì? - Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? là các cụm từ chỉ gì ? BT này các em dùng bút chì làm cá nhân vào SGK, 1 bạn lên bảng làm bài thời gian làm 2 phút.. - GV chữa bài Đọc Câu a, Anh đom đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. - Để tìm bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? Thì các em cần làm gì? - Gọi HS đặt câu hỏi - Cụm từ nào trả lời cho câu hỏi này? - Khi trời đã tối là cụm từ nói về thời gian Đọc câu b, c. - Nhận xét. + Bộ phận TLCH Khi nào thường đứng ở vị trí nào trong câu? + Trong các câu BT3 con vật nào được nhân hóa? - Nhận xét, khen ngợi Chuyển ý: Vừa rồi các em đã làm BT rất tốt. Để khắc sâu kiến thức hơn và trả lời câu hỏi “Khi nào?” cô trò mình cùng chuyển sang BT4 Bài 4. Trả lời câu hỏi:(5 phút) - Đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì? + Các câu này được viết theo mẫu câu hỏi nào? + Đó là mẫu câu hỏi về thời gian hay địa điểm? - Em có thể thay thế cụm từ Khi nào? bằng câu hỏi nào khác được không? - Đối với BT này HS trả lời theo cặp. Lưu ý: có thể thay đổi câu hỏi phù hợp theo cách xưng hô. - Nếu không nhớ cụ thể các mốc thời gian thì các con có thể nói khoảng thời gian nào diễn ra cũng được. VD: Lớp mình vào HK2 khi nào? Tháng mấy chúng mình được nghỉ hè? - Gọi HS hỏi đáp theo cặp trước lớp - Nhận xét, khen ngợi Liên hệ: - Lớp mình vừa kết thúc học kỳ I khi nào? - Bạn nào biết bắt đầu học kỳ I khi nào? GV nói: Qua tiết học vừa rồi các em đã được tìm hiểu thêm một biện pháp nghệ thuật nữa đó là nhân hóa - 1 HS nhắc lại thế nào là nhân hóa? - Có mấy cách nhân hóa - Cả lớp cùng hát bài Chim Vành Khuyên - Nêu tên các con vật được nhân hóa? - Về nhà các em sẽ tìm các bài thơ, bài văn, câu chuyện có hình ảnh nhân hóa nhé xem trước tiết 19 tập viết chữ - Nhận xét tiết học - HS nhắc tên bài - HS đọc yêu cầu của bài. Bài tập yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi. - HSTL: Con đom đóm. - HS quan sát và lắng nghe. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày - Tác giả gọi đom đóm bằng “anh”. + Nhân hóa là dùng từ gọi người để gọi cho con vật. - Chuyên cần - HS lắng nghe - HS đặt câu VD : Các bạn học sinh chuyên cần học tập. - Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ Có 2 cách: - Gọi sự vật như gọi người - Tả sự vật như tả người Nhân hóa là cách gọi, tả vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người. - HS nhắc lại - HS lấy VD - HSTL Cho ta thấy sự vật trở nên gần và đáng yêu. HS đọc 1 HS nêu - HS đọc HS Thảo luận nhóm 4 - 1 HS dán phiếu đọc kết quả của nhóm. - Thím là vợ của chú -Cò Bợ và Vạc - Chị Cò Bợ ru con Thím Vạc mò tôm - HSTL - HS đặt câu VD : Sáng sớm, chú gà trống gáy ò ó o. - HSTL - HS đọc - HSTL -Thời gian HS làm bài HS đọc - Đặt câu hỏi Khi trời đã tối -Đầu câu hoặc cuối câu Đom Đóm - HS đọc - TLCH - Khi nào? - Thời gian - có thể thay bằng Lúc nào - HS hỏi đáp theo cặp đôi - HS trả lời - HS nhắc lại - có 2 cách HS hát HSTL Rút kinh nghiệm: ........
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_3_tiet_19_nhan_hoa_on_tap_dat_va_tra.docx