Giáo án lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2012-2013

Giáo án lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2012-2013

 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn luyện đọc từng câu.

- Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.

- Giáo viên gọi nối tiếp từng dãy đọc hết bài.

- Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn nối tiếp.

- GV kết hợp giải nghĩa từ khó: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn

- Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ trên.

 3.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :

+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?

- Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi:

- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ?

- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?

- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?

- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?

- Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi:

- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?

- Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 4 và hỏi:

+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :

+ Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?

- Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

3.4.luyện đọc lại:

- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài và lưu ý HS đọc đoạn văn: giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối.

- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.

 

doc 30 trang trinhqn92 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày tháng 1 năm 2013
Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Bài: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
A. MỤC TIÊU:
1.Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét; lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin.
2.Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
- HS : SGK. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
- Nội dung bài nói gì ?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 3.1.Giới thiệu bài : 
- Tranh gợi cho em biết điều gì ?
Tranh vẽ một lán trại đơn sơ: nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Ở lại với chiến khu”.
Ghi bảng.
3.2.HD HS luyện đọc :
GV đọc diễn cảm : giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên; thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn luyện đọc từng câu.
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi nối tiếp từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn nối tiếp.
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn 
Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ trên. 
 3.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? 
Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ?
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi:
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 4 và hỏi:
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
- Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
3.4.luyện đọc lại:
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài và lưu ý HS đọc đoạn văn: giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
 KỂ CHUYỆN
3.5.HD kể từng đoạn của câu chuyện .
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh tập kể câu chuyện.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài.
Giáo viên nhắc học sinh: các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. Kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
Giáo viên cho 4 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
4.Củng cố: 
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
5. Dặn dò:
- GV động viên, khen ngợi HS kể hay; Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
3 học sinh đọc.
Học sinh trả lời.
- Để tổng kết tháng.
- Lắng nghe.
Học sinh quan sát và trả lời.
- Nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Học sinh đọc nối tiếp câu.
-Chú ý.
Học sinh đọc tiếp nối.
- Lắng nghe.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
Học sinh đọc thầm.
Để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu:
vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Dịu dàng, trìu mến.
Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xinđược chiến đấu hi sinh vì Tổquốc của các chiến sĩ nhỏ. Oâng hứa sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy nguyện vọng của các em. 
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
- Lắng nghe.
- Nghe hướng dẫn.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
-HS đọc yêu cầu bài.
Dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện. 
Học sinh đọc lại các câu hỏi.
4 học sinh lần lượt kể. 
- Chia thành nhóm nhỏ, kể.
- Lắng nghe.
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Thực hiện yêu cầu.
Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Môn: Toán
ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA
ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU:
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; Trung điểm của một đoạn thẳng.
* Bài tập cần làm: bài 1, 2.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/.GV: Bảng phụ; SGK.
2/.HS: SGK, vở, thước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
 - Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6/97 SGK.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa.
 A O B
- Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- Yêu cầu học sinh trả lời.
b/ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
- Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 3cm 3 cm
 A M B
- GV nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.
- M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).
- Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
3.1/ Thực hành:
* Bài tập 1. A M B
 O
 C N D
* Bài tập 2.
- Giáo viên gơi ý cho học sinh trả lời. Yêu cầu học sinh nêu lý do sai đúng?
* Bài tập 3. ( dùng cho HS khá giỏi)
- Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình bài 3 và gọi học sinh trả lời theo yêu cầu của SGK.
 4. Củng cố: 
- Giáo viên gọi HS nhắc lại nội dung của bài mẫu 1 và 2 SGK trang 98.
- Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa?
- Một điểm như thế nào gọi là trung điểm?
 5.Dặn dò:
-Về xem lại bài và bài học tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại: “O là điểm ở giữa hai điểm A và B, A ở bên trái điển O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng”.
- Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- Vài học sinh nhắc lại:
 “M là trung điểm của đoạn AB, với điều kiện M là điểm ở giữa A và B đồng thời đoạn thẳng AM = MB”.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời theo yêu cầu SGK.
a) Ba điểm thẳng hàng là : A, M, B; M, O, N; C, N, D.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
 - N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
 - O là điểm ở giữa hai điểm M và N.
- Kết quả:
Câu a và e đúng.
Câu b, c, d là câu sai.
- Học sinh giải thích:
- I là trung điểm của BC , vì B, C, I thẳng hàng và BI = IC.
+ Tương tự:
- O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
- O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
- K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
- Vài học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
-Điểm bất kì nằm bên trong 2 điểm.
-Điểm chính giữa 2 điểm.
-Lắng nghe.
-Chú ý.
******************************************************************
Thứ ba, ngày tháng 1 năm 2013
Môn: Tập đọc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
A. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ).
* Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
* KNSCB: Thể hiện sự cảm thông; kiềm chế cảm xúc; lắng nghe tích cực.
* PP, KT DHTC: Trình bày ý kiến cá nhân; thảo luận nhóm; hỏi đáp trước lớp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng, một số hình ảnh về bộ đội treo ở lớp, bản đồ để giải thích vị trí của dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk.
HS : SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
 - Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Ở lại với chiến khu
 - GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện“Ở lại với chiến khu” và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3 .Bài mới :
 3.1.Giới thiệu bài : 
GV hỏi : Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài : “Chú ở bên Bác Hồ”. Bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, ghi bảng.
 3. 2.Luyện đọc :
GV đọc mẫu bài thơ.
Giáo viên đọc mẫu bài thơ: hai khổ thơ đầu đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghen ngào của bốmẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
HD HS luyện đọc từng khổ thơ. GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
GV giúp học sinh nắm các địa danh: Trường Sơn, Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk
Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ mà học sinh chưa hiểu :
Bàn thờ: nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, Tết. 
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ.
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm.
Gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ.
Nhận xét, khen ngợi.
 3. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
GV cho HS đọc thầm cả bài thơ và hỏi: 
- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
- Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao ?
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?
- Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?
GV chốt: Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình dân của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên họ. 
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? 
* Bác Hồ và những chiến sĩ hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
 3. 4.Học thuộc lòng bài thơ :
GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho HS đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
GV xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ. 
Gọi từng dãy HS nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
GV tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
GV cho HS thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
GV cho HS thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ.
GV cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
- GV cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay.
 4.Củng cố: 
Gọi 2 HS đọc lại bài.
Qua bài học, em hiểu được điều gì?
5 .Dặn dò:
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ; Chuẩn bị bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
Học sinh nối tiếp nhau kể 
- Chú ý.
Học sinh quan sát và trả lời.
- Lắng nghe.
Học sinh lắng nghe. 
- Thực hiện yêu cầu.
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. 
- Lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
- Lắng nghe.
Cá nhân đọc.
- Chú ý.
- Đọc theo nhóm.
- Mỗi tổ đọc tiếp nối.
- Nghe.
Học sinh đọc thầm.
Sao lâu quá là lâu! Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu ?.
Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ. 
Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Chú đã hi sinh./ Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất./ Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và ở bên Bác.
Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
-Lắng nghe.
- HS quan sát.
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV. 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Cá nhân đọc thuộc lòng.
-Thực hiện.
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức.
Lớp nhận xét. 
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 
2 - 3 học sinh thi đọc.
Lớp nhận xét.
- Đọc.
- Hiểu được: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Môn: Chính tả (Nghe – viết)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
A. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm dúng bài tập (2) b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1./ GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2b.
2./HS : VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
-Cho lớp chơi trò chơi.
2.Kiểm tra bài cũ:
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3 .Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài.
3.2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết :
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
- Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
- Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
- Tên bài viết ở vị trí nào ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
 * Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu kết hợp
phân tích, giải nghĩa,viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ, 
-Gọi HS viết bảng con. 
Nhận xét, khen ngợi.
Đọc cho học sinh viết:
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài:
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi .
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt .
3.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
Cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bảng phụ.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
- Nhận xét, khen ngợi. 
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố:
- Gọi một số em viết sai lên bảng thi đua viết lại.
-Nhận xét, chốt ý đúng.
5 .Dặn dò:
- Về xem lại bài, bài học tiếp theo.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chơi trò chơi.
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.
Học sinh nghe.
2 – 3 học sinh đọc lại.
Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.
Lời bài hát trong đoạn văn được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li.
Tên bài viết từ lề đỏ lùi vào 4 ô.
Đoạn văn có 5 câu.
Học sinh đọc, tìm từ khó.
Học sinh viết vào bảng con.
- Chú ý.
-Lắng nghe và thực hiện.
-Chú ý.
HS chép bài chính tả vào vở.
-Chú ý.
Học sinh sửa bài 
- Soát lại bài.
-Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm.
 Đúng là một cặp sinh đôi
 Anh thì loé sáng, anh thời ầm vang
Anh làm rung động không gian
Anh xẹt một cái rạch ngang bầutrời.
 Là sấm và sét
 Miệng dưới biển, đầu trên non
 Thân dài uốn lượn như con thằn lằn
 Bụng đầy những nước trắng ngần
 Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè.
 Là con sông
- HS đọc bài.
- Lắng nghe.
-Đọc yêu cầu 2.
Viết lời giải các câu đố sau :
Ăn không rau như đau không thuốc
Cơm tẻ là mẹ ruột
Cả gió thì tắt đuốc
Thẳng như ruột ngựa.
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Môn: Toán
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
* Bài tập cần làm 1, 2.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/.GV: SGK, chuẩn bị 1 tờ giấy HCN (BT2).
2/.HS: SGK, thước kẻ, vở, viết.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định tổ chức:
 - Cho lớp hát.
 2 .Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi bảng, gọi 2 HS nêu miệng bài tập 3/98.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học. 
3.2. HD luyện tập:
 * Bài tập 1: 
- Giáo viên cho học sinh thực hành theo bài 1a SGK (yêu cầu HS biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước, Nếu đoạn thẳng AM bằng một nửa đoạn thẳng AB thì M là “trung điểm” của đoạn thẳng AB).
- Bài 1b. Gọi HS đọc yêu cầu của đề và thực hành đo và xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
 * Bài tập 2:
 - Cho mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành của SGK.
- GV theo dõi và ghi điểm cho HS.
 4. Củng cố:
- Cho HS thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ...
 5.Dặn dò:
-Xem lại bài; Xem trước bài So sánh các số trong phạm vi 10 000 (trang 100).
-Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- 2 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.
- HS dùng thước đo cm, đo đoạn thẳng AB, AM và nhận xét AM = AB, nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- HS dùng thước đo cm đo đoạn thẳng CD, sau đó lấy độ dài của đoạn thẳng CD chia cho 2, rồi xác định trung điểm của đoạn thẳng CD tương tự như bài mẫu 1a.
- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Lắng nghe.
- Học sinh thực hiện hoặc trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
ÔN TẬP: XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/Giáo viên : Tranh ảnh về chủ đề Xã hội.
2/Học sinh : SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
 - Cho lớp chơi trò chơi.
2 .Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh môi trường (tt).
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
Theo bạn, các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cho chảy ra đâu ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Ôn tập xã hội.
3.2.Hướng dẫn ôn tập :
* Hoạt động 1. Quan sát tranh. 
 + Bước 1. Yêu cầu quan sát.
-Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình?
-Theo bạn hành vi nào đúng? Hành vi nào sai?
- Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
 + Bước 2. Nêu nhiệm vụ cho các nhóm.
-Ở hình 1, hoạt động nào đúng, hđ nào sai ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 + Bước 3. Thảo luận nhóm.
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người?
- Theo bạn các loại nước thải gia đình, bệnh viện cần cho chảy ra đâu?
-Một số nhóm trình bày.
 + Bước 4. 
-GV nhận xét và kết luận SGV/93.
Trong nước bẩn có chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nếu để làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
-Gọi một số HS đọc mục bạn cần biết.
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh.
 + Bước 1.
- Theo em, cách xử lý như vậy hợp vệ sinh chưa?
 + Bước 2. Quan sát, thảo luận hình 3,4.
- Hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
- Theo bạn, nước thải có cần xử lý không?
 + Bước 3. Đại diện.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận: Việc xử lý các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
4. Củng cố: 
- Hãy cho biết nước thải của gia đình mình và địa phương mình thải ra ở đâu?
-Hệ thống lại mục bạn cần biết. Yêu cầu HS phải có ý thức vệ sinh môi trường.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị : bài 40: Thực vật.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chơi trò chơi.
Học sinh trình bày.
- Từ cóng rảnh rồi ra dòng sông.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
 SGK/72;73.
- Học sinh quan sát hình 1;2/SGK/72 và trả lời theo gợi ý.
+ Một số bạn đang tắm sông, 1 người đổ rác bẩn và nước thải xuống sông, người gánh nước sông về dùng rửa thức ăn (giặt quần áo).
- Bạn trẻ tắm (Đ) ; Đổ rác bẩn và gánh nước về dùng (S).
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Chất bẩn, độc hại và các vi khuẩn gây bệnh cho con người.
- Đưa về hệ thống thoát nước và xử lý trước khi chảy ra sông, ao, hồ 
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
- Vài học sinh nêu lại mục “Bạn cần biết” SGK/73.
-Hợp vệ sinh rồi.
- Hợp vệ sinh: hình 4,chưa hợp vệ sinh là hình 3.
- Cần được xử lý.
- Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
-Lắng nghe.
- nhà: thải vào hầm rút.Thải vào cống rãnh ra sông.
Học sinh lắng nghe. 
- Chú ý.
-Lắng nghe.
******************************************************************
Thứ tư, ngày tháng 1 năm 2013
Môn: Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
A. MỤC TIÊU:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
* Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
/GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
/HS : VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:Nhân hoá.
 Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Giáo viên gọi HS nhắc lại : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “Anh đom đóm” hoặc một bài thơ, văn bất kì. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối, bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người là nhân hoá.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài : Trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Các em sẽ có hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Bài học còn giúp các em Luyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn.
Ghi bảng.
3.2.Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. 
Bài tập 1:
Giáo viên cho HS mở SGK và nêu yêu cầu. 
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Cho 3 HS làm bài trên bảng phụ; gọi HS đọc bài làm : 
Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc 
Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn 
Những từ cùng nghĩa với bảo vệ 
Giữ gìn, gìn giữ 
Những từ cùng nghĩa với xây dựng 
Dựng xây, kiến thiết 
Bài tập 2:
Giáo viên cho HS đọc yêu cầu .
GV nhắc học sinh : kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có thể kể về vị anh hùng các em được biết qua đọc sách báo, sưu tầm ngoài nhà trường.
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Cho học sinh thi kể.
* KL: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
 * Bài tập 3:
Giáo viên cho HS đọc yêu cầu.
GV giảng thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên cho học sinh gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
 4.Củng cố:
Cho HS nêu một số từ ngữ về Tổ quốc.
Nhận xét, khen ngợi.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Nhắc lại tựa bài.
- Mở SGK.
- Thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài.
Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: 
-Đọc yêu cầu:
Hãy viết vắn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước để chuẩn bị cho bài nói về vị anh hùng đó. 
Học sinh làm bài.
Cá nhân.
-Lắng nghe.
Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng: 
-Lắng nghe.
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc lại.
- HS nêu: đất nước, giang sơn, ..
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
Môn: Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (TIếP THEO)
A. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng ) và câu ứng dụng: Nhiễu điều thương nhau cùng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/GV : chữ mẫu N ( Ng ), tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
2/HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
2 .Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Nhà Rồng
Nhận xét, khen ngợi.
3 .Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài :
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
- Đọc tên riêng và câu ứng dụng.
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
- Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV : trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa N ( Ng ), tập viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : N ( Ng )
 3. 2.Hướng dẫn viết trên bảng con:
Luyện viết chữ hoa.
GV viết chữ Ng trên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi : Chữ N được viết mấy nét ?
- Độ cao chữ N hoa gồm mấy li ?
- Chữ g cao mấy li ?
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết V, T.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng)
GV cho HS đọc tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi.
Giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở huyện điện bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lí (Sài Gòn), mưu giết Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc-na–ma–ra. Việc không thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạnh. Trước khi bọn giặc bắn anh, anh còn hô to: “Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
-Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
- Đọc lại từ ứng dụng.
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc HS Nguyễn Văn Trỗi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 3 chữ cái đầu N, V, T.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Nguyễn Văn Trỗi 2 lần.
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng :
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
- Câu tục ngữ ý nói gì ?
Giáo viên chốt: Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau. 
- Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
- Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Nhiễu, Người. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
 3.3.HD HS viết vào vở Tập viết :
Giáo viên : trước khi viết bài, cô 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2012_2013.doc