Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ năm)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng
Hoạt động 1: khởi động: (5’)
hoạt động thở và cơ quan hô hấp
- Nêu sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra?. (Dành cho học sinh HT)
- Kể tên các cơ quan hô hấp?
- Nêu nhiệm vụ của cơ quan hô hấp?
- Nhận xét,
- GV giới thiệu: - Để giúp các em biết chúng ta nên thở bằng bộ phận nào và có ý thưc giữ vệ sinh đường mũi, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay:“Nên thở như thế nào?”
- Gọi HS nhắc tựa bài
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. (10’)
MT: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
(GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bảng mũi, vệ sinh mũi )
- GV cho HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình. Hỏi:
- Các em nhìn thấy gì trong mũi?
- Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
- Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
-Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? (Dành cho học sinh HT)
=> Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK. (14’)
MT: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
(GDKNS: Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng)
- GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các H3,4,5 trang 7 thảo luận nhóm đôi trả lời:
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào? (Dành cho học sinh HT)
+ Nêu cảm giác của em khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi? (Dành cho học sinh HTT)
- Thở không khí trong lành có lợi gì?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
- GV chốt ý, giáo dục.( Như SGV)
Hoạt động 4: Củng cố (4’)
- GV cho HS thi đua xếp tranh
- Tuyên dương, nhận xét
Hoạt động nối tiếp: (2’)
-Cho HS đọc lại phần bạn cần biết, và thực hiện thở không khí trong lành để có sức khỏe tốt
-Chuẩn bị: Vệ sinh hô hấp.
Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Tự nhiên xã hội (Tiết 2) Nên thở như thế nào? I/ Mục tiêu: - Hiểu được cần thở bằng mũi không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ. - Rèn cho HS nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với SK con người. GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bảng mũi, vệ sinh mũi. + Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng - HS có năng lực: biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thắm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra: khí các- bô - níccó trong máu được thải ra ngoài qua phổi. - Giữ gìn và bảo vệ cơ quan hô hấp. Thông qua bài học GD cho Hs biết một số KNS II/ Đồ dùng dạy học: - SGK trang 6, 7 - HS: SGK, gương soi nhỏ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: khởi động: (5’) hoạt động thở và cơ quan hô hấp - Nêu sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra?. (Dành cho học sinh HT) - Kể tên các cơ quan hô hấp? - Nêu nhiệm vụ của cơ quan hô hấp? - Nhận xét, - GV giới thiệu: - Để giúp các em biết chúng ta nên thở bằng bộ phận nào và có ý thưc giữ vệ sinh đường mũi, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay:“Nên thở như thế nào?” - Gọi HS nhắc tựa bài 2,3HS -1 HS nhắc lại. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. (10’) MT: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. (GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bảng mũi, vệ sinh mũi ) GV cho HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình. Hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi? Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi? - Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì? -Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? (Dành cho học sinh HT) => Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. HS thực hiện. Lông mũi Chất dịch nhầy HS tự nêu Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ Hoạt động 3: Làm việc với SGK. (14’) MT: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. (GDKNS: Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng) GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các H3,4,5 trang 7 thảo luận nhóm đôi trả lời: + Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi? + Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào? (Dành cho học sinh HT) + Nêu cảm giác của em khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi? (Dành cho học sinh HTT) Thở không khí trong lành có lợi gì? Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì? GV chốt ý, giáo dục.( Như SGV) HS thảo luận nhóm đôi theo SGK và trả lời. Tranh 3: không khí trong lành. Tranh 4,5: không khí có nhiều khói bụi. Cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Cảm thấy ngộp thở, khó chịu. Giúp ta khoẻ mạnh. Có hại cho sức khoẻ. Hoạt động 4: Củng cố (4’) GV cho HS thi đua xếp tranh Tuyên dương, nhận xét HS thi đua theo đội Nhận xét Hoạt động nối tiếp: (2’) -Cho HS đọc lại phần bạn cần biết, và thực hiện thở không khí trong lành để có sức khỏe tốt -Chuẩn bị: Vệ sinh hô hấp. Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe dặn dò ................................................... Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 Chính tả: (Tiết 2) Chơi chuyền I/Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ: Chơi chuyền - Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2). Làm đúng (BT3b) - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở, viết chữ đẹp. II/ Đồ dùng dạy hoc: - GV: bảng phụ, SGK - HS: SGK, vở, bảng con III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: khởi động: (5’) - Kiểm tra 3 HS viết bảng lớp: rèn luyện, siêng năng, nở hoa – lớp viết bảng con. - 2 HS : đọc thuộc thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết trước: a,á,ớ,bê,xê,xê hát, dê,đê,e,ê. - Nhận xét. - GV giới thiệu, ghi tựa: Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ Chơi chuyền. Sau đó các em làm bài tập chính tả phân biết ao/ oao hoặc vần ang/ ang - HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV - Lớp nhận xét - HS lắng nghe và nêu lại đề bài Hoạt động 2: hướng dẫn HS nghe - viết (20’) GV đọc 1 lần bài thơ. Khổ thơ 1 nói điều gì? + Tả các bạn đang chơi chuyền Khổ thơ 2 nói điều gì? + Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? - Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép?.Vì sao? Nên viết từ ô nào trong vở? GVHD HS nêu từ khó viết GV đọc bài cho HS viết - Chấm, chữa bài GV chấm khoảng từ 5 đến 7 bài 1HS đọc lại, lớp đọc thầm -HS trả lời 3 chữ Viết hoa Vì là câu các bạn nói khi chơi trò chơi này Lùi 4 ô rồi viết -HS viết bảng con: chuyền, mềm mại, dẻo dai -HS nêu miệng tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. HS viết bài vào vở - HS tự chữa lỗi bằng bút chì Nhận xét Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (8’) Bài 2: Điền vào chỗ trống ao hay oao? - GV gọi HS đọc lại đề bài - GV treo bảng phụ - GV cùng cả lớp nhận xét: ai đúng, điền nhanh, phát âm đúng? HS nêu yêu cầu Lớp làm bài HS thi đua điền vần nhanh. Nhận xét Bài tập 3b: Tìm các từ - GV gọi HS đọc lại đề bài (Dành cho học sinh HT) Ngang, hạn , đàn GV sửa lại cho đúng HS nêu yêu cầu Lớp làm bảng con Nhận xét Hoạt động nối tiếp: (2’) - Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập: nhắc nhở về tư thế viết; chữ viết; cách giữ gìn sách vở. -Chuẩn bị : Ai có lỗi? GV nhận xét tiết học - HS lắng nghe dặn dò ................................................... Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Thể dục: (Tiết 2) (Có GV dạy chuyên) ................................................... Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Toán (Tiết 4) Cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm) - Tính được độ dài đường gấp khúc. - Ham thích học toán. Biết áp dụng vào thực tế II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, bảng cài. Trò chơi toán học. Phiếu luyện tập. - HS: VT, SGK, bảng con III/Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: khởi động : (5’) - Giáo viên kiểm tra 02 học sinh. -Yêu cầu : đặt tính và tính: 325 + 42 ; 900 – 500 Giáo viên nhận xét đánh giá GTB: - Để giúp các em nhận biết thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) và củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “phép chia hết và phép chia có dư” - Gọi HS nhắc tựa bài - HS thực hiện theo yêu cầu của GV -HS nêu lại đề bài Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 435 + 127, 256 + 162 (12’) - GV nêu phép tính: 435 + 127 = ?. Yêu cầu nêu lại cách tính và tính? Lưu ý: phép cộng này khác các phép cộng khác đã học là có nhớ sang hàng chục + 5 cộng 7 bằng 12 viết 2 nhớ 1. + 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 là 6 viết 6 + 4 cộng 1 bằng 5 viết 5 - Đây là phép cộng có nhớ sang hàng chục - GV nêu phép tính: 256 + 162 =?.Yêu cầu nêu cách tính Lưu ý: ở hàng đơn vị không nhớ, ở hàng chục có nhớ sang hàng trăm. +6 cộng 2 bằng 8 viết 8 418 +5 cộng 6 bằng 11 viết 1 nhớ 1 +2 cộng 1 bằng 3 thêm 1 bằng 4 viết 4 - Đây là phép cộng có nhớ sang hàng trăm - 1 HS đặt tính dọc - Tính từ phải sang trái: hàng đơn vị với hàng đơn vị, hàng chục với hàng chục, hàng trăm với hàng trăm. - Hàng đơn vị: 5 + 7 bằng 12 (qua 10), viết 2 (đơn vị ) ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục) Hàng chục: 3 + 2 bằng 5, thêm (nhớ) 1 bằng 6, viết 6 ở dưới thẳng cột hàng chục. Hàng trăm: 4 + 1 bằng 5, viết 5. 1 HS đặt tính dọc Hàng đơn vị: 6 + 2 bằng 8, viết 8 Hàng chục: 5 + 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1 chục sang hàng trăm. -Hàng trăm: 2 + 1 bằng 3, thêm (nhớ) 1 bằng 4, viết 4 Hoạt động 3 : Thực hành (15’) Bài 1 : Tính (Dành cho học sinh CHT) -GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân 381 585 760 Bài 1 ( câu a) em có nhận xét gì ? +Viết thẳng cột, trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị và tính từ phải sang trái -1 HS đọc yêu cầu Lớp làm bài -Sửa miệng tiếp sức theo dãy. -HS nêu Bài 2 : Tính (Dành cho học sinh HT) - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài -GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân 438 813 449 - 1 HS đọc yêu cầu Đặt tính rồi tính HS làm bảng con -Lớp nhận xét kết quả Bài 3 : Đặt tính và tính (Dành cho học sinh HT) - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài -GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân a/ 235 + 417 256 + 70 652 326 - 1 HS đọc yêu cầu Đặt tính rồi tính HS làm bảng con -HS làm bài ở bảng lớp Bài 4 : Tính độ dài đường gấp khúc ABC (Dành cho học sinh HTT) - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài -GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân B A C 137 cm 126cm -GV ôn lại cho HS cách tính độ dài đường gấp khúc Hướng dẫn HS giải GV nhận xét chốt lại ý đúng: Giải Độ dài đường gấp khúc ABC 126 +137 = 263 (cm) Đáp số: 263 cm. - 1 HS đọc yêu cầu -HS làm bài ở bảng lớp Hoạt động nối tiếp: (2’) - Làm các bài tập đã giảng và rèn thêm những bài tập 5, 3b -Chuẩn bị: Ôn lại cách cộng, trừ số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) để chuẩn bị tiết sau luyện tập cho tốt Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe dặn dò ................................................... Không in Thứ bảy ngày 8 tháng 9 năm 2018 (Dạy CT thứ năm Tuần 1) Thể dục: (Tiết 2) Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy” I.Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp. - Trò chơi “Kết bạn”bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. - Giữ kỹ kuật khi chơi, đoàn kết, giúp đỡ bạn. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, vê sinh nơi tập - Chuẩn bị còi, III.Nội dung và phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A- Mở đầu: * Ổn định: - Cho HS báo cáo sĩ số - Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em sẽ ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ (tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp); và chơi trò chơi:“Kết bạn”. * Khởi động: cho các em tập động tác khởi động đơn giản * Kiểm tra bài cũ: Gọi vài em nhắc lại nội qui và chương trình tập luyện Thể dục 5-7’ 6->8 lần - Nghe báo cáo và phổ biến nhiệm vụ giáo án cho HS biết - Hướng dẫn HS cách tập động tác khởi động - GV nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành của HS GV GV B- Phần cơ bản 25-27’ I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác: * Ôn luyện nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải - Toàn lớp tập luyện kĩ thuật - Từng hàng tập lại kĩ thuật - Gọi vài HS tập lại kĩ thuật 15-18’ 4 -> 5 lần 3 -> 4 lần 1 -> 2 lần - GV theo dõi và trực tiếp giúp các em sửa sai khi các em tập sai kĩ thuật của mỗi động tác được ôn. GV * Ôn luyện tập hợp hàng dọc, dàn hàng, dồn hàng - Toàn lớp tập luyện kĩ thuật - Từng hàng tập lại kĩ thuật - Gọi vài HS tập lại kĩ thuật 4->5 lần 3 -> 4 lần 1 -> 2 lần - GV tập lại động tác mẫu cho HS xem để các em tập đúng động tác. GV * Ôn luyện cách chào, báo cáo và xin phép ra vào lớp. - Toàn lớp tập luyện kĩ thuật - Từng hàng tập lại kĩ thuật - Gọi vài HS tập lại kĩ thuật 4->5 lần 3 -> 4 lần 1 -> 2 lần - GV tập các động tác sai của HS để các em thấy và sửa sai tập cho đúng II- Trò chơi: “nhóm ba nhóm bảy” - Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi - Cho HS chơi thử - Tiến hành trò chơi 7-9’ 1 lần - GV hướng dẫn và giới thiệu cách thức chơi nhanh gọn và dễ hiểu. C- Kết thúc: 3-5’ - Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể (duỗi tay, duỗi chân, chạy nhẹ nhàng, hít thở sâu) Củng cố:Hôm nay các em vừa được ôn luyện nội dung gì?(đội hình đội ngũ) - Nhận xét và dặn dò -Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về tập lại các kĩ thuật đã học. 6->8 lần 2 -> 3lần - Thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực. - Cho học sinh nhắc lại nội dung vừa được ôn luyện và học mới. - Giao bài cho HS tập luyện thêm ở nhà. GV ...................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_1_thu_nam_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ngoc_h.docx