Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Chủ điểm 2: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

BÀI 3: MÙA THU CỦA EM (tiết 1 + 2)

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động diễn ra trong dịp Tết trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài.

- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.Tìm đọc một bài văn về trường học.

- Nghe-viết đúng một đoạn trong bài: Cậu học sinh mới, biết cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt.

- Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm.

- Đặt được câu và xác định được các bộ phận của câu nêu đặc điểm.

- Đặt được tên cho bức tranh và nói được về ngôi trường em mơ ước.

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: mến bạn, yêu trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- KHBD. SGK, VBT, SGV

- Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy trong dịp Tết trung thu.

- Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở tập viết. Hình ảnh Tết trung thu.

 

docx 43 trang Đăng Hưng 26/06/2023 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 4 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
26/09
Chiều
1
TV (tiết 1)
Mùa thu của em (tiết 1)
2
TV (tiết 2)
Mùa thu của em (tiết 2)
3
Toán
Hình tam giác. Hình tứ giác
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
Chủ điểm: Truyền thống nhà trường, chào mừng năm học mới
Ba
27/09
Chiều
1
TV (tiết 3)
Mùa thu của em (tiết 3)
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương
Tư
28/09
Chiều
1
TV (tiết 4)
Mùa thu của em (tiết 4)
2
TV (tiết 5)
Hoa cỏ sân trường (tiết 5)
3
Toán
Xếp hình (Tiết 1)
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” (Tiết 1)
Năm
29/09
Chiều
1
Đạo đức
An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông (Tiết 2)
2
TV (tiết 6)
Hoa cỏ sân trường (tiết 6)
3
Toán
Xếp hình (Tiết 2)
4
TNXH
Giữ vệ sinh xung quanh nhà (Tiết 1)
5
HĐTN
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” (Tiết 2)
Sáu
30/09
Chiều
1
TV (tiết 7)
Hoa cỏ sân trường (tiết 7)
2
Toán
Xem đồng hồ (Tiết 1)
3
TNXH
Giữ vệ sinh xung quanh nhà (Tiết 2)
4
5
SHL (HĐTN)
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” (Tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
TUẦN 4: Thứ hai, ngày 26 tháng 09 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
Chủ điểm 2: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
BÀI 3: MÙA THU CỦA EM (tiết 1 + 2)
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động diễn ra trong dịp Tết trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài. 
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.Tìm đọc một bài văn về trường học.
- Nghe-viết đúng một đoạn trong bài: Cậu học sinh mới, biết cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt. 
- Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. 
- Đặt được câu và xác định được các bộ phận của câu nêu đặc điểm.
- Đặt được tên cho bức tranh và nói được về ngôi trường em mơ ước.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: mến bạn, yêu trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên:
- KHBD. SGK, VBT, SGV
- Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy trong dịp Tết trung thu.
- Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở tập viết. Hình ảnh Tết trung thu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
I. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
+ GV giới thiệu chủ điểm
+ GV dẫn dắt vào bài học: Kể tên một số hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết trung thu?
Hôm nay chúng ta cùng học bài : Mùa thu của em.
II. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (15 phút)
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mùa thu của em SGK trang 32, 33 với giọng thong thả, chậm rãi. Ngắt cuối câu, nhấn mạnh từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ. 
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài thơ SGK trang 32,33 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và dự đoán về nội dung bài thơ Mùa thu của em. 
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc trong sáng, chậm rãi, vui tươi.
+ Ngắt nghỉ cuối, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm đôi. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Một số từ khó: màu lá sen, hội rằm, rước đèn. 
+ Cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa như: 
Mùa thu của em/
Là /xanh cốm mới/
Như nghìn/ con mắt
Mở nhìn/ trời êm.//
- GV cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
- GV mời 2 HS đọc bài thơ:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “lá sen”.
+ HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SGK trang 33.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: 
+ rằm tháng tám: Tết trung thu. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SGK trang 33. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 1:
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu? 
+ GV hướng dẫn HS đọc hai khổ thơ đầu để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 2:
Câu 2: Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có gì vui? 
+ GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ thứ ba để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 3:
Câu 3: Hai dòng thơ cuối bài cho em biết điều gì?
 Lật trang vở mới
 Em vào mùa thu
+ GV hướng dẫn HS đọc kỹ 2 câu thơ để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 4:
Câu 4: Mùa thu của em có những gì đáng nhớ?
+ GV cho học sinh thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: rước đèn, phá cỗ, múa lân, ngắm trăng, ca hát văn nghệ,...
- HS trả lời: 
- Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật của mùa thu.
- Niềm vui cùng các bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc câu.
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
- HS đọc bài trong nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS trả lời: Màu sắc của mùa thu là vàng, xanh cốm mới.
- HS trả lời: Mùa thu của bạn nhỏ rất vui vì được rước đèn họp bạn. 
- HS trả lời: Hai dòng thơ cuối cho em biết hình ảnh năm học mới, công việc cho năm học mới. 
- HS trả lời: niềm vui của ngày Tết trung thu. 
TIẾT 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (15 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; nghe GV đọc đoạn lại toàn bài; HS khá giỏi đọc cả bài; nêu nội dung bài thơ, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc lại đoạn toàn bài thơ. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS:
+ Luyện đọc 8 dòng thơ đầu.
+ Luyện đọc thuộc lòng 8 dòng thơ cuối. 
- GV mời 3-4 HS thi đọc thuộc lòng trước lớp 8 dòng thơ cuối.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng (17 phút)
a. Mục tiêu: Đọc một bài văn về trường học.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS tìm đọc ở nhà, hoặc ở thư viện trường.
- Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích.
- Trang trí Phiếu đọc sách.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV khen ngợi những HS nói đúng, hay, cách nói sáng tạo. 
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS trả lời: Giọng đọc nhẹ nhàng, tươi vui, chậm rãi.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. 
- Liên hệ với bản thân: ...
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
BÀI: HÌNH TAM GIÁC. HÌNH TỨ GIÁC 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: gọi tên các đỉnh, các cạnh của hình tam giác, tứ giác.
	- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết hình tam giác, tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh.
 - Mô hình hoá toán học: dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, xác định quy luật của dãy hình được lặp lại nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: giúp các em tự hào, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
 - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, nhóm đôi.
 GV tổ chức trò chơi “Xếp hình”
- GV yêu cầu HS dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.
- HS thực hiện theo nhóm đôi (mỗi em xếp một hình).
- Nhóm nào xếp xong trước và xếp đúng được cả lớp vỗ tay.
- GV nhận xét, tuyên dương- Nhận xét chung. -> Giới thiệu bài học mới: Hình tam giác. Hình tứ giác.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS lắng nghe. 
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Nhận biết hình tam giác, hình tứ giác và cách đọc tên hình.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, cá nhân, nhóm.
* Hình tam giác:
- GV vẽ hình tam giác lên bảng lớp, vấn đáp giúp HS nhận biết hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh và cách đọc tên hình.
+ GV chỉ vào các đỉnh của hình tam giác và giới thiệu: Mỗi điểm A, B, C là các đỉnh của hình tam giác.
+ Hình tam giác có mấy đỉnh? GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm.
+ Gọi HS đọc tên 3 đỉnh.
- GV ghi bảng lớp 3 đỉnh: A, B, C.
- GV giới thiệu 3 cạnh của hình tam giác:
+ GV vừa chỉ tay vừa nói: Mỗi đoạn thẳng này là cạnh của tam giác.
+ Hình tam giác có mấy cạnh? GV chỉ lần lượt vào các cạnh cho HS đếm.
- GV ghi bảng lớp 3 cạnh: AB, BC, CA.
- GV giới thiệu cách đọc tên hình tam giác: Đây là hình tam giác ABC.
Các em có thể đọc bắt đầu từ một trong ba đỉnh, theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ đều được.
- GV ghi bảng lớp: Tam giác ABC.
* Hình tứ giác:
- GV vẽ hình tứ giác lên bảng lớp.
- GV yêu cầu nhóm đôi thảo luận, tìm cách đọc tên hình - đỉnh - cạnh, viết vào bảng con.
- GV gọi vài nhóm chỉ vào hình vẽ trên bảng lớp để gọi tên.
- GV chỉ vào hình cho cả lớp gọi tên đỉnh, cạnh, hình.
- GV ghi bảng lớp:
+ 4 đỉnh: E, K, S, T.
+ 4 cạnh: EK, KS, ST, TE.
+ Tứ giác EKST.
- GV lưu ý: Cũng như tam giác, các em có thể đọc bắt đầu từ một trong 4 đỉnh, theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ đều đúng nhưng phải đọc tuần tự theo các đỉnh liên tiếp 
+ HS lắng nghe.
+ Hình tam giác có 3 đỉnh. HS đếm 1 – 2 – 3.
+ HS đọc lần lượt theo tay GV chỉ.
+ HS lắng nghe.
+ Hình tam giác có 3 cạnh. HS đọc lần lượt các cạnh: AB, BC, CA theo tay GV chỉ.
- HS quan sát.
- HS thực hiện nhóm đôi.
+ 4 đỉnh: E, K, S, T.
+ 4 cạnh: EK, KS, ST, TE.
+ Tứ giác EKST.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc lần lượt theo tay GV chỉ.
- HS lắng nghe.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. Quan sát hình vẽ, nhận dạng, gọi đúng tên hình và nêu được tên các đỉnh, các cạnh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, cá nhân, nhóm đôi, cả lớp.
 Bài 1:
- GV tổ chức cho HS nhóm đôi nói theo mẫu:
+ Nói thầm
+ Nói cho bạn nghe
+ Nói cho cả lớp nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi rồi mời 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- Hình chữ nhật BCDA có:
+ 4 đỉnh: B, C, D, A
+ 4 cạnh: BC, CD, DA, AB
- Hình thang OLMN có:
+ 4 đỉnh: O, L, M, N
+ 4 cạnh: OL, LM, MN, NO
- Hình tam giác UTV có:
+ 3 đỉnh: U, T, V
+ 3 cạnh: UT, TV, VU
- Đại diện trình bày.
- HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Luyện tập (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, nhóm 4.
Bài 1:
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm bốn.
- GV gọi 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV gợi mở:
+ Cột đầu tiên bên trái: hình tam giác và hình tứ giác.
+ Hàng trên cùng: màu biểu thị cho các hình tam giác, tứ giác.
+ Ví dụ: 
Hàng tam giác cột màu đỏ -> tam giác màu đỏ.
Hàng tứ giác cột màu xanh lá -> tứ giác màu xanh lá.
- Yêu cầu của bài: Hình thay vào ..?.. có mấy cạnh? Hình đó màu gì? 
- GV yêu cầu thảo luận nhóm bốn.
- GV gọi 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu của bài:
a) Hình thay vào ? màu gì?
b) Hình thay vào ? có mấy cạnh?
- Thảo luận cách GQVĐ:
+ Xác định quy luật của dãy hình được lặp lại (xanh, vàng, tím – tam giác, tứ giác, hình tròn)
- Đại diện trình bày.
a) Hình thay vào có màu cam.
b) Hình thay vào có 3 cạnh.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
- Yêu cầu của bài:
+ Hình thay vào ..?.. có mấy cạnh? Hình đó màu gì?
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện và trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
+ Hình thay vào có 4 cạnh và có màu xanh nước biển.
+ Hàng tứ giác, cột màu xanh dương -> tứ giác màu xanh dương.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) 
Đất nước em
* Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu, nhận biết yêu cầu của bài, tìm cách thực hiện.
- GV gọi 2 –-3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV giải thích thêm: Tam giác mạch là tên gọi khác của cây mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo, kiều mạch. Hoa tam giác mạch mềm mại, kiêu sa bạt ngàn giữa cao nguyên đá hùng vĩ. Hạt tam giác mạch được dùng làm lương thực và còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh.
- GV giới thiệu tứ giác Long Xuyên cho HS hiểu thêm.
- GV gọi 2 - 3 HS.
- GV cùng HS nhận xét.
- Em có biết một loại lương thực mà tên gọi có từ tam giác?
- HS thảo luận trả lời: Cây tam giác mạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tìm vị trí các tỉnh Hà Giang, An Giang trên bản đồ (SGK trang 96).
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 27 tháng 09 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
Chủ điểm 2: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
BÀI 3: MÙA THU CỦA EM (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động diễn ra trong dịp Tết trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài. 
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.
- Tìm đọc một bài văn về trường học.
- Nghe-viết đúng một đoạn trong bài: Cậu học sinh mới, biết cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt. 
- Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. 
- Đặt được câu và xác định được các bộ phận của câu nêu đặc điểm.
- Đặt được tên cho bức tranh và nói được về ngôi trường em mơ ước.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: 
+ Phát triển kĩ năng đọc.
+ Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
+ Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: mến bạn, yêu trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ Giáo viên:
- KHBD. SGK, VBT, SGV
- Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy trong dịp Tết trung thu.
- Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
+ Học sinh:
- SGK, vở tập viết.
- Hình ảnh Tết trung thu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 3
* Hoạt động 1: Nhìn - viết (15 phút)
a. Mục tiêu: HS nhìn đoạn viết, nêu nội dung đoạn; HS nhìn viết vào vở bài tập. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt đông cả lớp 
- GV mời 1HS đọc đoạn chính tả. 
- GV mời 1-2 HS nêu nội dung của đoạn viết.
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: chặng, trụi, quyết liệt, chớp nhoáng. 
- GV yêu cầu HS viết bảng con một số chữ dễ viết sai. 
- GV hướng dẫn HS: lùi vào 2 ô bắt đầu viết. Viết dấu chấm cuối câu.
- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- HS lắng nghe, viết vào vở. 
- GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh, cùng giúp nhau soát, sửa lỗi. 
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết. 
 Hoạt động 2: Luyện tập chính tả-Phân biệt ch/tr, ươc/ươt (7 phút)
a. Mục tiêu: HS làm bài chính tả và ngoài bài chính tả; đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập.
- HS đọc tên các địa danh Việt Nam.
- Nhắc cách viết tên các địa danh.
- GV hướng dẫn HS: 
+ Điền ch/tr vào chỗ trống:
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV hướng dẫn HS: Đọc thầm các từ đã cho trong bài tập. Lần lượt ghép vần ươc/ươt sao cho tìm được từ thích hợp. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức, các nhóm thực hiện bài tập trên bảng lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- HS trả lời: Những kỉ niệm trên con đường đi học.
- HS viết bảng con.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi chính tả.
- HS đọc: Cao Bằng, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Bà Rịa-Vũng Tàu.
- HS trả lời: Tên các địa danh viết hoa.
- HS điền vào vở.
- HS thảo luận.
- HS trình bày
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
BÀI: KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.
- Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua việc sử dụng mô hình để hình thành nhận dạng và gọi tên khối hộp chữ nhật, khối hộp lập phương.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, đếm hình, lắp ghép các mô hình nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương, 
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương, đất nặn, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
 GV tổ chức trò chơi “Tôi bảo”
- GV cho HS để các đồ vật mà các em mang theo lên bàn.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ Cả lớp: Bảo gì? Bảo gì?
+ GV: Tôi bảo xếp những đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật sang bên trái.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ Cả lớp: Bảo gì? Bảo gì?
+ GV: Tôi bảo cất những đồ vật còn lại vào hộc bàn.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài học mới: 
- HS tham gia trò chơi.
+ HS lấy hộp bút, bao diêm, hộp sữa, hộp quà,.. sang bên trái.
+ HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Nhận biết khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, cá nhân, nhóm.
* Khối hộp chữ nhật:
- GV cho HS hoạt động nhóm 4, sử dụng mô hình khối hộp chữ nhật trong ĐDHT, vấn đáp giúp HS nhận biết khối hộp chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
- GV dùng mô hình khối hộp chữ nhật trong ĐDHT, chỉ vào các đỉnh của khối hộp chữ nhật và giới thiệu: đây là đỉnh của khối hộp chữ nhật.
+ Khối hộp chữ nhật có mấy đỉnh? GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm.
- GV giới thiệu 12 cạnh của khối hộp chữ nhật:
+ GV vừa chỉ tay vừa nói: Mỗi đoạn thẳng này là cạnh của khối hộp chữ nhật.
+ Khối hộp chữ nhật có mấy cạnh? GV chỉ lần lượt vào các cạnh cho HS đếm.
- GV giới thiệu 6 mặt của khối hộp chữ nhật:
+ GV vừa chỉ tay vào các mặt của khối hộp chữ nhật và giới thiệu: đây là mặt của khối hộp chữ nhật. 
+ Khối hộp chữ nhật có mấy đỉnh? GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm.
- GV kết luận: Khối hộp chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
* Khối lập phương: (Tiến hành tương tự như khối hộp chữ nhật)
- GV kết luận: có 6 mặt đều là hình vuông, có 12 cạnh bằng nhau, 8 đỉnh, cứ 3 cạnh gặp nhau tại 1 đỉnh.
+ HS lắng nghe, làm theo và lặp lại.
+ Khối hộp chữ nhật có 8 đỉnh. HS đếm 1 - 2 - 3, .8 theo tay GV chỉ.
+ HS lắng nghe.
+ Khối hộp chữ nhật có 12 cạnh. HS đếm lần lượt các cạnh theo tay GV chỉ.
+ HS lắng nghe, làm theo và lặp lại.
+ Khối hộp chữ nhật có 6 mặt. HS đếm 1 - 2 - 3, .6 theo tay GV chỉ.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Nhận biết đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, cá nhân, nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS nhóm đôi “Nhận biết đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương” nói theo mẫu:
+ Nói thầm
+ Nói cho bạn nghe
+ Nói cho cả lớp nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi rồi mời 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS dùng mô hình khối hộp chữ nhật trong ĐDHT, chỉ vào các đỉnh, cạnh mặt của khối hộp chữ nhật.
- HS thực hiện.
- Đại diện trình bày.
- HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Luyện tập (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, nhóm 4.
Bài 1:
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm bốn.
- GV gọi 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét. GV tổ chức cho HS chơi “Ai nhanh hơn”
+ Các nhóm dùng đất nặn và đũa mang theo để tạo hình (như SGK).
+ Nhóm nào xong đầu tiên, ghép đúng và trình bày đúng thì thắng cuộc.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, tìm cách làm: Tìm hình phẳng phù hợp với mặt của hình khối.
- GV gọi 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu của bài: Để làm mô hình khối lập phương như hình, em cần: ..?.. que tính, ..?.. viên đất nặn.
- HS thảo luận nhóm bốn.
- Đại diện trình bày.
+ Để làm mô hình khối lập phương như hình, em cần: 12 que tính, 8 viên đất nặn.
- HS tham gia trò chơi.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
- HS đọc đề. 
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
+ Vết của khối lập phương (màu tím) là: hình vuông.
+ Vết của khối hộp chữ nhật (màu xanh) là: hình chữ nhật.
+ Vết của khối trụ (màu hồng) là: hình tròn
3. Hoạt động vận dụng (... phút) 
* Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS lần lượt cầm khối hộp chữ nhật và khối lập phương lên trình bày: vừa chỉ vào hình vừa đếm số đỉnh - cạnh - mặt.
- GV: Em hãy kể thêm một số đồ vật quanh em có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Các em về nhà kể cho người thân các đồ vật có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS thực hiện lần lượt.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 28 tháng 09 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
Chủ điểm 2: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
BÀI 3: MÙA THU CỦA EM (tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động diễn ra trong dịp Tết trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài. 
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.
- Tìm đọc một bài văn về trường học.
- Nghe-viết đúng một đoạn trong bài: Cậu học sinh mới, biết cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt. 
- Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. 
- Đặt được câu và xác định được các bộ phận của câu nêu đặc điểm.
- Đặt được tên cho bức tranh và nói được về ngôi trường em mơ ước.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: 
+ Phát triển kĩ năng đọc.
+ Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
+ Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: mến bạn, yêu trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ Giáo viên:
- KHBD. SGK, VBT, SGV
- Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy trong dịp Tết trung thu.
- Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
+ Học sinh:
- SGK, vở tập viết.
- Hình ảnh Tết trung thu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 4
Hoạt động 1: Luyện từ (5 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm từ ngữ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm trong đoạn thơ. Biết đặt câu. Xác định bộ phận của câu.
b. Cách thức tiến hành:
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm trong khổ thơ dưới đây:
Tiếng trống vừa giục giã
Trang sách hồng mở ra
Giọng thầy sao ấm quá!
Nét chữ em hiền hòa. 
- GV lưu ý HS
- HS thực hiện cá nhân tìm từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. 
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả
Hoạt động 2: Nhận diện câu kể (8 phút)
Mục tiêu: Đặt được câu Ai thế nào?
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: 
- HS xác định yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS.
- HS thực hiện cá nhân vào vở.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. 
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 3: Xác định bộ phận câu (5 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định bộ phận câu. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 3: 
Tìm trong câu em vừa đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Thế nào?
- GV hướng dẫn HS: Lần lượt thực hiện.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để xác định bộ phận câu Ai (cái gì, con gì)? Thế nào?
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày câu trả lời.
III. Hoạt động vận dụng: 
HĐ 1: Chơi trò chơi Ngôi trường hạnh phúc (8 p)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu cách thực hiện trò chơi, thực hiện theo nhóm nhỏ, chia sẻ kết quả trước lớp. 
b. Cách thức thực hiện: 
- GV giới thiệu trò chơi Ngôi trường hạnh phúc: Đặt tên cho mỗi bức tranh. Giới thiệu về ngôi trường em mơ ước.
- GV phổ biến cách thức thực hiện trò chơi 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi theo từng nhóm nhỏ. 
- GV mời đại diện 2-3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. 
Hoạt động 2: Nói điều thích nhất ở trò chơi Ngôi trường hạnh phúc (7 phút)
a. Mục tiêu: HS nói điều yêu thích nhất ở trò chơi Ngôi trường hạnh phúc.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nói điều em yêu thích nhất ở trò chơi. 
- GV hướng dẫn HS:
+ Qua trò chơi, em học được thêm điều gì?
+ Em có cảm thấy yêu ngôi trường của mình hơn không? 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm đôi.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời. 
IV. Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trình bày: Từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ: trang sách, giọng thầy, nét chữ, giấy, dòng kẻ.
- HS trình bày: Từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ: hồng, ấm, hiền hòa, trắng, ngay ngắn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_nam_hoc.docx