Giáo án dạy thay Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6-10 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

Giáo án dạy thay Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6-10 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết âm và chữ cái t, th; đánh vần, đọc đúng tiếng có t, th.

- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm t, âm th.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lỡ tí ti mà.

- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: t, th, tiếng tổ, thỏ.

3. Năng lực chung và phẩm chất:

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.

- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, câu văn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Phiếu hoặc 4 thẻ từ để 1 HS làm bài tập đọc hiểu.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1P)

2. Kiểm tra bài cũ: (4P)

- Yêu cầu HS đọc bài tập đọc Ở nhà bà.

- Nhận xét.

 

docx 19 trang ducthuan 03/08/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thay Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6-10 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Ngày soạn : Ngày 10 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1,2: 
TIẾNG VIỆT ÔN
BÀI 28: T - TH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết âm và chữ cái t, th; đánh vần, đọc đúng tiếng có t, th.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm t, âm th.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lỡ tí ti mà.
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: t, th, tiếng tổ, thỏ.
3. Năng lực chung và phẩm chất:
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, câu văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phiếu hoặc 4 thẻ từ để 1 HS làm bài tập đọc hiểu.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Yêu cầu HS đọc bài tập đọc Ở nhà bà.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Luyện tập (tiếp) ( 14P)
d) Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh
- GV: Bài đọc có mấy câu?
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong tên bài.
+ GV chỉ từng tiếng trong câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng. 
- Đọc tiếp nối từng câu:
+ GV cho HS đọc tiếp nối.
+ Yêu cầu đọc theo cặp.
+ GV phát hiện và sửa lỗi.
+ GV chỉ vài câu theo thứ tự đảo lộn, kiểm tra 1 vài HS.
e) Thi đọc cả bài
- Yêu cầu HS chỉ chữ trong sách giáo khoa luyện đọc theo cặp.
-Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu/4 câu) (theo cặp, tổ).
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV đưa lên bảng nội dung bài tập; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc.
- Yêu cầu làm trong vở bài tập.
- GV giúp HS nối ghép các vế câu trên bảng lớp.
- Hổ la thế nào? 
- Nghe thỏ nói —Tớ lỡ tí ti mà”, hổ nói gì? 
- GV: Lúc đó, hổ mới nhớ là nó đang nhờ thỏ giúp mà lại la mắng thỏ. Như thế là bất lịch sự, nên cười khà khà”, và nói bỏ qua chuyện đó.
- HS nhận biết số câu: 6 câu.
+ HS đọc thầm – 1 HS đọc thành tiếng – Cả lớp đọc.
+ HS đọc thầm – 1 HS đọc thành tiếng – Cả lớp đọc.
- HS đọc.
+ HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu, từng lời dưới tranh.
+ 4 cặp HS đọc.
+ 4 HS đọc.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc: cặp, tổ
- 1 HS đọc cả bài – cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS đọc.
- HS nối các vế câu trong vở bài tập (hoặc làm miệng).
- Cả lớp nhắc lại kết quả: 
a - 2) Hổ nhờ thỏ kê ti vi. 
b - 1) Thỏ lỡ xô đổ ghế, bị hổ la.
- HS: Hổ la: Thỏ phá nhà ta à?
- HS: Hổ khà khà: À, tớ nhờ thỏ kia mà. Bỏ qua!”. 
- HS lắng nghe.
HĐ 2: Tập viết (18P)
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn.
+ Chữ t: cao 3 li; viết. 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét thẳng ngang.
+ Chữ th: là chữ ghép từ 2 chữ t và h (viết chữ h: 1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu). Chú ý viết t và h liền nét.
+ Tiếng tổ: viết t trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô.
+ Tiếng thỏ: viết th trước, o sau, dấu hỏi đặt trên 0.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố: (2P)
- GV yêu cầu HS:
+ Đọc lại t, th, tổ, thỏ
+ Tìm tiếng ngoài bài chứa t, th.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Dặn HS ôn tập các kiến thức đã học.
- Xem trước bài ch, tr
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
TUẦN 7:
Ngày soạn : Ngày 17 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
§13: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên Việt Nam; tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.
- HS khá giỏi làm đầy đủ bài tập 3 mục III.
3. Thái độ: HS luôn có ý thức viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng khi gặp tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGV, SGK, Phiếu bài tập BT3, bản đồ địa chính tỉnh Thái Nguyên.
2. Học sinh: SGK, vở ôli, vở BT tiếng Việt 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức (1P): Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ (3P): 2 – 3 HS trả lời:
Tìm từ gần nghĩa với từ “trung thực”? Đặt câu với từ đó?
3. Bài mới (30P):
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Giới thiệu bài
(1P)
- Hôm nay các em sẽ được học cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
- GV ghi bảng 
- HS ghi vở
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ (10P)
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu bài theo các gợi ý: 
+ Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng?
+ Chữ cái đầu của mỗi tiếng đó được viết như thế nào?
- GV: Tên người Việt Nam thường gồm: họ, tên đệm (tên lót), tên riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
- 1 HS đọc thành tiếng, HS lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Học sinh thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết các tên người và tên địa lí.
- Nguyễn Huệ, Trường Sơn, Sóc Trăng có hai tiếng, Vàm Cỏ Tây, Hoàng Văn Thụ có 3 tiếng, Nguyễn Thị Minh Khai có 4 tiếng.
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng đều được viết hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
HĐ3. Ghi nhớ (3P)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS viết 2 tên người và tên địa lí.
- HS, GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
- HS đọc 
- 2 HS viết trên bảng, lớp viết ra nháp.
3.4 Luyện tập (15P)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS viết tên em và địa chỉ gia đình em vào vở.
* Lưu ý HS: số nhà, đường, thị trấn, huyện, tỉnh là các danh từ chung nên không viết hoa.
- HS, GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
- GV yêu cầu HS nêu cách viết địa chỉ.
Bài 2: (Thực hiện tương tự BT1)
- Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em.
- GV theo dõi và sửa cho HS
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Treo bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi làm bài vào VBT. 
- GV nhận xét tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình.
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS viết trên bảng lớp:
VD: Lê Ngọc Lan, số nhà 39, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Viết hoa tên địa lí còn các từ số nhà, đường, thị trấn, huyện, tỉnh là các danh từ chung nên không viết hoa.
VD: phường Quang Trung, phường Đồng Quang, phường Thịnh Đán...
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm, lớp làm bài vào VBT.
a) thị xã Sông Công, huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ 
b) hồ núi Cốc, hang Phượng Hoàng 
- Nhận xét
4. Củng cố (3P):
- Tªn ng­êi ViÖt Nam th­êng gåm nh÷ng thµnh phÇn nµo? 
- Khi viÕt ta cÇn chó ý ®iÒu g×?
(Tên người Việt Nam thường gồm: họ, tên đệm (tên lót), tên riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người)
- Nªu c¸ch viÕt tªn ®Þa lÝ ViÖt Nam? 
(Viết hoa tên địa lí còn các từ số nhà, đường, thị trấn, huyện, tỉnh là các danh từ chung nên không viết hoa).
5. Dặn dò (1P):
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 2:
KHOA HỌC
BÀI 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết nguyên nhân, tác hại và cách phòng bệnh béo phì.
2. Kĩ năng: 
- Nêu được dâu hiệu của bệnh béo phì.
- Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS biết ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập, hình minh họa SGK.
2. Học sinh: SGK, vở, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ổn định tổ chức (1P): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3P): 
+ Nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?
- Nhận xét.
3. Bài mới (32P):
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1.Giới thiệu bài
(2P)
+ Nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng em sẽ mắc bệnh gì?
+ Nếu ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào?
- Nếu ăn quá thừa chất dinh dưỡng có thể gây béo phì. Vậy béo phì có tác hại gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh ra sao. Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
- GV ghi bài lên bảng.
+ Suy dinh dưỡng.
+ Sẽ phát phì.
- Lắng nghe.
- HS ghi bài vào vở.
HĐ2. Tìm hiểu dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì (10P)
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nội dung trong phiếu học tập theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm. Em hãy chọn câu trả lời em cho là đúng trong phiếu học tập của nhóm mình. 
1) Dấu hiệu để nhận biết trẻ em bị béo phì là: 
a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. 
b) Mặt to, hai má phúng phính. 
c) Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của trẻ
d) Bị hụt hơi khi gắng sức. 
2 )Người bị béo phì thường gặp những khó khăn gì trong cuộc sống? 
a) Hay bị bạn bè chế giễu. 
b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn. 
c) Khó chịu về mùa hè 
d) Tất cả các ý trên điều đúng. 
- Gọi HS báo cáo: 
3) Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự linh hoạt trong sinh hoạt biểu hiện: 
a) Chậm chạp .
b) Ngại vận động. 
c) Chóng mệt mỏi khi lao động. 
d) Tất cả các ý trên.
Người bị béo phì có nguy cơ bị : 
a) Bệnh tim mạch. 
b) Huyết áp cao. 
c) Bệnh tiểu đường. 
d) Bị sỏi mật. 
e)Tất cả các bệnh trên.
- GV nhận xét và kết luận: Một em bé bị béo phì khi: có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao là 20%: có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm ; bị hụt hơi khi gắng sức. - Tác hại của bệnh béo phì: người bị béo phì thường bị mất sự thoải mái trong cuộc sống; giảm hiệu suất lao động giảm lanh lợi trong sinh hoạt; nguy cơ bị bệnh tim mạch, tiểu đường, sỏi mật .
- HS thảo luận nội dung trong phiếu học tập theo nhóm trong vòng 3 phút, sau đó đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả.
- HS khoanh vào phiếu học tập.
- HS báo cáo.
HĐ3. Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì (8P)
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận theo cặp trong thời gian 3 phút để trả lời các câu hỏi: 
1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì? 
2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? 
3) Cần làm gì khi em bé hoặc bản thân em bị béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì? 
- GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. 
- GV kết luận: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do thói quen ăn uống, ăn quá nhiều lại ít vận động. - Khi đã bị béo phì: cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí, ăn đủ chất đạm vitamin và khoáng chất, không uống nước ngọt có ga. Đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh béo phì để điều trị và có lời khuyên về chế độ ăn hợp lý. Khuyến khích người thân, bạn bè và bản thân thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để phòng tránh bệnh béo phì.
- HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận theo cặp trong thời gian 3 phút để trả lời các câu hỏi: 
+ Do thói quen ăn uống, ăn quá nhiều lại ít vận động.
+ Cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí, ăn đủ chất đạm vitamin và khoáng chất, không uống nước ngọt có ga. 
+ Đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh béo phì để điều trị và có lời khuyên về chế độ ăn hợp lý, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để phòng tránh bệnh béo phì.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
HĐ4. Bày tỏ thái độ (7P)
- GV chia nhóm thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. 
- Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
- Các tình huống đưa ra là: 
+ Nhóm 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. 
+ Nhóm 2: Châu nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Châu sẽ làm gì? 
+ Nhóm 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được. 
+ Nhóm 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn. 
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. 
Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, 
- HS thảo luận theo nhóm 4, đưa ra cách xử lí phù hợp.
- Gọi HS báo cáo.
+ Cho em bé ăn thịt và uống sữa ở mức độ hợp lí, điều độ, cho em bé tập thể dục.
+ Xin cô giáo đổi khẩu phần ăn cho mình vì ăn bánh ngọt và uống sữa sẽ tích mỡ và tăng cân.
+ Cố gắng tập cùng các bạn, xin thầy cho tập nội dung khác phù hợp, tập thể dụng thường xuyên để giảm béo, tham gia các hoạt động trên lớp.
+ K mang thức ăn theo, ra chơi thì chơi cùng các bạn để không nghĩ đến quà vặt.
- Nhận xét
4. Củng cố (3P): 
- Để không mắc bệnh béo phì em cần làm gì? 
5. Dặn dò (2P):
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Dặn HS về nhà vận động mọi người trong gia đình luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 5: 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 §7: ĐỌC THƠ, LÀM THƠ VỀ “BẠN BÈ”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua các bài thơ sưu tầm, những vần thơ tự sáng tác HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè.
2. Kĩ năng: HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: SGK, vở, thẻ
- Các bài thơ có nội dung về bạn bè.
- Giấy ô li hoặc giấy A4, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1P)
2. Kiểm tra bài cũ (3P)
- Em cần lưu ý điều gì khi tham gia các phương iện giao thông công cộng?
3. Bài mới (28P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1.Giới thiệu bài (1P)
- GV giới thiệu bài.
- Ghi bảng
- HS lắng nghe.
- Ghi vở.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh 
(27P)
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động và các quy định chung:
+ Nội dung: Sưu tầm hoặc tự sáng tác một bài thơ có nội dung về tình bạn; về tình cảm của mình đối với bạn trong lớp, trong trường, hay bạn cũ; về tấm gương đối xử tốt với bạn bè, 
+ Hình thức trình bày: Viết trên giấy HS hoặc khổ giấy A4 để dễ trang trí. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí đẹp. Ghi rõ tên tác giả.
+ Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp.
+ Thời gian nộp bài: trước buổi sinh hoạt tới từ 1 – 2 ngày.
+ Mỗi tổ chuẩn bị 1 – 2 tiết mục văn nghệ.
+ Chọn (cử) người điều khiển chương trình.
- Chuẩn bị của HS:
+ Sưu tầm các bài thơ.
+ Sáng tác các bài thơ (từ 4 dòng trở lên). Các bài thơ này ghi rõ họ tên, lớp, năm học.
+ Trình bày và trang trí bài thơ vào khổ giấy theo quy định.
+ Mỗi tổ chọn từ 2 – 3 bạn đọc thơ trước lớp.
+ Tập các tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Đọc thơ
- Văn nghệ chào mừng.
- Mời các HS đại diện cho các tổ lên đọc các bài thơ sưu tầm/ sáng tác. Sau khi đọc xong, người đọc trao bài thơ cho GV.
- GV có thể cho các HS khác trao đổi về nội dung, ý nghĩa, xuất xứ của bài thơ.
- Lưu ý, nên bố trí các tiết mục văn nghệ xen kẽ giữa các phần trình bày thơ.
3. Nhận xét – Đánh giá
- MC cùng cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất, người đọc thơ hay nhất.
- GV khen ngợi các giọng đọc hay và “các nhà thơ tương lai” đã đem đến cho lớp một buổi nghe thơ bổ ích thú vị. 
- HS lắng nghe và chuẩn bị theo yêu cầu của GV
- HS đại diện cho các tổ lên đọc thơ.
- Các tổ trình bày tiết mục văn nghệ của tổ mình.
- Cả lớp bình chọn
4. Củng cố (2P)
- Gọi HS nêu lại nội dung giờ học?
5. Dặn dò (1P)
- Nhận xét giờ học
- Về nhà sưu tầm các câu chuyện hay về các gương HS nghèo hiếu học
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
TUẦN 9:
Ngày soạn : Ngày 30 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
TIẾT 1,2: 
TIẾNG VIỆT ÔN
 BÀI 46: IÊM, YÊM, IÊP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết các tiếng có vần iêm, yêm, iêp; đọc đúng tiếng có vần iêm, yêm, iêp.
- Tìm đúng tiếng có vần iêm, yêm, iêp.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài tập đọc Gà nhí nằm mơ.
- Biết viết trên bảng con và vở các âm và tiếng: iêm, diêm, yêm, yếm, iêp, tấm thiếp.
3. Năng lực chung và phẩm chất:
- Hợp tác, tự học, tự chủ.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, câu văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa Tiếng Việt, vở Tập viết 1
2. Học sinh: Sách Tiếng Việt, Bảng con, phấn, khăn lau bảng, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1P): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3P)
- Cho HS cả lớp viết bảng con: im, ip
- GV nhận xét.
3. Bài mới (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1.Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài học về vần iêm, yêm, iêp. GV chỉ từng chữ cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Cá nhân, lớp đọc
HĐ2. Luyện đọc 
* Luyện đọc từ ngữ: 
- GV chỉ các từ ngữ cần đọc: nằm mơ, bị quạ cắp, chiêm chiếp, khe khẽ, êm quá, ngủ thiếp.
* Luyên đọc câu
- GV: Bài có 6 câu. / GV chỉ từng câu..
- Đọc tiếp nối từng câu
* Thi đọc đoạn, bài
- Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi.
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- Nhận xét.
-Yêu cầu HS đọc đồng thanh toàn bài.
- HS đọc CN – ĐT
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thi đọc
- HS đọc đồng thanh
HĐ3. Luyện viết 
*Tập viết 
a. Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng: iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm thiếp.
b. Viết vần iêm, yêm, iêp
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết. Chú ý chiều cao các con chữ, cách nối nét giữa iê và m, iê và p.
- HD HS viết vào bảng con
c. Viết: diêm, yếm, thiếp (như mục b)
- GV viết mẫu, hướng dẫn: diêm (viết chữ d cao 4 li, tiếp đến vần iêm); yếm (viết yê, m, dấu sắc đặt trên ê); thiếp (viết th rồi đến iêp, dấu sắc đặt trên ê).
- HDHS viết bảng con: diêm, yếm, (tấm) thiếp.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS viết: iêm, yêm, iêp, diêm, yếm, tấm vào vở.
- Theo dõi, hướng dẫn HS
- HS đọc CN-ĐT
- HS quan sát và lắng nghe
- HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.
- HS viết vở
4. Củng cố (3P)
- Chúng mình vừa ôn tập những vần gì? (iêm, yêm, iêp)
5. Dặn dò (1P)
- GV nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 2 tháng 11 năm 2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020
TIẾT 2,3: 
THỂ DỤC
Tiết 18: ĐỘNG TÁC CHÂN
I. MỤC TIÊU
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện động tác chân trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết hô nhịp, cách thực hiện các động tác chân đúng nhịp và đúng phương hướng.
- Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác chân 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
1. Địa điểm: Sân trường 
2. Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp đôi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ YÊU CẦU
TG
SL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Phần mở đầu
1.Nhận lớp
- Hoạt động của cán sự lớp.
- Hoạt động của giáo viên.
* Kiểm tra sk trang phục HS
2. Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
3. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh tập động tác vươn thở, tay
8p
2p
4p
2p
2x8
- GV nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV hô nhịp hướng dẫn HS khởi động.
- GV hướng dẫn tham gia trò chơi.
- GV hô nhịp cho HS thực hiện động tác.
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét, GV nhận xét tuyên dương
- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
- Đội hình khởi động: 
 € € € € € 
 € € € € € €
 € € € € € 
 €GV
- HS chơi theo hướng dẫn của GV theo đội hình như trên.
- HS tập theo nhịp hô
II. Phần cơ bản:
4. Kiến thức
a. Ôn động tác: vươn thở, tay.
b. Học động tác chân
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như nhịp 1,2,3,4 nhưng bước chân phải sang ngang
*Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Tập theo cặp đôi
Thi đua giữa các tổ
c. Trò chơi 
“ Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
22p
5p
5p
 4p
2p
2p
4p
2lần
3lần
4lần
4lần
3lần
1lần
3lần
- GV cho hs ôn luyện
- Cho HS quan sát tranh
- Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
- GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- GV hô - HS tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- Gv chia cặp
Yêu cầu HS luyện tập theo từng cặp đôi.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
HS thực hiện theo nhịp hô của gv
- HS quan sát tranh. 
- HS quan sát GV tập mẫu.
- HS lắng nghe khẩu lệnh và quan sát GV thực hiện dộng tác mẫu.
- Đội hình : 
€ € € € €
 € € € € 
€ € € € € 
€GV
- Đội hình tập luyện theo tổ theo khu vực giáo viên phân công. 
- ĐH tập luyện theo tổ:
€ € € € € € 
€
€
€
€ € € € € € 
- Đội hình luyện tập theo cặp đôi
 €€ €€ €€
 €€ 	€€
€€ €€ €€
- Từng tổ lên thi đua
- Trình diễn 
Đội hình chơi:
 €€€€€€
€GV
 €€€€€€
III. Phần kết thúc
5. Hồi tĩnh
-Thả lỏng cơ toàn thân 
6. Nhận xét và hướng dẫn học sinh tự tập luyện ở nhà
- Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.
- Hướng dẫn HS Tự tập luyện ở nhà.
7. Xuống lớp
5p
2x8
- GV hướng dẫn hô nhịp cho HS.
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học tập luyện của HS.
- GV hướng dẫn HS tự ôn luyện tại nhà.
Lớp “ Giai tán”
- HS thực hiên thả lỏng theo nhịp hô của GV.
- HS lắng nghe nhận xét rút kinh nghiệm giờ học sau.
- Tự tập luyện ở nhà bài tập: ghi nhớ động tác chân
 - Đội hình kết thúc:
 €€€€€€
 €€€€€€
 € €€€€€€
 €GV
- Khỏe
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
TUẦN 10:
Ngày soạn : Ngày 7 tháng 11 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
TIẾT 1,2, 3: 
THỂ DỤC
Bài 19: ĐỘNG TÁC CHÂN – LƯỜN
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Ôn hai động tác vươn thở và tay. Học hai động tác chân – lườn của bài thể dục phát triển chung
- Chơi trò chơi “? Nhanh lên bạn ơi”?
2. Kỹ năng: Thực hiện các động tác thể dục cơ bản đúng theo nhịp hô, phương hướng, biên độ, biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi chủ động’
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, sự nhanh nhẹn khéo léo
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Trên sân thể dục của trường, dọn vệ sinh nơi tập
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, tranh thể dục, kẻ sân cho trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp: Phổ biến nội dung yêu cầu cầu giờ học
- Ôn hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục
- Học hai động tác chân – Lườn của bài thể dục
-Chơi trò chơi“? Nhanh lên bạn ơi”?
* Khởi động: Chạy chậm theo một hàng dọc
- Tại chỗ xoay các khớp cổ tay cổ chân, đầu gối hông vai
- Chơi trò chơi ”Có chúng em”?
*Kiểm tra bài cũ: Thực hiện 2 động tác vươn thở và tay .
7-9 P
 2-3 P
 4-5 P
- Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số, chúc GV Khoẻ
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
 ( Gv) 
- Cán sự điều khiển GV quan sát giúp đỡ uốn nắn
- Gọi 4 hs lên thực hiện,hs khác nhận xét.
GV kết luận,đánh giá.
2. Phần cơ bản
* Ôn hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục
* Học động tác Chân và ĐT Lườn
- Động tác Chân
* Chơi trò chơi“? Nhanh lên bạn ơi”?
18-22P
2-3 lần
Mỗi động tác 4-5 lần
6-8 P
- GV hô nhịp để HS thực hiện đồng loạt đồng thời GV quan sát uốn nắn
 € € € € € € 
€ € € € € € 
 € € € € € €
 € (GV)
* Hướng dẫn tập luyện( Cho cả hai động tác)
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, sau đó làm mẫu chậm và phân tích kỹ thuật để học sinh tập theo.
- Cho HS tập từng cử động sau đó kết hợp các thao tác thành động tác hoàn chỉnh
- Sau khi HS tập được 2 đông tác mới học GV cho HS tập liên kết các động tác
- Trong quá trình tập GV hướng dẫn HS sửa sai uốn nắn
- Tập phối hợp 4 độngn tác đã học do cán sự điều khiển, GV quan sát
- GV Nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi thử và chơi chính thức. Xen kẽ GV nhận xét uốn nắn
€€€€€€ ­O
€€€€€€ ­O
€€€€€€ ­B
 (GV)
Sau mỗi lần chơi GV nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng
- Cúi người, đấm lưng cho bạn
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
- BTVN: Ôn 4 động tác thể dục đã học
3-5 P
€€€€€€ 
€€€€€€ 
 €€€€€€
 € (GV)
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_thay_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_6_10_nam_hoc_20.docx