Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Bài 8: Khám phá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân (Tiết 3)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Bài 8: Khám phá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân (Tiết 3)

BÀI 8:

KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;

- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.

* Năng lực riêng:

- Năng lực điều chỉnh hành vi:

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.

+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.

 

doc 4 trang Đăng Hưng 26/06/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Bài 8: Khám phá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8:
KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
* Năng lực riêng: 
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tự đánh giá được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân, từ đó biết quản lí và dần hoàn thiện mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên:
- SGK Đạo đức 3, vở bài tập Đạo đức 3,
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu ( nếu có), tranh ảnh, hộp quà, giấy có nhiều màu sắc. 
2. Học sinh:
- SGK Đạo đức 3, VBT Đạo đức 3 ( nếu có), kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, giấy đẹp đã trang trí tên hình ảnh của mình .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Luyện tập:
Hoạt động 6: Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Mục tiêu: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Cách tiến hành:
- GV phát cho HS giấy có nhiều màu sắc hoặc giấy đẹp HS chuẩn bị đã trang trí tên hoặc hình ảnh của mình :
-GV yêu cầu HS chia đôi tờ giấy , ghi vào đầu cột bên trái “ Điểm mạnh” , đầu cột bên phải “ Điểm yếu” , bên dưới học sinh tự ghi 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh vào cột tương ứng.
- GV phát cho mỗi tổ 1 tờ A0 ghi tiêu đề “ Chân dung của em”. GV yêu cầu mỗi HS đính phiếu rèn luyện của mình lên tờ A0 của nhóm và treo “ bức tranh” của tổ mình lên tường xung quanh lớp học. GV bật nhạc cho HS đi tuần tự thành vòng tròn , mỗi HS cầm 1 cây bút và tham gia triển lãm tranh. HS sẽ đọc thông tin từ “ chân dung của em” của một bạn bất kì và ghi thêm ý kiến của mình vào phần điểm mạnh, điểm yếu của bạn HS trong “ Chân dung của em”.
- GV nhận xét và khen ngợi HS tự đánh giá mình nghiêm túc và nhiệt tình góp ý cho bạn.
- GV tổng kết : Có thể những điều ta tự đánh giá về mình hoặc người khác đánh giá về mình không giống nhau. Đây cũng là điều hết sức bình thường, tất cả những lời nhận xét, đánh giá sẽ giúp chúng ta hiểu rõ mình hơn trong quá trình quan sát bản thân và trong sự nhìn nhận , đánh giá của người khác để chúng ta hoàn thiện hơn, cũng như thể hiện tốt hơn điểm mạnh của mình và khắc phục những điểm yếu ( nếu có).
-HS lắng nghe, thực hiện.
-HS ghi điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vào tờ giấy và các cột tương ứng.
-HS dán phiếu rèn luyện của mình vào “ bức tranh” của tổ.
-HS thực hiện tham quan và đánh giá bạn.
-HS lắng nghe GV.
2. Vận dụng:
 Hoạt động 7: Ghi lại lời góp ý, lời khen, lời nhắc nhở.
Mục Tiêu: HS thực hiện được cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bàng cách đơn giản là ghi lại lời góp ý, lời khen, lời nhắc nhở của bạn bè, thầy cô, bố mẹ về mình và so sánh với việc tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.
Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn HS các cách tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân:
+ Tự đánh giá ghi lại lời góp ý , lời khen , lời nhắc nhở của bạn bè, thầy cô, bố mẹ về mình vào cuốn sổ tay- Sau đó so sánh với việc tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.( Gv phát phiếu rèn luyện cho HS hoặc HS có thể ghi kết quả thực hiện vào vở bài tập Đạo đức 3).
-GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt động , chuyển sang hoạt động kế tiếp.
-HS tự thực hiện và chia sẻ kết quả với cả lớp.
3. Củng cố – Dặn dò
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức , kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh bản thân từ việc nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu của mình.
-GV tổ chức trò chơi “ Chọn biểu tượng của em”: GV chiếu một số hình ảnh , biểu tượng ( mặt trăng, Mặt trời, bông hoa, dòng suối, con gấu, ngọn núi, cầu vồng, ) và yêu cầu HS:
+ Em hãy chọn một biểu tượng mà em cho rằng nó đại diện cho bản thân mình?
+ Vì sao em chọn như vậy?( GV gợi ý từ trải nghiệm của mình để dẫn dắt HS)
-GV nhận xét và khen ngợi HS.
- GV cho HS đọc bài ghi nhớ, tổng kết các cách nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành phiếu rèn luyện và thường xuyên tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
-HS lắng nghe, thực hiện.
-HS trả lời suy nghĩ cá nhân mình.
-HS lắng nghe thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_21_bai_8.doc