Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 33, Chủ đề 8: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông - Bài 12: Em tuân thủ quy tắc An toàn giao thông (Tiết 1)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 33, Chủ đề 8: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông - Bài 12: Em tuân thủ quy tắc An toàn giao thông (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi.

- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, không đồng tinh với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về quy tắc an toàn giao thông.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 * GV: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

– SGK, SGV, SBT Đạo đức 3

– Các video clip liên quan đến việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.

– Tranh, hình ảnh về nội dung tuân thủ quy tắc an toàn giao thông

 * HS: SGK, SBT Đạo đức 3

 

docx 5 trang Đăng Hưng 23/06/2023 1750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 33, Chủ đề 8: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông - Bài 12: Em tuân thủ quy tắc An toàn giao thông (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ: Tuân thủ quy tắc An toàn giao thông
Bài 12: Em tuân thủ quy tắc An toàn giao thông (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi. 
- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, không đồng tinh với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về quy tắc an toàn giao thông.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 * GV: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK, SGV, SBT Đạo đức 3
– Các video clip liên quan đến việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
– Tranh, hình ảnh về nội dung tuân thủ quy tắc an toàn giao thông
 * HS: SGK, SBT Đạo đức 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu trò chơi “Đi theo tín hiệu giao Thông.” và hướng dẫn luật chơi.
Cách chơi: Khi quản trò giơ biển báo “Đèn xanh”, người chơi đi nhanh; khi giơ biển báo “ Đèn vàng” , người chơi đi chậm; khi giơ biển báo “ Đèn đỏ”, người chơi dừng lại.
- GV tổ chức thực hiện trò chơi: Mời đại diện mỗi nhóm tham gia thực hiện theo hiệu lệnh của quân trò.
- GV nhận xét, đánh giá, trao thưởng cho nhóm giành chiến thắng và dẫn nhập vào bài học.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương: HS tích cực tham gia trò chơi, tuân thủ được quy tắc an toàn giao thông theo tín hiệu đèn.
- Kết nối bài học. Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
- HS quan sát, lắng nghe.
+ HS tham gia chơi vui vẻ.
- HS đánh giá lẫn nhau.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: +HS chỉ ra được một số hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
+Đưa ra được cách thức để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. (Làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những hành vi trong tranh tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. 
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời. 
- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.
+ Dừng xe khi có đèn đỏ, dừng trước vạch kẻ đường theo quy định. 
+ Xe máy chạy khi có tín hiệu đèn xanh. Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. 
+ Sang đường trên vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ và tuân theo tínhiệu đèn.
+ Đi đúng làn đường quy định, đi bên phải theo chiều đi của mình.
- GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. (làm việc nhóm 4).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
Yêu cầu HS đưa ra được cách thức giúp các bạn trong tranh tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:
– GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh và mô tả tình huống xảy ra trong 8 tranh.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.
- GV khai thác thêm cách thức để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông của HS. 
- GV mời 2 – 3 HS trả lời.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá tuyên dương và kết luận:
HS nêu yêu cầu HĐ 1.
HS quan sát tranh ở SGK và phát hiện ra được những hành vi nào tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
- HS trả lời: Nêu những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
HS tự đánh giá nhận xét bạn.
+HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
-Các nhóm quan sát thảo luận, trao đổi, tìm và đưa ra được cách thức để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.(Tg 4 phút)
- HS lời câu hỏi: Để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, các bạn trong tranh cần làm gì?
? Em cần tuân thủ quy tắc an toàn nào khi tham gia giao thông?
+ Tranh 1: Không được đi xe đạp dàn hàng ngang.
+ Tranh 2: Không đi xe đạp trong phần đường có biển cấm đi xe đạp. 
+ Tranh 3: Sang đường phải quan sát đường. Chỉ sang đường khi đèn đường dành cho người đi bộ đã bật.
+ Tranh 4: Không được tự ý lấy áo phao ra khỏi túi phía dưới ghế hoặc ngăn chứa bên cạnh ghế. Không được làm phồng áo phao trong máy bay. 
+ Tranh 5: Khi di chuyển trên đường thuỷ phải mặc áo phao. Không được với người xuống nước khi đang di chuyển trên ghe, thuyền.
+ Tranh 6: Không đi xe đạp trên vỉa hè.
+Tranh7:Khi x máy dừng hẳn mới được lên và xuống xe.
+ Tranh 8: Trước khi mở cửa xe ô tô phải quan sát.
- Các nhóm trình bày:
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
+ HS kể thêm được những quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.
- HS trình bày, HS nhận xét.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
+ Vận dụng vào thực tiễn để tham gia đúng quy tắc an toàn giao thông.
- Cách tiến hành:
Trò chơi : Quan sát màn hình và TLCH đúng sai
a. Mục đích :
- Giúp HS nắm vững luật đi đường và tín hiệu của đèn giao thông ở ngã tư đường phố.
- Củng cố 1số hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
- Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
b. Chuẩn bị :
-1 màn hình và 1 đầu đĩa
-1 đĩa hình có quay các tình huống về luật lệ ATGG
*VD 1 số tình huống về luật lệ ATGT:
 + Đèn xanh bật, 3 mẹ con cùng sang đường. Mẹ và bé gái đi theo vạch phấn trắng. Còn bé trai chạy dưới lòng đường. Trong tình huống này, ai đúng? Ai sai? Vì sao?
 + Có 2 bạn gái và 2 bạn trai đèo nhau trên xe đạp đi trên đường. Bạn gái ngồi sau túm áo bạn. Còn bạn trai đứng trên yên xe bám vào vai bạn trai kia. Trong
tình huống này, ai đúng? Ai sai? Vì sao?
- 3 xắc xô
c. Luật chơi :
- Đội nào lắc xắc xô nhanh hơn đội đó sẽ giành được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng đội khác sẽ được trả lời.
- Tình huống mà các đội chơi không trả lời được sẽ mời các bạn khán giả tham dự trả lời. 
d.Cách chơi :
- Chia lớp ra làm 3 đội, mỗi đội 3 HS.
- Khi màn hình bật lên, HS phải quan sát màn hình và trả lời câu hỏi của cô. Sau đó, HS phải lắc xắc xô thật nhanh để giành quyền trả lời cho các tình huống về luật lệ ATGT.
- Các HS trong đội cùng tham gia trả lời câu hỏi.
- Đội nào trả lời đúng đội đó sẽ được thưởng một tràng vỗ tay.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia nhóm và tham gia chơi vui vẻ.
+ Lần lượt các nhóm lên chơi.
+ HS nhận xét.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_33_chu_de_8_tuan_thu_quy_tac_an_t.docx