Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 3

Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 3

I.Chính tả (15 phút ): GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón . đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18)

II. Tập Làm Văn ( 35 phút ): Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.

III. Đọc thầm và làm bài tập : ( 30 phút )

 Ba điều uớc

 Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

 Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

 Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA

 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ?

A. Vàng bạc

B. Lò rèn mới.

C. Ba điều ước

 

docx 5 trang thanhloc80 6650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC: 2020 - 2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 3 (ĐỀ CHẴN)
 Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian giao đề)
I.Chính tả (15 phút ): GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón ... đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18)
II. Tập Làm Văn ( 35 phút ): Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
III. Đọc thầm và làm bài tập : ( 30 phút )
 Ba điều uớc
 Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. 
 Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
 Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.
TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ? 
A. Vàng bạc
B. Lò rèn mới.
C. Ba điều ước
Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của ? 
A. Chán cảnh ăn không ngồi rồi
B. Luôn bị bọn cướp rình rập
C. Làm chàng vui
Câu 3:Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Là những hình ảnh nào? 
A. 1 hình ảnh là: .
B. 2 hình ảnh là : .
C. 3 hình ảnh là: .
Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với ta điều gì? 
Câu 5. Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: 
Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển.
Câu 6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: 
a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít
b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui
Câu 7: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.
Câu 8: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng 
IV. Đọc thành tiếng : Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 theo yêu cầu cuả thầy , cô giáo.
	 -HẾT-
 PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC: 2020 - 2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 3 (ĐỀ LẺ)
 Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian giao đề)
I.Chính tả (15 phút ): Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 30 (viết từ: “Một bà mẹ . được tất cả”) 
II.Tập Làm Văn ( 35 phút ): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). 
III. Đọc thầm và làm bài tập : ( 30 phút )
 Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
Câu 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? 
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
Câu 2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? 
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
Câu 3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? 
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
Câu 4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? 
a. Thuyền b. Thổi c. Đỏ
Câu 5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." 
Câu 7: Đặt câu "Ai thế nào?" 
Câu 8: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng 
IV. Đọc thành tiếng : Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 theo yêu cầu cuả thầy , cô giáo.
	 -HẾT-	
 PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC: 2020 - 2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 3 (ĐỀ LẺ)
 Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian giao đề)
I.Chính tả (15 phút ): Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3, tập 1 trang 46 ( viết từ “Có lần, đến Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”).
II. Tập Làm Văn ( 35 phút ): Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn .
III. Đọc thầm và làm bài tập : ( 30 phút )
 CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?
A. 5 giờ B. 6 giờ C. 7 giờ D. 8 giờ
Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?
A. Nước Ý B. Nước Pháp C. Nước Anh D. Nước Tây ban nha
Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ai làm gì?
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
IV. Đọc thành tiếng : Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 theo yêu cầu cuả thầy , cô giáo.
	 -HẾT-	
 PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC: 2020 - 2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 3 (ĐỀ CHẴN)
 Thời gian làm bài: 45 phút(Không tính thời gian giao đề)
I.Chính tả (15 phút ): GV đọc cho HS viết bài chính tả “ Ông ngoại ” Sách Tiếng việt 3,Tập 1 , trang 34 (Viết đoạn từ: "Thành phố ............. chữ cái đầu tiên.)
II. Tập Làm Văn ( 35 phút ): Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu kể về một người mà em yêu quý.
III. Đọc thầm và làm bài tập : ( 30 phút )
Đường bờ ruộng sau đêm mưa
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.
Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm lấy tay cụ:
- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.
Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
- Cụ để cháu dắt em bé.
Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:
- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
Các em vội đáp:
- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 2 :Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. 
 C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4:Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ."
Câu 5 : Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 6 :Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là:
A. đổ. B. mỡ. C. trơn.
Câu 7:Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Câu 8: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng 
IV. Đọc thành tiếng : Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 theo yêu cầu cuả thầy , cô giáo.
	 -HẾT-	
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG 
 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC : 2020-2021 
 MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 3 
Phần - bài tập 
 Câu hỏi- Đáp án 
 số điểm 
I-Chính tả
 GV đọc cho HS viết bài chính tả 
 SGK
5 đ
II.Tập làm văn 
ĐIỂM:
Mở bài - Mở đoạn
Thần bài -Thân đoạn
Kết bài - Kết đoạn 
2 đ
3 đ
2 đ
III. Đọc thầm và làm bài tập
(đề chẵn) 
 GV chấm theo bài làm của học sinh
 1 câu : 0, 5 đ
 =>8 câu : 4 đ
III. Đọc thầm và làm bài tập
(đề lẻ)
IV. Đọc thành tiếng :
Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn 55 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
 4 đ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3.docx