Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc hiểu môn Tập đọc cho học sinh ở Lớp 3A trường Tiểu học Cẩm An

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc hiểu môn Tập đọc cho học sinh ở Lớp 3A trường Tiểu học Cẩm An

Tiếng việt là một trong chín môn học hết sức quan trọng, nó là nền tảng là tiền đề để học tốt các môn học khác. Tập đọc là một phân môn thực hành có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh, năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.

Khi biết đọc con người có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy, biết đọc sẽ giúp con người giao tiếp với thế giới bên trong của người khác. Giúp ta hiểu phần nào tâm tư của con người. Qua thực tế dự giờ thăm lớp của bạn đồng nghiệp với chương trình thay sách đổi mới hiện nay, còn có giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh nên nhiều học sinh còn đọc ê a đọc chưa chuan, lập lại từ. Bên cạnh đó giáo viên chưa tạo ra cho học sinh một tư duy một sự đầu tư tìm tòi để hiểu cái hay, cái đẹp trong các nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi qua nội dung bài. Cũng từ đó dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, ít tập trung tiết học thụ động. Xa hơn nữa sẽ làm cho học sinh “nghèo” kiến thức “nghèo” vồn từ khi vận dụng các môn học khác nhất là môn Tập làm văn. Chính vì lẽ đó, để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu. Nay tôi tập trung nghiên cứu đề tài:

Rèn kỹ năng đọc hiểu để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 A Trường Tiểu học Cẩm An với mong muốn được đúc kết kinh nghiệm, nâng cao tay nghề dạy học sinh phân môn Tập đọc không chỉ là đọc đúng, đọc trôi chảy mà còn khai thác được nội dung bài học qua “đọc hiểu”

 2/.Đối tượng nghiên cứu:

-Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là những học sinh thụ động, nhút nhát, đọc còn yếu, đọc chưa chuẩn, chưa xác định được nội dung bài đọc ở lớp 3A Trường Tiểu học Cẩm An -Giáo viên tìm hiểu nghiên cứu và đổi mới các phương pháp, hình thức dạy phân môn Tập đọc; phần đọc hiểu để phát huy được khả năng học tập đọc lập, tích cực của học sinh, tạo ra cho học sinh một sự tư duy, một sự đầu tư tìm tòi cái hay, cái đẹp trong nội dung bài đọc.

 

doc 15 trang ducthuan 05/08/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc hiểu môn Tập đọc cho học sinh ở Lớp 3A trường Tiểu học Cẩm An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TẬP ĐỌC
CHO HỌC SINH Ở LỚP 3A
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM AN
.........cd.........
A/.MỞ ĐẦU:	
1/.Lý do chọn đề tài:
Tiếng việt là một trong chín môn học hết sức quan trọng, nó là nền tảng là tiền đề để học tốt các môn học khác. Tập đọc là một phân môn thực hành có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh, năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Khi biết đọc con người có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy, biết đọc sẽ giúp con người giao tiếp với thế giới bên trong của người khác. Giúp ta hiểu phần nào tâm tư của con người. Qua thực tế dự giờ thăm lớp của bạn đồng nghiệp với chương trình thay sách đổi mới hiện nay, còn có giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh nên nhiều học sinh còn đọc ê a đọc chưa chuan, lập lại từ. Bên cạnh đó giáo viên chưa tạo ra cho học sinh một tư duy một sự đầu tư tìm tòi để hiểu cái hay, cái đẹp trong các nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi qua nội dung bài. Cũng từ đó dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, ít tập trung tiết học thụ động. Xa hơn nữa sẽû làm cho học sinh “nghèo” kiến thức “nghèo” vồn từ khi vận dụng các môn học khác nhất là môn Tập làm văn. Chính vì lẽ đó, để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu. Nay tôi tập trung nghiên cứu đề tài:
Rèn kỹ năng đọc hiểu để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 A Trường Tiểu học Cẩm An với mong muốn được đúc kết kinh nghiệm, nâng cao tay nghề dạy học sinh phân môn Tập đọc không chỉ là đọc đúng, đọc trôi chảy mà còn khai thác được nội dung bài học qua “đọc hiểu”
 2/.Đối tượng nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là những học sinh thụ động, nhút nhát, đọc còn yếu, đọc chưa chuẩn, chưa xác định được nội dung bài đọc ở lớp 3A Trường Tiểu học Cẩm An -Giáo viên tìm hiểu nghiên cứu và đổi mới các phương pháp, hình thức dạy phân môn Tập đọc; phần đọc hiểu để phát huy được khả năng học tập đọc lập, tích cực của học sinh, tạo ra cho học sinh một sự tư duy, một sự đầu tư tìm tòi cái hay, cái đẹp trong nội dung bài đọc.
3/.Phạm vi nghiên cứu:
Do năng lực có hạn nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu kỹ năng đọc hiểu để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 3A, trường Tiểu học Cẩm An.
4/.Các phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
-Đọc và nghiên cứu báo giáo dục thời đại và tạp chí giáo dục, chuyên đề tập đọc, sách tâm lý học tiểu học, Đại học từ xa Huế
-Lý luận giáo dục tiểu học – GS – PTTS Đặng Vụ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tháng 01/1994
*Phương pháp điều tra:
-Đây là phương pháp chính của đề tài nầy, nội dung của phiếu điều tra được xuất phát từ tâm sinh lý của học sinh lớp 3A. Mức độ yêu cầu của tập đọc, từ mục đích và nhiệm vụ của đê tài, các nguyên tắc xây dựng phiếu điều tra là:
Câu hỏi dùng để điều tra phải có sự điều tra kỹ càng và phải hàm chứa một vấn đề cụ thể cần nghiên cứu, nằm trong chương trình của phân môn Tập đọc và được thể hiện phù hợp với trình độ học sinh của lớp.
+Đối với học sinh trung bình yếu thường thụ động cần phải có biện pháp nào? Có thể sắp xếp chỗ ngồi theo trình độ học sinh để rèn luyện, giúp đỡ các em đầu giờ, cuối giờ của buổi học.
+Quan tâm thường xuyên đến với những em chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi phát biểu hoặc trả bài cũ.
*Phương pháp đàm thoại
-Đối với học sinh:
+Gợi mở để học sinh bày tỏ những vấn đề mới rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như từ những kinh nghiệm sống đã tích luỹ.
+Tạo điều kiện để học sinh phát triển và củng cố khả năng giao tiếp với giáo viên và với bạn bè cùng học.
+Gây hứng thú học tập hình thành tính độc lập, óc phê phán, phát huy tính tích cực và tương tác trong học tập.
-Đối với giáo viên:
+Tạo khả năng cho giáo viên hiểu và gần gũi với học sinh.
+Thu được những thông tin ngược nhanh, gọn từ học sinh để biết lấy kết quả dạy học và kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học.
*Phương pháp kiểm tra đối chiếu:
Là phương pháp giúp học sinh kiểm tra lại việc tổ chức thực hiện và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh và nắm bắt được trình độ hiểu biết của học sinh.
*Phương pháp luyện tập – thực hành
Đây là phương pháp rất quan trọng trong tiết dạy tập đọc vì nó sử dụng thường xuyên đi từ dễ đến khó
-Luyện đọc đúng, phát âm chính xác: đọc đúng câu, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng.
-Luyện đọc nhanh: Phù hợp với từng lứa tuổi
-Đọc diễn cảm: Đọc làm sao chuyển đổi nội dung văn bản bằng chữ viết thành văn bản âm thanh (Ngữ điệu đọc, nhịp điệu đọc, cách ngắt nhịp, cao độ, sắc thái giọng đọc: hờn dỗi, giọng mỉa mai, châm biếm giễu cợt, nghiêm trang, vui vẻ. . . .)
-Đọc hiểu: Học sinh thông hiểu nội dung bài đọc, học sinh hiểu ý nghĩa của từ, của câu phát hiện ra những từ giàu màu sắc biểu cảm như: từ đa nghĩa, từ mang nghĩa bóng, từ có sự chuyển nghĩa văn chương 
*Giả thuyết khoa học:
Trong những năm qua, tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3, mỗi năm điều có sự đổi mới tôi tự đúc kết một số kinh nghiêm trong phân môn Tập đọc, việc rèn đọc hiểu cho học sinh là việc làm rất quan trọng. Trong quá trình này phải tiến hành đồng bộ với việc rèn luyện cho học sinh cả đọc thông thạo và hiểu văn bản không xem nhẹ cả hai phần.
B/.NỘI DUNG:
1/.Cơ sở lý luận:
Ở lứa tuổi tiểu học nhận thức của các em vẫn còn mang tính cụ thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ định. Vì vậy hằng ngày giáo viên không chỉ dạy cho các em nghe mà còn dạy cho các em biết lắng nghe, biết tổ chức một cách đặc biệt có khả năng phân tích tổng hợp.
Khi giáo viên giảng dạy ngoài việc chuẩn bị bài giảng, cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan để giảng nghĩa từ khó, trừu tượng để học sinh dễ dàng cảm nhận và phát hiện ra giá trị của bài văn. Đối với học sinh lớp 3, do tư duy các em phát triển chưa cao nên việc dạy đọc hiểu cho học sinh là giúp cho các em hiểu sâu sắc bài văn bài thơ (cả nội dung và nghệ thuật) trên cơ sở đó mới có thể đọc đúng và đọc diễn cảm, tức là học sinh cảm thụ cái hay, cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Mặt khác giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhuần nhuyễn các phương pháp trong phần đọc hiểu và dạy tập đọc lớp 3. Tuỳ vào nội dung bài mà giáo viên sử dụng các phương pháp dạy cho phù hợp để đạt hiệu quả.
-Các văn bản chỉ đạo:
+Nghị quyết số 40/2000/QH X, của Quốc hội khoá X và chỉ thị số 14/2001/CT-TTg, ngày 11/06/2001 Của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình phổ thông.
+Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT vào ngày 30/09/2005, về việc ban hành qui định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
2/.Cơ sở thực tiễn:
a/.Thực trạng:
Giáo viên: Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Học sinh: Kỹ năng đọc hiểu còn yếu là do:
-Các em chuẩn bị bài chưa được tốt.
-Một số em đọc còn ê-a phát âm chưa chuẩn, đọc còn chậm. Kỹ năng phán đoán nội dung bài đọc và kỹ năng liên hệ bản thân khi đọc văn bản còn yếu.
-Do gia đình không quan tâm đến việc học của các em mà chỉ chú trọng đến kinh tế gia đình.
b/.Sự cần thiết của đề tài
Đề tài nhằm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu giúp học sinh hiểu được văn bản một cách chính xác và nhanh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo dục tư tưởng đạo đức phát triển thẩm mỹ, giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động.
-Rèn kỹ năng đọc:
+Đọc thầm: Có tác dụng đọc hơi nhanh khi học Tập đọc hay đọc sách báo, cần rèn luyện cho học sinh sớm có thói quen đọc thầm.
+Phát âm đúng: Về mặt ngữ âm, mọi người có thói quen phát âm theo phương ngữ địa phương. Vì vậy giáo viên cần lưu ý uốn nắn cho học sinh phát âm chuẩn vấn đề phát âm gắn chặt với chính tả. Phát âm sai dẫn tới viết sai chính tả. 
+Đọc lưu loát: Muốn đọc lưu loát bài văn học sinh phải đọc nối tiếp câu đoạn trước, giáo viên hướng dẫn luyện cách phát âm, giải nghĩa từ khó.
+Đọc diễn cảm: là bộc lộ được nội dung bài văn nhằm truyền cảm tới người nghe. Đọc diễn cảm, đọc theo ngữ điệu từng loại câu nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ. Tuỳ theo nội dung bài mà giọng đọc vui, buồn, nghiêm trang. Biết đọc phân biệt lời: Người dẫn chuyện, lời nhân vật.
+Đọc hiểu: Làm cho học sinh cảm thụ tốt bài văn, bài thơ thấy được cái hay, cái đẹp của nó thông qua nghệ thuật ngôn ngữ. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng hướng đến đọc có ý thức.
3/.Nội dung vấn đề:
a/.Vấn đề đặt ra:
Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy phân môn Tập đọc. Tôi nhận thấy thực tế trong tiết dạy giáo viên chưa đáp ứng nay đủ các yêu cầu khi dạy đọc hiểu. Để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm hiện có, tôi xin đề ra các biện pháp sau:
-Đối với học sinh:
Tập trung cho học sinh có ý thức chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Các em cần đọc bài nhiều lần, tìm hiểu các từ khó. Tham khảo trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, rồi rút ra nội dung chính của bài.
-Đối với giáo viên:
Trên cơ sở câu hỏi trong sách giáo khoa, qua nghiên cứu, nếu nhận thấy chưa hoặc không phù hợp với trình độ của học sinh, giáo viên cần xây dựng hoặc chia câu hỏi ra từng ý nhỏ, nếu có những câu không phù hợp với thực tế ở địa phương, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung lại câu hỏi cho phù hợp . . . để học sinh dễ dàng trong việc trả lời cũng như việc tiếp thu bài.
b/.Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết:
Để dạy tốt giáo viên phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Đọc thường được cấu thành hai ý: Đọc đúng và đọc diễn cảm, nội dung đọc diễn cảm yêu cầu tỉ mỉ về giọng đọc, cách ngắt nhịp.
Dạy đọc gồm hai phần: Phần luyện đọc và phần tìm hiểu bài. Tuỳ vào nội dung bài dạy mà giáo viên giảng dạy có thể đan xen lẫn nhau hoặc thực hiện lần lượt từng phần.
Dạy đọc hiểu giáo viên cần phối hợpï nhịp nhàng các phương pháp khi chuyển ý giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình để tạo sự liên hoàn dùng phương pháp trực quan và đàm thoại để giới thiệu bài và giảng từ
Để học sinh học tốt, giáo viên cần tổ chức cho các em làm các công việc sau:
-Tìm hiểu đề tài của văn bản:
Xác định đề tài có thể dựa vào chủ điểm của bài tập đọc, dựa vào tranh minh hoạ, dựa vào tên bài, tên người, vật, sự vật được nêu trong văn bản.
-Tìm hiểu tên bài:
Tên bài thường ngắn nhưng nói với chúng ta nhiều điều, nó giúp chúng ta xác định được đề tài và phần nào toán định được nội dung văn bản.
Khi tìm hiểu đề bài, với những tên bài phù hợp chủ đề, tên bài hay, chúng ta yêu cầu học sinh chỉ ra những ý nghĩa này bằng cách đặt tên bài trong thế đối lập với những tên bài khác để học sinh nhận ra cái hay, điều thú vị trong cái tên.
Ví dụ: Hãy chọn tên bài mà em cho là hay nhất trong ba tên bài sau:
a/.Những đứa trẻ tốt bụng
b/.Chia sẻ
c/.Cảm ơn các cháu
(Trong bài: Các em nhỏ và cụ già)
-Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng:
Để hiểu văn bản có thể không cần hiểu nghĩa tất cả các từ mà phải xác định được từ ngữ quan trọng, từ “chìa khoá” để tìm hiểu.
Ví dụ: Những văn bản thông thường như một bản “tự thuật”, một bản quyết định thì những từ cố định tạo mẫu như “tên em là”, “nơi sinh”.
-Trong thơ văn miêu tả trữ tình các từ “chìa khoá” thường là những từ dùng “đắt”, tạo nên giá trị nghệ thuật của bài.
Ví dụ:	Bà mơ tay cháu
	Quạt đầy hương thơm
-Từ “đầy” có ý nghĩa: 
*.Xác định những câu quan trọng và đoạn, ý:
.Những câu quan trọng thường có nghĩa hoàn chỉnh, mang tính đọc lập cao, không bị phụ thuộc vào những câu khác trong văn bản.
Ví dụ: -“Chính đất là mẹ của các loài cây” – Tiếng Việt 3
-“Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên” – Tiếng Việt 3
.Nhận diện đoạn ý rất quan trọng vì nó giúp học sinh bước đầu ghi nhớ những điểm chung nhất của từng phần trong văn bản, tạo cơ sở để các em hiểu nội dung văn bản.
*.Làm rõ nội dung câu, đoạn:
Để hiểu được văn bản và ý định của người viết học sinh phải hiểu nghĩa của câu, đoạn.
a/.Làm rõ nghĩa của câu: Hiểu được nghĩa của từ, học sinh có cơ sở đầu tiên để nắm nghĩa câu
Ví dụ: Những câu có cách nói nghệ thuật như
“Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà” – Tiếng Việt 3
*.Làm rõ nghĩa đoạn ý: Để làm rõ nghĩa đoạn, ý học sinh cần biết dựa vào câu chủ đề và diễn đạt lại ý câu chủ đề bằng lới của mình. Học sinh cũng cần biết đặt tên cho đoạn.
*.Làm rõ ý chính của văn bản:
Đây chính là việc tìm chủ đề – Vấn đề cơ bản của văn bản. Việc đọc hiểu chỉ được xem là hoàn tất khi học sinh đã hiểu được nội dung của toàn văn bản như một chỉnh thể các em sẽ trả lời được câu hỏi ai, việc gì (đề tài văn bản) được thông báo ra sao, như thế nào.
*.Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy phân môn Tập đọc. Tôi nhận thấy:
-Trong một tiết học tập đọc phải đảm bảo thời gian 40 phút. Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo ở nhà. Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ trước khi đến lớp, khéo léo phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như xử lý mọi tình huống.
-Để rèn cho học sinh đọc hiểu tốt, người giáo viên cần nắm các nguyên tắc, tổ chức luyện đọc cho học sinh. Làm cho học sinh cảm thụ 
tốt bài văn, bài thơ thấy được cái hay, cái đẹp của nó thông qua nghệ thuật ngôn ngữ.
+Rèn kỹ năng đọc thành tiếng hướng đến đọc có ý thức
+Rèn cho học sinh những kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài đọc theo cách diễn đạt của mình.
+Giải thích cho học sinh thấy sự cần thiết phải nhớ chính xác.
c/.Kết quả so sánh:
Trong quá trình thực hiện phương pháp trên tôi đã theo dõi và nhận thấy chất lượng đọc hiểu của học sinh ngày càng cao dẫn tới kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2014 – 2015, lớp 3A tôi phụ trách có 20 học sinh.
Bảng thống kê chất lượng đọc hiểu mà tôi đã theo dõi và ghi nhận:
TSHS
20/12
CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU
GIỎI
TL
KHÁ
TL
TBÌNH
TL
YẾU
TL
ĐẦU NĂM
4/2
20%
7/5
35%
8/5
40%
1/0
5%
HIỆN NAY
7/3
35%
10/7
50%
3/2
15%
/
/
 Sau khi thực hiện các phương pháp trên thì chất lượng đọc hiểu của học sinh lớp tôi có hướng đi lên nhưng đòi hỏi người giáo viên rất nhiều mặt, đòi hỏi người học sinh phải chịu khó rèn luyện có như thế mới đạt kết quả cao.
C/.KẾT LUẬN:
Để phát triển kỹ năng đọc hiểu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải xác định mục tiêu chính của phân môn. Khi đọc giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa của từ của câu, sàng lọc nhừng từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ gợi mở. Sẽ giúp học sinh phát hiện ra những từ giàu màu sắc, biểu cảm như: Từ mang nghĩa bóng, từ có sự chuyển nghĩa văn chương. Tiếp đó, cần hướng dẫn học sinh phát hiện những ý nghĩa quan trọng của bài, 
những câu nêu ý chung của bài, cần tìm mối quan hệ bean trong của văn bản, để thấy được nội dung sâu xa hàm ẩn của nó, chứ không chỉ có nội dung biểu hiện ra ngoài. Rèn kỹ năng đọc hiểu phải kết hợp rèn kỹ năng đọc thành tiếng hướng đến đọc đúng đọc có ý thức, kỹ năng trình bày chính xác nội dung. Vì vây trong tiết học tập đọc cần tạo không khí hào hứng, sôi nổi và dân chủ trong quá trình đọc nhóm thảo luận nhóm. Tạo niềm tin cho học sinh giải quyết các tình huống. Đối với những từ khó, câu chưa hiểu học sinh phải ghi ra ngoài giấy nháp để có thể trao đổi và nhớ sự giải đáp của giáo viên.
1/. Bài học kinh nghiệm:
 Trong chương trình giảng dạy cho thấy, vai trò của môn tập đọc là rất quan trọng, không chỉ rèn cho học sinh đọc đúng mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sốngcủa mình. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dungsách giáo khoa, lựa chọn phương pháp phù hợp, tạo cho không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, kích thích hứng thú học tập cho các em. Từ đó, kết quả học tập sẽ đạt hiệu quả cao.
2/. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Qua một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Các em nhìn thấy niềm vui khi học tập và có ý thức hơn qua các hoạt động cá nhân, phát huy tính tích cực trong học tập.
Giải pháp này đã áp dụng lớp 3A, có trao đổi , thực hiện ở các khối lớp trong trường.
3/. Hướng nghiên cứu tiếp :
Do khả năng và thời gian hạn chế, nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý chân tình của bạn đồng nghiệp và Hội Đồng Khoa Học để đề tài này được hoàn thiện hơn, vận dụng đạt hiệu quả cao hơntrong những năm sau, không những nghiên cứu về đọc hiểu mà còn nghiên cứu rộng hơn về đọc thầm, phát âm đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm trong phân môn Tập Đọc lớp 3.
 Chân thành cám ơn!
 Gò Dầu, ngày 7 tháng 3 năm 2015
 Người thực hiện
 Đinh Văn Tuấn
 Ý kến,nhận xét và đánh giá của hội đồng khoa học.
1/ Cấp trường (Đơn vị )
*Nhận xét:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
*Xếp loại: ............................................
2/ Cấp phòng (Huyện thị )
*Nhận xét:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
.....................................................................................................................
*Xếp loại:.............................................
3/ Cấp ngành ( Tỉnh )
*Nhận xét:
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
................................................................................. ................................. *Xếp loại:..............................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/- Sách giáo khoa TV3
2/- Sách giáo viên TV3
3/- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV tiểu học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo-Nhà xuất bản Giáo Dục
4/- Báo Giáo Dục Thời Đại và tạp chí Giáo Dục
MỤC LỤC
 A.MỞ ĐẦU. Trang 1
Lý do chọn đề tài 1
Đối tượng nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Các phương pháp nghiên cứu. 2
 +Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2
 +Phương pháp điều tra 2
 +Phương pháp đàm thoại 3
 +Phương pháp kiểm tra đối chiếu 3
 +Phương pháp luyện tập thực hành 3
 * Giả thuyết khoa học 4
 B. NỘI DUNG. 4
1. Cơ sở lý luận 4
2. Cơ sở thực tiễn 5
 a. Thực trạng 5
 b. Sự cần thiết của đề tài 5
3. Nôi dung vấn đề: 6
 a. Vấn đề đặt ra 6
 b. Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết 6
 c. Kết quả –so sánh 9
 C. KẾT LUẬN 10
1. Bài học kinh nghiệm 10
2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài 10
3. Hướng nghiên cứu tiếp. 11

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_hieu_mon_tap_doc_cho_h.doc