Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Chủ đề: Con người và sức khoẻ - Bài 22: Cơ quan thần kinh
BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nhận biết được chức năng đơn giản, ban đầu của cơ quan thần kinh.
- Trình bày được một số việc cần làm hoạc cần tránh để giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giữ gìn bảo vệ cơ quan thần kinh.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về cơ quan thần kinh.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ .
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Chủ đề: Con người và sức khoẻ - Bài 22: Cơ quan thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh. - Nhận biết được chức năng đơn giản, ban đầu của cơ quan thần kinh. - Trình bày được một số việc cần làm hoạc cần tránh để giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giữ gìn bảo vệ cơ quan thần kinh. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về cơ quan thần kinh. - HS: SGK, VBT, tranh vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan thần kinh để dẫn dắt vào bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chi chi chành chành”. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi này? + Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên? - GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Cơ quan thần kinh”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan thần kinh: Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm đôi yêu cầu HS quan sát hình 1 trong sgk trang 96 và chỉ hình nói cho nhau nghe. - GV gọi 4 – 5 nhóm HS đứng dậy trình bày. - GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Cơ quan thần kinh gồm các bộ phận: não, tủy sống và các dây thần kinh. Hoạt động 2: Vị trí của não và tủy sống trong cơ thể: Mục tiêu: HS biết được vị trí của não và tủy sống trong cơ thể. Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK trang 97 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời: + Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể? + Não và tủy sống được bảo vệ như thế nào? - GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày. Bước 2: - GV yêu cầu HS quay sang bạn ngồi bên cạnh, chỉ vị trí của não và tủy sống trên cơ thể bạn. - GV nhận xét, kết luận: Não được bảo vệ trong hộp sọ. Tủy sống được bảo vệ trong cột sống. Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh. Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức về các cơ quan thần kinh. Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm có 6 HS. GV yêu cầu HS chuẩn bị giấy, kéo, bút, Gv chiếu hình 3a, 3b SGK trang 97 lên bảng cho HS quan sát và vẽ cơ quan thần kinh. Bước 1: Vẽ hình người lên giấy. Bước 2: Vẽ cơ quan thần kinh lên hình người. - GV cho HS làm việc theo nhóm. - GV mời các nhóm lên dán sơ đồ đã vẽ lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và so xem sơ đồ của nhóm nào vẽ đẹp và chính xác. - GV kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có: não, tủy sống và các dây thần kinh - GV hướng dẫn HS ghi nhớ bài theo các từ khóa: “ Cơ quan thần kinh – Não – Tủy sống – Các dây thần kinh – Hộp sọ - Đốt sống”. - Nhóm 4 HS - HS chơi 3 đến 4 lần - HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời: - HS trình bày câu trả lời trước lớp. - HS lắng nghe nhận xét. - HS quan sát hình 1 trang 96 và cùng nhau thảo luận nhóm đôi chỉ ra các bộ phận của cơ quan thần kinh. - 4- 5 nhóm HS lên bảng chỉ hình và nêu. HS lắng nghe. - - HS trình bày kết quả trước lớp - HS lắng nghe GV nhận xét -HS quay sang và chỉ vị trí của não và tủy sống trên cơ thể bạn. - HS lắng nghe. - HS ngồi thành nhóm 6 người. - HS quan sát sơ đồ.. -HS vẽ hình theo nhóm - Đại diện nhóm lên bảng trình bày theo sơ đồ. - HS nghe GV nhận xét, kết luận. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3 Tuần 26 Tiết: 52 CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Chỉ và nói tên được các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và tranh ảnh - Nhận biết được chức năng đơn giản, ban đầu của cơ quan thần kinh. - Trình bày được một được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. 2. Năng lực: * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh, bảo vệ sức khoẻ của mình 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: Các tranh trong sách GK của bài 22 (tranh phóng to hoặc trình chiếu); bảng phụ hoặc giấy khổ to để HS trưng bày sản phẩm sơ đồ cơ quan thần kinh, một bức tranh có nhiều đồ vật trong hình. - HS: SGK, VBT, keo dán, bút, kéo, . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung đã học ở tiết trước. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS trò chơi “Hãy Đừng”. - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành hai đội, yêu cầu hai đội thi đua nói câu về chủ đề sức khoẻ. Đội thứ nhất nói câu bắt đầu bằng từ “Hãy, VD: Hãy ăn uống điều độ, đủ chất”. Đội thứ hai nói câu bắt đầu bằng từ “Đừng, VD: Đừng thức quá khuya sẽ có hại cho sức khoẻ”. Sau đó đổi ngược lại, đội nào nói được nhiều câu thì đội đó giành chiến thắng. Kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: + Để chiến thắng trong trò chơi em cần làm gì? + Cơ quan nào đã điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi đó? - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học “Cơ quan thần kinh”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống. Mục tiêu: HS nêu được tuỷ sống điều khiển các phản xạ của cơ thể khi có những tác động bất ngờ xảy ra. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS theo nhóm 4, yêu cầu các em quan sát hình 4,5 trong SGK trang 98 và thực hiện yêu cầu: + Nói với bạn về nội dung trong bức tranh + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của bạn trong mỗi hình. - Mời các nhóm trình bày. - Tổ chức cho HS đọc thông tin mở rộng trong bóng mây. * Kết luận: Khi gặp một số tác động bất ngờ, cơ thể của chúng ta sẽ tự động phản ứng lại. Các phản ứng như vậy gọi là phản xạ. Tuỷ sống điều khiển các phản xạ này của cơ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của não bộ. Mục tiêu: HS nêu được não điều khiển các suy nghĩ và hoạt động của con người. Cách tiến hành: - GV tổ chức HS quan sát các hình 6a, 6b trong SGK trang 98 và thảo luận câu hỏi theo nhóm 4. + Nhận xét về suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống sau. + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó? - Tổ chức cho HS nói về vai trò điều khiển của não. - GV nhận xét, kết luận: Não điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử của chúng ta. Nhờ các dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu từ các cơ quan, não tiếp nhận, xử lý các thông tin và đưa ra chỉ dẫn cho các bộ phận cơ thể hoạt động. Hoạt động 3: Liên hệ. Mục tiêu: HS kể được một hoạt động của cơ thể và nêu được tên các bộ phận tham gia vào hoạt động. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS theo nhóm đôi, đọc đoạn đối thoại giữa 2 bạn trong hình 7 và trả lời câu hỏi. Bạn trai trong hình đã nói về hoạt động gì? Các bộ phận nào tham gia vào việc thực hiện hoạt động đó? Sau đó các em chia sẻ với nhau về một hoạt động mà mình đã làm theo gợi ý: + Tên hoạt động. + Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động + Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này. - Mời HS trình bày. - Nhận xét, khen ngợi. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhớ nhanh hơn”. Mục tiêu: HS rèn luyện được trí nhớ nhanh. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các đội chơi. - GV tổ chức HS quan sát một bức tranh với nhiều đồ vật hoặc con vật trong một phút, sau đó các đội ghi nhanh tên các đồ vật hoặc con vật vừa quan sát được vào giấy. Đội nào ghi chính xác và nhiều đồ vật hoặc con vật hơn sẽ chiến thắng. - GV đặt câu hỏi: Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã giúp em chiến thắng trong trò chơi đó? Nhận xét, kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. - GV dẫn dắt để HS nêu bài học và các từ khoá của bài: “Trung ương thần kinh – Phản xạ” Hoạt động tiếp nối sau bài học: - GV yêu cầu HS viết ra giấy tên những công việc, hoạt động mà bản thân thường làm trong một ngày.. - Lắng nghe - Cả lớp theo đội tham gia trò chơi. - HS trả lời. Có thể là + Em cần suy nghĩ, tìm câu nói phù hợp với từ “Hãy” hoặc từ “Đừng” để nêu. + Cơ quan đã điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi đó là não và các dây thần kinh. - Theo nhóm quan sát tranh và thảo luận nội dung trong các tranh. + Tranh 4: Một bạn trai ngồi trong phòng khách uống nước, nhưng ly nước quá nóng, bạn phải để ly nước lên bàn và rút tay ra thốt lên: “Nước nóng quá!”. + Tranh 5: Trong tranh là cảnh ở một miền quê, các bạn nhỏ đang chạy nhảy trên đường. Bạn áo hồng vấp phải cục đá nên loạng choạng và thốt lên: “Ối!”. + Bộ phận điều khiển phản ứng của bạn trong mỗi hình là tuỷ sống và các dây thần kinh. - HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc thông tin - HS quan sát, nêu tình huống trong tranh. + Tranh 6a: Bạn trai đang đi bộ trên vỉa hè, vô tình chân bạn giẫm phải vỏ hộp sữa, bạn trai cúi xuống và tự hỏi: Sao ai lại vứt vỏ sữa ở đây thế nhỉ? + Tranh 6b: Bạn trai cúi xuống nhặt vỏ sữa và bỏ vào thùng rác gần đó. + Bộ phận của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó là não. - HS nêu: Não điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử của con người - HS lắng nghe. - HS theo nhóm đôi thực hiện. + Bạn trai trong hình đã nói về hoạt động đọc bài + Các bộ phận tham gia vào hoạt động đó là: mắt, não, các dây thần kinh, miệng. + Trả lời câu hỏi khi được giáo viên mời + Các bộ phận tham gia: mắt nhìn thấy GV ra hiệu, tai nghe câu hỏi, não suy nghĩ câu trả lời, miệng trả lời câu hỏi. + Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này là: não, các dây thần kinh. - HS trình bày. - HS theo đội và tham gia trò chơi. - Các bộ phận là: Mắt, não, tay. - HS nêu bài học: + Cơ quan thần kinh có chức năng tiếp nhận, trả lời các kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể; điều khiển và phối hợp các cơ quan để thực hiện mọi hoạt động của cơ thể. + Các từ khoá của bài: Trung ương thần kinh – Phản xạ. - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_chan_troi_sang_tao.docx