Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 27 - Bài: Em đã làm được những gì? (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 27 - Bài: Em đã làm được những gì? (Tiết 1)

BÀI 47: EM ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 - Giao tiếp toán học: Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000.

 - Tư duy và lập luận toán học: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học,

 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tranh ảnh SGK

 - Giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia giải quyết các yêu cầu của bài học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ

 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 4 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2750
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 27 - Bài: Em đã làm được những gì? (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 47: EM ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Giao tiếp toán học: Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000.
 	- Tư duy và lập luận toán học: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học, 
 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tranh ảnh SGK
 - Giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia giải quyết các yêu cầu của bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trò chơi
- Trò chơi “Đố bạn”: TBHT điều khiển trò chơi.
+ Bạn nào nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật?
+ Bạn nào nêu lại cách tính chu vi hình vuông?
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm sao?
+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm sao?
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.
- HS tham gia chơi
+ Ta lấy dài cộng rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
+ Ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
+ Ta lấy số đó nhân với số lần.
+ Ta lấy số đó chia cho số lần.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành (28 phút)
a. Mục tiêu: Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000. Biết mối quan hệ gấp, giảm qua chu vai và cạnh của hình. Biết tính chu vi hình chữ nhật. Nhận biết khối lượng (nặng, nhẹ)
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành, trò chơi.
Bài 1: 
- Bài tập này yêu cầu các em làm gì?
- Em hãy nhắc lại những lưu khi đặt tính?
- Em hãy nhắc lại những lưu khi thực hiện phép tính?
- Giáo viên gọi lần lượt HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con.
- Giáo viên nhận xét hệ thống hóa cách thử lại:
+ Kiểm ta các chữ số có đúng như đề bài.
+ Kiểm tra cách tính.
+ Kiểm tra kết quả dựa vào mối quan hệ giữa các phép tính (cộng, trừ, nhân và chia), dựa vào tính chất giao hóa của phép cộng.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Các em suy nghĩ thời gian 1 phút. Cô cho các em chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 dãy (mỗi dãy cử 4 HS, dãy còn lại làm trọng tài). Khi nghe hiệu lệnh, em thứ nhất lên thực hiện làm bài sau khi xong về chuyền phấn cho bạn kế tiếp. Cứ tiếp tục như vậy đội nào về trước và làm đúng nhiều nhất đội đó thắng.
- GV tiến hành cho chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc và hệ thống lại kiến thức.
Số lớn
Số bé
 Gấp 2 lần (x 2)
 Giảm 2 lần ( : 2)
Nửa chu vi (Dài + rộng)
Chu vi HCN
 : 2
 x 2
Chu vi hình vuông
Độ dài một cạnh
 x 4 
 : 4
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh xác định đề bài:
+ Đề bài cho biết gì?
+ Cần tìm gì?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm sao?
- HS làm bài các nhân vào vở.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhận biết về khối lượng (nặng, nhẹ thế nào) thì liên tưởng tới độ nặng của hai đơn vị đo khối lường đã học là gì?
- HS thảo luận cặp đôi, chọn đáp án.
- Đại diện nhóm trình bày (giải thích cách làm), các nhóm khác nhận xét.
- GV Nhận xét, giải thích lại cho HS nắm.
a) Nếu chọn B thì Hà nhẹ hơn chai nước 1l.
b) Nếu chon A thì không thể nặng bằng chai nước 1l.
c) Nâng quyển sách Toán 3 trên tay, nhớ lại sức nặng chai nước 1l.
d) So sánh sức nặng của cục gôm và 5 hạt đậu đen.
- Đặt tính và tính.
- Đặt tính:
+ Phép cộng, phép trừ: Cùng hàng thì thẳng cột.
+ Phép nhân: Thừa số thứ hai thường viết ở vị trí hàng đơn vị.
+ Phép chia: Kẻ các vạch ngay ngắn.
- Tính
+ Các phép tính cộng, trừ, nhân: Tính từ phải sang trái, luôn lưu ý việc có nhớ.
+ Phép chia: Chia từ trái sang phải, khi hạ một chữ số, nếu số này bé hơn số chia thì viết 0 ở thương.
- HS thực hiện các nhân, chia sẻ nhóm đôi.
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS suy nghĩ tìm đáp án.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi, tổ trọng tài quan sát, nhận xét. 
Đáp án: a) Đúng; b) Sai; c) Sai; d) Đúng
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS lắng nghe, trả lời:
+ Chiều dài và chiều rộng.
+ Chu vi hình chữ nhật.
+ HS nhắc lại quy tắc.
- HS làm bài cá nhân.
Bài giải
Chu vi mặt bàn hình chữ nhận là:
(152 + 71) x 2 = 446 (cm)
Đáp số: 446 cm
- HS nêu yêu cầu.
- 1 kg → Nghĩ ngay tới sức nặng một chai nước 1l .
 1g → Nghĩ tới sức nặng của 5 hạt đậu đen.
 1 kg = 1000 g
- HS thảo luận, thống chọn đáp án. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét. Dự kiến đáp án:
a) Chọn A vì Hà nặng hơn chai nước 1l. Hoặc Hà không thể nhẹ hơn 1kg.
b) Chọn B vì tờ gấy không thể nặng bằng chai nước 1l. Hoặc tờ giấy nhẹ hơn 1kg.
c) Chọn B vì quyển sách không thể nặng bằng chai nước 1l. Hoặc quyển sách nhẹ hơn 1kg.
d) Chọn A vì sức nặng của cục gôm và 5 hạt đậu đen gần tương đương nhau.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại, thực hành
- Khi nói tới chu vi của 1 hình, ta nhớ tới điều gì?
- Chuẩn bị bài sau: Em đã làm được những gì? (Tiết 2)
- Dùng đầu ngón tay tô một vòng theo các cạnh của hình đó.
- HS chuẩn bị bài sau.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_27.docx