Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15 - Bài 78: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15 - Bài 78: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 2)

BÀI 78: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 - Giao tiếp toán học: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan.

 - Tư duy và lập luận toán học: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan.

 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: tranh ảnh

 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn.

2. Năng lực chung.

 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ.

 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 24/06/2023 3780
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 15 - Bài 78: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 78: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Giao tiếp toán học: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan.
	- Tư duy và lập luận toán học: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan.
 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: tranh ảnh
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết ứng dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ.
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, thực hành, trò chơi
- Trò chơi: “Vẽ đúng, vẽ nhanh”: 
+ M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng PQ.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 - Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động Thực hành (25 phút)
a. Mục tiêu: Xác định trung điểm của đoạn thẳng qua hình ảnh trực quan.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
Bài 1: 
- Trò chơi “Rung chuông vàng”
 GV hướng dẫn cách chơi: Lớp trưởng nêu lần lượt từng câu hỏi, lớp lắng nghe và ghi kết quả Đ hoặc S vào bảng con và giải thích cách thực hiện. Em nào trả lời đúng nhiều nhất được thưởng 1 viên phấn.
- Lớp trưởng điều khiển lớp,
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương phát thưởng cho học sinh.
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vào phiếu theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS lắng nghe cách GV hướng dẫn
- Học sinh tham gia chơi dưới sự điều kiển lớp trưởng.
Dự kiến câu trả lời:
a) Đúng (O là điểm ở điểm hai điểm A và B; OA = OB = 2 cm)
b) Sai (M không là điểm ở giữa hai điểm C và D )
c) Đúng ( Ba điểm P, K, Q thẳng hàng)
d) Sai (KP không bằng KQ)
- HS lắng nghe, tuyên dương bạn.
- Học sinh thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Dự kiến kết quả:
a/ Theo thứ tự
+ Lều nâu là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều nâu ở vị trí điểm V.
+ Lều cam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều cam ở vị trí điểm T.
+ Lều vàng là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều vàng ở vị trí điểm U.
+ Lều hồng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều hồng ở vị trí điểm S.
b) Lều đỏ ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU nên trùng với điểm O
- Lắng nghe
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trò chơi, thực hành.
- GV dùng phấn vẽ hình vuông
- HD cách chơi: Mỗi lần 4 bạn chơi (đứng trong hình vuông), khi nghe lệnh (mỗi bạn đứng một đỉnh của hình vuông; mỗi bạn đứng ở trung điểm một cạnh của hình vuông, mỗi bạn đứng ở giữa một cạnh hình vuông, ), các bạn này làm theo lệnh của GV, bạn nào thực hiện sai hoặc chậm nhất thì bị phạt vui
- Chuẩn bị bài sau: Thước, com-pa để học hình tròn.
- Quan sát
- Lắng nghe, tham gia chơi
- Chuẩn bị bài sau.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15.docx