Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14 - Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 3)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14 - Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 3)

BÀI : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Thực hiện được phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (cả trường hợp thương có chữ số 0). Thực hiện tính nhấm: Chia số tròn chục, tròn trăm có ba chữ số cho số có một chữ số (mỗi lượt chia đều là phép chia hết).

 - Tư duy và lập luận toán học: chuyển đổi, so sánh các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian. Tính giá trị của biểu thức.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết cơ sở lí luận của biện pháp tính qua mô hình trực quan.

- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.

 2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 7 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14 - Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Thực hiện được phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (cả trường hợp thương có chữ số 0). Thực hiện tính nhấm: Chia số tròn chục, tròn trăm có ba chữ số cho số có một chữ số (mỗi lượt chia đều là phép chia hết). 
	- Tư duy và lập luận toán học: chuyển đổi, so sánh các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian. Tính giá trị của biểu thức.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết cơ sở lí luận của biện pháp tính qua mô hình trực quan.
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh ảnh đồ dùng liên quan đến bài học 
- HS: SGK, SBT, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trò chơi “Tiếp sức”, cá nhân
- GV viết 1 phép tính bất kì lên bảng số 3 chữ số chia cho số có 1 chữ số.
- HS tiếp sức lên hoàn thành phép tính
- HS quan sát
-HS tiếp sức lên hoàn thành phép tính
2. Hoạt động Luyện tập (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Tính giá trị của biểu thức.
a. Mục tiêu: Tính giá trị của biểu thức.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, thực hành, cá nhân
Bài 5:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
- GV yêu cầu HS làm bài bài vở cá nhân.
- GV chốt
- HS đọc đề bài
- Vài HS nhắc lại:
+ Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
+Đối với biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
+ Đối với biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.
- HS làm bài cá nhân
- HS sửa bài theo hình thức trò chơi “giúp mẹ dọn nhà”.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
a. Mục tiêu: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, nhóm 2
Bài 6:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Muốn tính độ dài mỗi sợi dây ta làm như thế nào?
- GV chốt.
- HS đọc đề bài
- Muốn tính độ dài mỗi sợi dây ta lấy độ dài sợi dây ban đầu chia cho 8.
- HS thảo luận nhóm 2, cử đại diện nhóm chữa bài
Tóm tắt
8 sợi dây: 6 m
1 sợi dây: cm?
Bài giải
Đổi 6 m = 600 cm
Độ dài mỗi sợi dây là
 600 : 8 = 75 (cm)
Đáp số: 75 cm
- Các nhóm lắng nghe, nhận xét
2.3 Hoạt động 3 (12 phút): Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
a. Mục tiêu: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, nhóm 4
Bài 7:
 - GV gọi HS đọc đề bài
- GV chốt cách thực hiện đúng:
Bước 1: Thực hiện phép chia 188 : 5 để tìm thương và số dư.
Bước 2: Tính số cá ở bể cuối cùng = Thương của phép chia + Số dư
- GV chốt
- HS đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải.
- Đại diện nhóm sửa bài, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét: 
Ta có 188 : 5 = 37 (dư 3) do đó mỗi bể cá có 37 con cá và dư 3 con.
Vì số cá dư ông Bảy đổ luôn vào bể cuối cùng nên số cá ở bể cuối cùng là:
 37 + 3 = 40 (con)
 Đáp số: 40 con
3. Hoạt động vận dụng (5 phút) 
 Hoạt động Thử thách (12 phút): Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
a. Mục tiêu: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, nhóm 2
- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu
- GV gới thiệu thêm đôi nét về chim di cư (hình ảnh, clip, )
- Cách thực hiện:
Sải cánh chim thiên nga = Sải cánh chim hải âu : 2
- Quãng đường chim thiên nga bay được = Quãng đường chim hải âu bay được : 4
- GV chốt, giúp học sinh hình dung độ sải cánh của 2 loài chim
- Liên hệ thực tế, giáo dục HS lòng biết ơn với hoàn cảnh đang sống.
- HS đọc phàn giới thiệu trong SGK
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài
- Đại diện nhóm sửa, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét:
Sải cánh chim hải âu lữ hành giảm một nửa thì được sải cánh chim thiên nga.
Sải cánh chim hải âu lữ hành dài 360 cm. Sải cánh chim thiên nga dài 180 cm. (Vì 360 : 2 = 180)
Trong một ngày, quãng đường bay được của chim hải âu lữ hành dài gấp 4 lần quãng đường bay được của chim thiên nga.
Mỗi ngày chim hải âu lữ hành bay được 400 km. Mỗi ngày chim thiên nga bay được 100 km. (Vì 400 : 4 = 100)
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi tiếp sức, cá nhân
- GV viết 1 phép tính bất kì lên bảng số 3 chữ số chia cho số có 1 chữ số.
- HS tiếp sức lên hoàn thành phép tính
- HS quan sát
-HS tiếp sức lên hoàn thành phép tính
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14.docx