Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 27, Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 5)

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 27, Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 5)

Tiếng Việt

Ôn tập giữa học kì 2 ( Tiết 5 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài Hoa thắp lửa, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp.

- HS trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh vật và tình cảm bà cháu.

- Tìm được từ trái nghĩa và đặt được câu có hình ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực.

- Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

+ Lắng nghe và nhận xét bạn.

+ Năng lực điều hành của các ban cán sự.

+ Liên hệ đến bản thân về kiến thức liên quan đến bài học.

+ Tự tin: Chia sẻ trước lớp những ý kiến cá nhân.

3. Phẩm chất.

 

docx 6 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 27, Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì 2 ( Tiết 5 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài Hoa thắp lửa, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp.
- HS trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh vật và tình cảm bà cháu.
- Tìm được từ trái nghĩa và đặt được câu có hình ảnh so sánh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực.
- Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng: 
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Năng lực điều hành của các ban cán sự.
+ Liên hệ đến bản thân về kiến thức liên quan đến bài học.
+ Tự tin: Chia sẻ trước lớp những ý kiến cá nhân.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Biết giúp đỡ các bạn trong nhóm trong quá trình tìm hiểu bài.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Tích cực học tập tốt để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giầu mạnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
a. Đối với giáo viên: 
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tranh ảnh hoặc video clip bài hát Tháng ba hoa gạo ( nhạc Quang Hiển thơ Thanh Vân ) Cháu yêu bà ( Nhạc & lời:Xuân Giao), và một số bài thơ, bài hát ca ngợi tình cảm bà cháu, gia đình.
- Youtube bài “Cây gạo đẹp nhất” đài PTTH Thanh Hóa. Và một số hình ảnh cây hoa gạo.
b. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở Bài tập tập hai.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi – đáp; quan sát.
- Yêu cầu HS hoạt động cả lớp thông qua video “Tháng ba hoa gạo” ( nhạc Quang Hiển thơ Thanh Vân ).
- Cho HS xem một số hình ảnh về cây hoa gạo ở VN”
? Qua hoạt động khởi động và quan sát em có phỏng đoán gì về nội dung bài học?
- Giới thiệu về bài đọc: Hoa gạo còn có một tên gọi khác là “ Mộc miên, Hồng miên hay hoa Pơ -lang Hoa gạo gắn liền vói tháng ba, cái màu hoa đỏ thắm rưng rức trong kí ức của những người con xa sứ. Ngoài ra cây gạo còn có gì đẹp chúng ta cùng tìm hiểu nhé. à Ghi đầu bài
- Quan sát – lắng nghe.
- Trao đổi với bạn về điều mình biết, mình thấy trong tranh.
- Liên quan đến dòng sông, suối 
- Lắng nghe – ghi đầu bài vào vở.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)
B.1 Hoạt động Đọc ( phút)
I. Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng (10 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, đọc đúng đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. , ngắt nghi đúng nhịp, dấu câu của bài tập đọc.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Yêu cầu HS đọc tên bài, QS tranh phỏng đoán về nội dung bài đọc.
- Giới thiệu bài đọc “ Hoa Thắp lửa” 
-*GV chia đoạn: HDHS chia đoạn(3 đoạn)
- Theo các con bài có mấy đoạn?
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bà nội trồng.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến mà đón tết..
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến hết.
 - HD nhóm trưởng HD các bạn đọc nối tiếp theo đoạn.
- HDHS nhận xét.
- Nhận xét
 -HS thực hiện trong nhóm nhỏ ( N2)
- Lắng nghe.
- 3 đoạn
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm nhỏ và đọc cả bài trong nhóm đôi, trước lớp. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Lắng nghe.
II. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút)
a. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh đẹp cảnh vật và tình cảm bà cháu. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)
- HS liên hệ bản thân: Những việc em sẽ làm để thể hiện “tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên”. Ca ngợi tình yêu gia đình, tình yêu bà cháu.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
c. Cách thực hiện
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm để TLCH bài tập 2/ 76 SHS.
a.Cây gạo trước nhà Thắm do ai trồng?
b.Tháng ba cây gạo thay đổi như thế nào?
c. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt ròi rụng lá, héo khô?
d. Vì sao khi hoa cải nở vàng và chinm chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội?
*GV hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Nêu nội dung của bài?
=>Tổng kết nội dung bài.
- GV đặt câu hỏi để HS liên hệ bản thân:
+ Quê hương em có cây gạo không?
+ Em đã nhìn thấy cây hoa gạo nở ngoài thực tế chưa?
- Thực hiện theo yêu cầu.
+ Thực hiện theo N2
+ Bà nội.
+ Nở hoa đỏ ối một góc trời.
+ Năm kia bà mất, cây gạo buồn vì nhớ bà.
+ Vì nơi đó đã tùng có một cây gạo, một cây gạo gắn liền tình cảm và hình bóng của bà nội.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 4 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
* Nội dung: Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh vật và tình cảm bà cháu.
-HS trả lời theo hiểu biết của mình.
III/ Hoạt động 3: Ôn luyện từ và câu ( 10 phút)
a. Mục tiêu: : - Tìm được từ trái nghĩa và đặt và nói được câu có hình ảnh so sánh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
b. Cách thực hiện
* Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ cho trước.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2/ e tr. 76 SHS. 
- Yêu cầu HS tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ cho trước:
+ Buồn
+mới
+ nhớ
- HD HS chữa bài.
- HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS
*Đặt một câu có hình ảnh so sánh vè hoa gạo?
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2/ g tr. 76 SHS. 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân -chia sẻ theo nhóm nhỏ
- HD Nhóm trưởng chia sẻ..
- HD HS chữa bài.
- HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm việc CN thống nhất N2 
( vui – vui vẻ- vui tươi, cũ- cũ rich- cũ xì, quên – quên lãng )
- Một vài nhóm nói trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
-HS trả lời theo ý thích của mình.( HS khá giỏi có thể đặt 2,3 câu)
- Nhóm trưởng tiến hành thục hiện theo hướng dẫn của GV
- Một vài nhóm nói trước lớp.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài thơ “Hoa thắp lửa”
Câu 2: Nơi em ở có cây hoa gạo nào không?.
Câu 3: Ở nhà em thường làm gì giúp ông bà?
Câu 4: Tình cảm con dành cho ông bà như thế nào?
Câu 5: Cho HS nghe bài hát “ Cháu yêu bà”
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho HD xem yotube về cây hoa gạo đẹp nhất Việt Nam của đài PTTH Thanh Hóa.
- Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe
- Quan sát - Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tu.docx