Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Xem đồng hồ (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Xem đồng hồ (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân

- Biết quý trọng thời gian.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Đọc được giờ trên đồng hồ chính xác đến từng phút.

 - Tư duy và lập luận toán học: giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện xoay kim đồng hồ chính xác đến từng phút trên mô hình đồng hồ hai kim.

- Giải quyết vấn đề toán học: Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút.

 

docx 5 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Xem đồng hồ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ .., ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
TUẦN 14 _ BÀI : XEM ĐỒNG HỒ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân
- Biết quý trọng thời gian.
2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Đọc được giờ trên đồng hồ chính xác đến từng phút.
	- Tư duy và lập luận toán học: giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Thực hiện xoay kim đồng hồ chính xác đến từng phút trên mô hình đồng hồ hai kim.
- Giải quyết vấn đề toán học: Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; mô hình đồng hồ hai kim và đồng hồ điện tử.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán có mô hình đồng hồ hai kim; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp: Trò chơi “Gió thổi”
c. Hình thức tổ chức: Cá nhân
GV hỏi, HS trả lời, GV viết câu trả lời lên bảng.
- Gió thổi, gió thổi!
- Thổi các câu trả lời cho câu hỏi sau:
+ Giờ vào học buổi sáng là mấy giờ?
+ Giờ tập thể dục buổi sáng của trường là mấy giờ?
GV từ câu trả lời của HS yêu cầu cả lớp thực hành xoay kim với mô hình đồng hồ hai kim, dẫn dắt vào bài mới.
- Thổi gì, thổi gì?
- Hỏi gì, hỏi gì?
- 6 giờ 45 phút
- 9 giờ 15 phút
2. Hoạt động Luyện tập (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Đọc giờ trên đồng hồ chính xác đến từng phút
a. Mục tiêu: Đọc được giờ trên đồng hồ chính xác đến từng phút
b. Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, thực hành
c. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn hs thảo luận nhóm đôi quan sát và xác định thời gian trên đồng hồ từ đó tìm đáp án phù hợp, cũng có thể suy luận theo chiều ngược lại.
- GV cho HS trình bày
- Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét 
- GV chốt kết quả đúng, tuyên dương.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 Quan sát đồng hồ và đọc chính xác thời gian ghi trên đồng hồ.
- GV cho HS trình bày
- Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét 
- GV chốt kết quả đúng, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu bài 
- HS suy nghĩ nhóm đôi
- Mỗi nhóm đôi trình bày một đồng hồ:
+ Đồng hồ màu cam -> A
+ Đồng hồ màu xanh lá -> C
+ Đồng hồ màu hồng -> B
+ Đồng hồ màu xanh dương -> D
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Đồng hồ A: 14 giờ 17 phút
+ Đồng hồ B: 17 giờ 12 phút
+ Đồng hồ C: 15 giờ 59 phút
+ Đồng hồ D: 13 giờ 52 phút
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
a. Mục tiêu: giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
b. Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, thực hành
c. Hình thức tổ chức: nhóm 4
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+ Gọi HS đọc lời giới thiệu hoạt động.
+ Yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô tả hoạt động:
 * Thời điểm bắt đầu vẽ ?
 * Thời điểm vẽ xong tranh? Chú ý mỗi lớp kết thúc ở thời điểm khác nhau.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành các câu nói ở dưới.
- GV cho HS trình bày
- Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét 
- GV chốt kết quả đúng, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu bài
- Mừng xuân mới, trường em tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Đất nước em”.
- Bắt đầu vẽ lúc 8 giờ.
- Lớp 2A vẽ xong tranh lúc 11 giờ 8 phút.
- Lớp 2B vẽ xong tranh lúc 11 giờ 20 phút.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày:
a. Chúng em bắt đầu vẽ lúc 8 giờ.
b. Lớp 3A vẽ xong lúc 11 giờ 8 phút.
 Lớp 3B vẽ xong lúc 11 giờ 20 phút.
c. Thời gian lớp 3A vẽ nhanh hơn lớp 3B là 12 phút.
3. Hoạt động vận dụng ( 3 phút) 
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
c. Hình thức tổ chức: cá nhân
Cá nhân HS xoay kim đồng hồ với mô hình.
- GV hỏi: Ai đúng, ai đúng?
- Đúng gì? Đúng gì?
- Xoay kim đồng hồ chỉ 7 giờ 05 phút
- Xoay kim đồng hồ chỉ 10 giờ 42 phút
- GV kết hợp nhắc HS giờ bắt đầu tiết 1 buổi sáng là 7 giờ 5 phút -> chú ý đi học trước giờ này và giờ chuẩn bị ra về là 10 giờ 42 phút. Nhắc HS cần đúng giờ và biết quý trọng thời gian.
- Em đúng, em đúng.
- Đúng giờ, đúng giờ.
- HS thực hành xoay kim.
- HS thực hành xoay kim.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_toan_lop_3_tuan_14_bai_xem_dong_ho_tiet.docx