Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3 - Tuần 1 - Bài: Ôn tập các số đến 1 000 (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3 - Tuần 1 - Bài: Ôn tập các số đến 1 000 (Tiết 1)

BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Ôn tập các số đến 1 000:

• Đếm, lập số, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị).

• So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự.

• Tia số.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1.

2. Học sinh:

3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 4 trang Đăng Hưng 26/06/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3 - Tuần 1 - Bài: Ôn tập các số đến 1 000 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
–	Ôn tập các số đến 1 000:
•	Đếm, lập số, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị).
•	So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự.
•	Tia số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1. 
2. Học sinh: 
3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp: Thực hành.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ :
+ Đếm từ 1 đến 10. 
+ Đếm theo chục từ 10 đến 100. 
+ Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000.
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ:
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
+ 10, 20, 30, 40, 50, ...100
+ 100, 200, 300, 400,...1000
- HS lắng nghe
2. Bài học và thực hành
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng
* Mục tiêu: 
- HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết được giá trị cấu tạo của các chữ số
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Thảo luận nhóm bốn.
* Mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục – đơn vị.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu:
+ Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương – gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục.
+ Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm.
+ Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn.
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu.
- GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét.
* Giá trị của các chữ số trong một số
- GV đọc số: ba trăm hai mươi ba, yêu cầu HS ghi vào bảng con và nêu cấu tạo của số 323.
- GV giới thiệu: “Đây là số có ba chữ số”. Số có ba chữ số ta gọi là số trăm. Ví dụ với số 323 ta có: chữ số 3 ở cột tăm có giá trị là 300 ( gắn ba thẻ 100 lên bảng lớp), chữ số 2 ở cột chục có giá trị là 20 (gắn hai thẻ 10 lên bảng lớp), chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 3 (gắn ba thẻ 1 lên bảng lớp).
 Như vậy: 323 = 300 + 20 + 3
- HS hình thành nhóm có 4 người, lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện.
- HS đứng dậy thực hành trước lớp
- HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng
- HS tập trung lắng nghe.
Hoạt động 2. Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số
* Mục tiêu: HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được giá tị của các chữ số từ số đã cho.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Thảo luận nhóm đôi
- GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu học sinh:
+ Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 641, 830, 259.
+ Viết tổng thành số:
· 900 + 60 + 3
· 100 + 1
· 200 + 40 + 7
- Sau khi thảo luận, GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
HS bắt cặp, thảo luận, tìm ra câu trả lời:
+ Viết số thành tổng:
· 641 = 600 + 40 + 1
· 630 = 600 + 30 + 0
· 259 = 200 + 50 + 9
+ Viết tổng thành số:
· 900 + 60 + 3 = 963
· 100 + 1 = 101
· 200 + 40 + 7 = 247
- HS lắng nghe
Hoạt động 3. Sắp xếp các số theo thứ tự
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS phân biệt được các số lớn và bé để sắp xếp các số theo thứ tự đúng.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Thảo luận nhóm bốn.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ:
+ Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn chục có ba chữ số.
+ Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng.
- Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng.
- HS lắng nghe luật chơi, xung phong chơi trò chơi.
- HS lắng nghe GV công bố kết quả
3. Hoạt động nối tiếp
*Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trò chơi, hoạt động cả lớp
- GV dán các thẻ số: 1, 5, 9 lên bảng. 
- GV gọi lần lượt HS đứng dậy đọc một số có ba chữ số được tạo từ 3 số đã cho. 
- Khi tạo đủ các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, GV yêu cầu HS sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học cho tiết học sau.
- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS.
- HS xung phong trả lời
- HS tập trung lắng nghe
- HS tập trung lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_toan_lop_3_tuan_1_bai_on_tap_cac_so_den.docx