Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 29, Phần 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 9: Làm đồ chơi (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 29, Phần 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 9: Làm đồ chơi (Tiết 1)

Bài 9. LÀM ĐỒ CHƠI ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức là nàng Chân trời sáng tạo

- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phủ hợp với lứa tuổi.

- Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn

- Tính toán được chi phi cho một đồ chơi đơn giản.

2. Phẩm chất và năng lực chung

- Phẩm chất nhân ái; chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm

- Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ.

- Sử dụng công nghệ.

- Giao tiếp công nghệ.

- Thiết kế kĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Hình ảnh trong SHS bài 9.

- Mô hình xe chạy bằng lực đẩy bóng bay, vật liệu và dụng cụ làm mô hình.

 

doc 3 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 29, Phần 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 9: Làm đồ chơi (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ CTST 3
PHẦN 2: THỦ CÔNG KỸ THUẬT
Bài 9. LÀM ĐỒ CHƠI ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức là nàng Chân trời sáng tạo
- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phủ hợp với lứa tuổi.
- Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn
- Tính toán được chi phi cho một đồ chơi đơn giản.
2. Phẩm chất và năng lực chung
- Phẩm chất nhân ái; chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm
- Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ.
- Sử dụng công nghệ.
- Giao tiếp công nghệ.
- Thiết kế kĩ thuật. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Hình ảnh trong SHS bài 9.
- Mô hình xe chạy bằng lực đẩy bóng bay, vật liệu và dụng cụ làm mô hình.
2. Học sinh
- Bìa cứng, bóng bay, bút chì màu, ống hút bằng giấy loại nhỏ, ống hút bằng giấy loại lớn, que gỗ nhỏ, keo dán, kéo,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
b. Cách tiến hành:
- GV chia HS trong lớp thành hai hoặc ba đội. GV tổ chức cho HS thi đua kể tên đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, lưu ý không kể trùng với đội bạn.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào Bài 9. Làm đồ chơi và nêu mục tiêu bài học. 
2. HĐ khám phá kiến thức 
Hoạt động 1: Nêu tên và cách sử dụng đồ chơi
a. Mục tiêu: HS nêu được tên và cách sử dụng một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm về tên gọi đồ chơi, mô tả các bộ phận và cách sử dụng cơ bản một số đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
Gợi ý tên đồ chơi trang 56 trong SHS:
+ Hình a: Đồ chơi ghép hình bằng gỗ.
+ Hình b: Đồ chơi rubik.
+ Hình c: Đồ chơi bàn bị lắc bóng đá mini
+ Hình d: Bộ đồ chơi cờ cá ngựa.
+ Hình e: Đồ chơi tàu lửa.
+ Hình g: Đồ chơi máy bay.
- Mỗi nhóm chọn một đồ chơi và chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS rút ra kết luận.
c. Kết luận
Có rất nhiều loại đồ chơi khác nhau, em cần lựa chọn loại đồ chơi an toàn và phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động 2: Lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm mô hình xe đồ chơi bằng bìa cứng
a. Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm mô hình xe đồ chơi bằng bia cứng.
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nêu cấu tạo chung của một chiếc xe.
- HS quan sát sơ đồ trang 57 trong SHS và mô tả các bộ phận của mô hình, từ đó nêu vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm mô hình theo mẫu.
c. Kết luận:
Khi làm mô hình xe đồ chơi em cần sử dụng các vật liệu, dụng cụ như giấy bìa cứng (bìa các tông), bóng bay, ống hút bằng giấy loại nhỏ và loại lớn, que gỗ (tre), bút chỉ, băng dính hai mặt, kéo, thước tập tròn và một số vật liệu có thể tái sử dụng để bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các kiến thức vừa học.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đại diện tổ, nhóm HS thi đua kể tên đồ chơi
- HS lắng nghe
- HS trao đổi trong nhóm về tên gọi đồ chơi, mô tả các bộ phận và cách sử dụng cơ bản một số đồ chơi
- Đại diện tổ, nhóm lên trình bày
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tua.doc