Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26+27, Phần 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 8: Làm biển báo giao thông (Tiết 2, 3)

Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26+27, Phần 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 8: Làm biển báo giao thông (Tiết 2, 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.

- Lựa chọn được vật liệu phù hợp.

- Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước.

- Có ý thức tuân thủ khi tham gia giao thông.

2. Phẩm chất và năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phẩm chất: nhân ái; chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.

3. Năng lực công nghệ:

- Nhận thức công nghệ.

- Đánh giá công nghệ.

- Sử dụng công nghệ.

- Giao tiếp công nghệ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. GV: Hình ảnh một số biển báo giao thông trong SHS bài 8; Các vật dụng trong bài để hướng dẫn HS thực hành làm biển báo giao thông.

2. HS: Bìa cứng, giấy màu thủ công, ống hút bằng giấy; Bút chì, thước rập tròn, compa, kéo dán, kéo, .

 

doc 3 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2250
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26+27, Phần 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 8: Làm biển báo giao thông (Tiết 2, 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ
Phần 2: Thủ công kĩ thuật
Bài 8: Làm biển báo giao thông ( Tiết: 26; 27)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
- Lựa chọn được vật liệu phù hợp.
- Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước.
- Có ý thức tuân thủ khi tham gia giao thông.
2. Phẩm chất và năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: nhân ái; chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.
3. Năng lực công nghệ: 
- Nhận thức công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Sử dụng công nghệ.
- Giao tiếp công nghệ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. GV: Hình ảnh một số biển báo giao thông trong SHS bài 8; Các vật dụng trong bài để hướng dẫn HS thực hành làm biển báo giao thông.
2. HS: Bìa cứng, giấy màu thủ công, ống hút bằng giấy; Bút chì, thước rập tròn, compa, kéo dán, kéo, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2; 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị vào tiết thực hành
- Cách tiến hành: 
+ Tổ chức cho HS kiểm tra chéo các vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị trước ở nhà.
+ GV nêu mục tiêu của bài.
2. HĐ khám phá kiến thức 
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình thực hiện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu quy trình thực hiện mô hình biển báo giao thông.
- Cách tiến hành: 
+ Tổ chức cho hs quan sát mô hình biển báo “Cấm đi ngược chiều”, yêu cầu HS đọc hướng dẫn trong SHS trang 52
+ Gv nêu yêu cầu:
 - Để làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều, em cần thực hiện theo mấy bước?
 - Hãy mô tả từng bước thực hiện.
 - Trong quá trình thực hiện, em cần lưu ý điều gì?
+ Gv HD Hs chia sẻ thông tin với nhau, từ đó GV định hướng HS làm mô hình biển báo cấm đi ngược chiều và lưu ý cho Hs khi thực hiện cần đảm bảo tính an toàn trong việc sử dụng các dụng cụ như kéo, thước, 
+ Ở bước này, Hs tự khám phá các bước thực hiện theo phương pháp phép “thử - sai” giúp Hs nhớ lâu bài học hơn. Vì thế, GV không áp đặt đúng sai mà khuyến khích hs nêu lên ý kiến của mình.
-Kết luận: 
+ Mô hình làm biển báo giao thông được thực hiện theo các bước sau:
 - Tìm hiểu sản phẩm mẫu.
 - Lựa chọn vật liệu, dụng cụ, làm đế, làm biển báo và làm cột biển báo.
 - Lắp ráp, kiểm tra mô hình.
Hoạt động 2: Thực hành làm mô hình biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Mục tiêu: Hs thực hành làm được biển báo cấm đi ngược chiều.
- Cách tiến hành: 
+ Gv tổ chức cho Hs thực hành cá nhân
-Kết luận: Gv nêu tiêu chí nhận xét sản phẩm
+ Đúng kích thước.
+ Mô hình đứng vững trên mặt bàn phẳng.
+ Có tính thẩm mỹ, phù hợp với loại hình biển báo.
Lưu ý: Nhận xét sản phẩm của bạn dựa trên các tiêu chí nêu trên. Động viên, khuyến nghị Hs hoàn thiện sản phẩm hơn.
3. Củng cố, dặn dò
- Mục tiêu: Hs nêu lại được các bước để làm sản phẩm.
- Cách tiến hành:
+ Yêu cầu Hs nhắc lại các bước để làm sản phẩm.
+ Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị cho tiết học sau.
+ Nhận xét quá trình học tập của học sinh trong lớp.
+ Đánh giá kết quả đạt được của HS và nhấn mạnh trọng tâm của bài.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra dụng cụ mang đến lớp.
- Lắng nghe.
PP: Quan sát, Thảo luận.
- Hs quan sát mô hình.
- Hs đọc hướng dẫn trước lớp.
Lắng nghe
- Hs chia sẻ trong nhóm nhóm đôi – chia sẻ trước lớp về cách làm mô hình biển báo “ Cấm đi ngược chiều”.
- Nêu lưu ý an toàn khi sử dụng các vật liệu: kéo, thước, ...
Hs nêu lại các bước thực hiện
Nhận xét lẫn nhau.
PP: Thực hành
- Thực hành cá nhân
- Hs chia sẻ sản phẩm với bạn, cùng nhau kiểm tra.
- Hs trình bày sản phẩm trước lớp và bầu chọn sản phẩm mà mình thích dựa theo các tiêu chí mà GV nêu.
- Nhận xét – tuyên dương.
HT: cá nhân
- Hs nêu lại các bước thực hiện sản phẩm.
- Lắng nghe
- Tuyên dương.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tua.doc