Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 17

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 17

Bài 15: LÁ THÂN, RỄ CỦA THỰC VẬT

(TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận lá, thân, rễ của thực vật.

- So sánh lá, thân, rễ, của các thực vật khác nhau.

- Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí.

- Trình bày được chức năng của lá, thân, rễ.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Nhận biết và nêu tên được các bộ phận của lá, thân, rễ của thực vật

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: bài hát, Hình ảnh về một số loài cây

- HS: SGK, VBT, bút, một số cây rau hoặc hoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 5 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Bài 15: LÁ THÂN, RỄ CỦA THỰC VẬT
(TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận lá, thân, rễ của thực vật.
- So sánh lá, thân, rễ, của các thực vật khác nhau.
- Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí.
- Trình bày được chức năng của lá, thân, rễ.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Nhận biết và nêu tên được các bộ phận của lá, thân, rễ của thực vật
3. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bài hát, Hình ảnh về một số loài cây
- HS: SGK, VBT, bút, một số cây rau hoặc hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại cây để dẫn dắt vào bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai Nhanh ai đúng”.
- GV nêu luật chơi: 1 đội giơ cây thật hoặc hình ảnh về cây, 1 đội còn lại nói nhanh tên loại thân cây đó.
- GV cho học sinh chơi
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Lá thân, rễ của thực vật”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Các loại rễ chính của thực vật
Mục tiêu: HS nêu được các loại rễ chính của cây.
Cách tiến hành: 
- GV chia HS thành các nhóm
- GV tổ chức cho HS quan sát hình 6, 7 trong SGK trang 66 (hoặc các rễ cây thật)
+ Trong các rễ cây đó, đâu là rễ cọc, đâu là rễ chùm?
+ Rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm gì khác nhau?
- GV mời các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV đưa ra câu hỏi: Thực vật có mấy loại rễ chính? Đó là những loại rễ nào?
- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Rễ cây có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Cây nào? Rễ gì?”
Mục tiêu: HS liên hệ và nhận diện, phân loại được rễ của một số cây quen thuộc.
Cách tiến hành:
- GV cho Hs quan sát hình 8 SGK trang 66 (hoặc cây thật)
- GV chia lớp thành các đội chơi: một đội giơ hình (hoặc cây thật), đội còn lại nêu nhanh tên rễ cây ( rễ cọc hay rễ chùm)
- GV nhận xét chung và tuyên dương các đội chơi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của rễ cây
Mục tiêu: HS nêu được chức năng của rễ cây
Cách tiến hành:
Bước 1: GV cho HS thảo luận nhóm 4 (hoặc 6) quan sát hình 9 trong SGK trang 67 và cùng trả lời câu hỏi: Rễ cây có chức năng gì?
- GV mời các nhóm lên trình bài
- GV nhận xét và hỏi tiếp: Điều gì xảy ra với cây rau cải nếu nhổ nó ra khỏi đất? Vì sao?
- GV nhận xét và kết luận: Rễ hút nước, chất khoáng trong đất để nuôi cây và giúp cây bám chặt vào đất. Nếu thiếu rễ, cây sẽ không thể sống được.
Hoạt động 4: Thực hành và vẽ sơ đồ lá- thân – rễ của cây
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng sơ đồ về đặc điểm lá, thân, rễ của một cây bất kì.
Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 quan sát sơ đồ trong SGK trang 67 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu tên của cây trong sơ đồ. 
+ Nhìn vào sơ đồ, em hãy nêu đặc điểm lá, thân, rễ của cây đó.
- GV yêu cầu HS cùng chọn ra một cây đã chuẩn bị, có bộ rễ đầy đủ nhất và hoàn thành sơ đồ mô tả rễ, thân, lá của cây.
- GV mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét và kết luận: Lá, thân, rễ của các loài cây khác nhau thường có đặc điểm khác nhau.
- GV và HS đọc KL trong SGK..
- GV hỏi cây có mấy loại rễ chính? Là loại rễ nào?
Hoạt động tiếp nối sau bài học:
GV yêu cầu mỗi HS về nhà gieo hạt giống vào chai nhỏ và quan sát thân, rễ, lá của hạt giống khi mọc thành cây.
- HS chơi 
- Lắng nghe
- 2 đội chơi
- HS lắng nghe nhận xét.
- Chia nhóm 4
- HS quan sát tranh, Thảo luận nhóm tìm câu trả lời
+ Cây ở hình 6 là rễ chùm và cây ở hình 7 là rễ cọc.
+ Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm:
* Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.
* Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân tạo thành một chùm.
- HS trình bày kết quả trước lớp
- Thực vật có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm.
- HS lắng nghe 
- HS quan sát hình ảnh
+ HS chia thành các đội để tham gia trò chơi đố vui.
- HS nghe GV nhận xét
- HS thảo luận nhóm 4 (hoặc 6) và trả lời câu hỏi: Rễ hút nước, chất khoáng trong đất để nuôi cây và giúp cây bám chặt vào đất.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- HS trả lời: Cây sẽ bị héo và chết. Vì rễ không hút được nước và chất khoáng để nuôi cây.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
- HS chọn và vẽ sơ đồ theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc KL trong SGK.
- 2 loại rễ: Rễ cọc và rễ chùm
- 1 HS đọc từ khóa trong sách
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_tuan_17.docx