Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài: Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài: Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực khoa học

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nhận biết được trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống

2. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm phân công, mạnh dạn giao tiếp, chia sẻ, trao đổi với bạn bè để thực hiện các yêu cầu của bài học.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp; tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng ý thức giữ gìn và bảo vệ Trái Đất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV:

- Các hình trong SGK

- Sơ đồ trò chơi khởi động, các tấm bìa ghi chữ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu

- Mô hình hệ Mặt trời

 HS: SGK

 

doc 5 trang ducthuan 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài: Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và Xã hội; Lớp 3
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực khoa học
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nhận biết được trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống
2. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm phân công, mạnh dạn giao tiếp, chia sẻ, trao đổi với bạn bè để thực hiện các yêu cầu của bài học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp; tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng ý thức giữ gìn và bảo vệ Trái Đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: 
- Các hình trong SGK
- Sơ đồ trò chơi khởi động, các tấm bìa ghi chữ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu 
- Mô hình hệ Mặt trời
 HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
TG
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
13’
12’
5’
2’
Hoạt động mở đầu
Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú khi vào bài học mới.
Cách tiến hành
- GV nêu tên trò chơi: Gắn chữ vào sơ đồ câm
Nêu cách chơi, luật chơi
- Nhận xét, tuyên dương	
- Kết nối kiến thức, giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học: quan sát, thực hành, hoạt động nhóm. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Mục tiêu
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.
Cách tiến hành
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giảng cho HS biết: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
- Yêu cầu HS quan sát hìmh SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi
* Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, đánh giá các nhóm(về năng lực hợp tác, phẩm chất trách nhiệm trong làm việc nhóm)
* Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng hợp các ý kiến, kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
* Công cụ đánh giá: Câu hỏi, bảng đánh giá theo các têu chí
Hoạt động 2: Khám phá Trái Đất là hành tinh có sự sống
Mục tiêu: Nhận biết được trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống
 Cách tiến hành
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 2 SGK và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi
* Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, đánh giá các nhóm (về năng lực hợp tác, phẩm chất trách nhiệm trong làm việc nhóm)
* Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết luận: 
- Trong hệ MT, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
* Công cụ đánh giá: Câu hỏi
3. Hoạt động Vận dụng
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học: quan sát, hoạt động nhóm. 
Mục tiêu: Đề xuất cách giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. 
Cách tiến hành
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Trái Đất là hành tinh có sự sống. Vậy là HS các em nên làm gì để bảo vệ sự sống trên Trái Đất?
* Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
* Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi người chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng chính là sự sống của chúng ta
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ hành tinh xanh.
* Công cụ đánh giá: Câu hỏi
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp 
Nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài học sau
- HS chia thành 2 nhóm tham gia trò chơi: Gắn các tấm bìa vào đúng vị trí cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên sơ đồ. Đội nào gắn chính xác và nhanh thì đội đó thắng.
- Quan sát hình 1 trong SGK trang 116 làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi
+ Trong Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
Đại diện các nhóm trình bày:
+ Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và 8 hành tinh khác quay xung quanh nó.
+ Nếu xét vị trí từ Mặt Trời tới các hành tinh thì Trái Đất là hành tinh thứ ba. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ và hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm vương 
+ Vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- HS nhận xét đánh giá kết quả nhóm bạn.
- HS quan sát tranh hình 2 SGK làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
- Đại diện trả lời câu hỏi, mỗi nhóm một câu
- HS nhận xét đánh giá kết quả nhóm bạn.
HS suy nghĩ 
HS trình bày ý kiến cá nhân
HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .
PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HS
CÁC TIÊU CHÍ ĐG
CÁC MỨC ĐỘ ĐG
CHƯA HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH TỐT
Nêu được 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời
Nêu được dưới 5 hành tinh trong hệ Mặt Trời
Xác định được 8 hành tinh nhưng chỉ nêu đúng tên một số hành tinh trong hệ Mặt Trời
Nêu đúng tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời
Nêu được Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời.
Chưa nêu được Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời
Nêu được Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời
Nêu và chỉ đúng Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời.
Nêu được vì sao Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
Không giải thích được TĐ quay quanh MT nên nó là một hành tinh trong hệ MT
Giải thích được nhưng chưa đầy đủ TĐ quay quanh MT nên nó là một hành tinh trong hệ MT
Giải thích đầy đủ được TĐ quay quanh MT nên nó là một hành tinh trong hệ MT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_trai_dat_la_mot_hanh_ti.doc