Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 51: Tôm, cua (Bản hay)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 51: Tôm, cua (Bản hay)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận trên cơ thể tôm, cua.

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.

2. Kĩ năng:

 Nêu ích lợi của tôm và cua.

3. Thái độ: Yêu thích các loài động vật, yêu thích môn học; có năng lực nhận thức môi trường, thích tìm tòi và khám phá.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận biết các đặc điểm, lợi ích của tôm, cua

- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

*GD BVMT:

- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

1. Đồ dùng:

- GV: Chuẩn bị tôm, cua (vật thật). Các hình trong SGK trang 98, 99

- HS: SGK, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.

2. Phương pháp:

- Vấn đáp; quan sát, thảo luận, hoạt động nhóm, cả lớp, trò chơi.

 

docx 3 trang ducthuan 2470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 51: Tôm, cua (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian thực hiện: ngày...tháng...năm...( ghi ngày dạy, không cần ghi ngày soạn)
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tên bài học: TÔM, CUA TIẾT 51
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận trên cơ thể tôm, cua. 
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.
2. Kĩ năng:
 Nêu ích lợi của tôm và cua. 
3. Thái độ: Yêu thích các loài động vật, yêu thích môn học; có năng lực nhận thức môi trường, thích tìm tòi và khám phá.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận biết các đặc điểm, lợi ích của tôm, cua 
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. 
*GD BVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Đồ dùng:	
- GV: Chuẩn bị tôm, cua (vật thật). Các hình trong SGK trang 98, 99
- HS: SGK, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua. 
2. Phương pháp: 
- Vấn đáp; quan sát, thảo luận, hoạt động nhóm, cả lớp, trò chơi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Bài: Côn trùng 
+ Em hãy kể tên một số côn trùng có ích; một số côn trùng có hại mà em biết?
+ Nêu một số đặc điểm chung của côn trùng?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới 
- HS trả lời
- Lắng nghe – Mở SGK
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
 (28 phút)
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 Đặc điểm của tôm, cua.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cá nhân - nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
+Chỉ và nói tên 1 số bộ phận bên ngoài của Tôm và Cua?
+Bạn có nhận xét gì về hình dạng, kích thước của chúng?
+Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? 
+Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+Hãy đếm xem tôm, cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?
+Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
*Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
*Chú ý: Khuyến khích nhiều học sinh tham gia vào hoạt động chia sẻ nội dung học tập.
 * Hoạt động 2: Thảo luận Cả lớp
- Giáo viên cho học sinh suy nghĩ theo các gợi ý,
 sau đó chia sẻ hiểu biết của mình trước lớp.
=> Câu hỏi gợi ý: 
+ Tôm, cua sống ở đâu?
+ Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm?
+ Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua?
+ Nêu ích lợi của tôm và cua.?
=>Câu hỏi GDBVMT: Cần phải làm gì để môi trường nước được trong sạch?
*GDBVMT: Tôm và cua mạng lại nhiều lợi ích kinh tế, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ chúng bằng cách giữ gìn cho môi trường sống của chúng được trong lành.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi: 
+ Cô công nhân trong hình đang làm gì?
=> GV giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 
*Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Hệ thống toàn bài, => Bài học
* HĐ cá nhân – Nhóm - Cả lớp
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, thống nhất ý kiến.
=> Dự kiến ND chia sẻ:
- Đầu, mắt, mình, chân, .
- Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau
- Bên ngoài cơ thể của tôm và cua có một lớp vỏ cứng bảo vệ.
- Bên trong cơ thể của chúng có xương sống.
- (Tôm có nhiều chân), cua có tám chân, hai càng, chân của tôm và cua được phân thành các đốt.
* Những điểm giống nhau:
 Chúng đều không có xương sống. Cơ thể được bao phủ bằng lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
* Những điểm khác nhau:
 Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau.
- Lớp trưởng điều hành cho lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
=> Dự kiến ND chia sẻ
+Tôm, cua sống ở dưới nước
+Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú 
+ Cua bể, cua đồng 
+ Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- Lắng nghe
- HS quan sát hình 5:
+Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
Bài học: (SGK trang 99)
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Trò chơi: Đoán chữ
- Về nhà xem lại kiến thức đã được học. Đọc thêm sách, báo để biết rõ hơn về tôm, cua và các loại động vật khác.
- Cùng với bố mẹ tìm hiểu về mô hình nuôi các loại tôm, cua và các loại động vật khác có tại địa phương.
- Chuẩn bị bài: Cá
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................a

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_51_tom_cua_ban_hay.docx