Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Hoạt động của GV

A. KTBC

- Y/c HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Bận” và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu chủ điểm, bài tập đọc

2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc diễn cảm toàn bài.

- Y/c HS đọc từng câu trước lớp.

- Y/c HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.

- Y/ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm

- Y/c HS thi đọc

- Y/c HS đọc đồng thanh toàn bài

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2, trả lời câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ đi đâu?

+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?

+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?

+ Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và 4.

+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ nhỏm hơn?

- Y/c HS đọc thầm đoạn 5 trao đổi để chọn tên khác cho truyện theo gợi ý SGK.

+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Kết luận nội dung bài

4. Luyện đọc lại:

- Đọc mẫu đoạn 2.

- Y/c HS NK đọc lại

- Y/c HS luyện đọc phân vai trong nhóm

- Gọi các nhóm thi đọc

- Kết luận, đánh giá

KỂ CHUYỆN

5. Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện

- Phân tích yêu cầu kể chuyện.

6. Hướng dẫn HS kể lại chuyện theo lời 1 bạn nhỏ

- HSNK kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.

- Nhận xét, đánh giá

- Y/c HS tập kể theo cặp đôi

- Y/c HS thi kể trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá

7. Củng cố dặn dò:

- Em có nhận xét gì về các bạn nhỏ trong câu chuyện này?

- Các em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?

- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

 

doc 77 trang ducthuan 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
Ngày soạn: 24/10/2020
Ngày giảng:26/10/2020
SÁNG 
Tiết 1. Chào cờ 
Tiết 2. Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán
- Biết xác định của một hình đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4
- HS năng khiếu: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và diễn đạt câu cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Y/c 1 HS đọc thuộc lòng bảng chia 7
- Tính nhẩm 7 x 6 = 42 : 7= 42 : 6 =
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập: 
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- HS tự làm bài
- Nhận xét, củng cố lại BT 1.
- 7 x 8 = 56; vậy 8 x 7 bằng bao nhiêu?
- 56 : 7 = 8; 56 : 8 bằng bao nhiêu?, ...
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gọi HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét, đánh giá 
 28 7 35 7 
 28 4 35 5
 0 0
 21 7 14 7 
 21 3 14 2
 42 7 42 6 
 42 6 42 7
 0 0
 25 5 49 7 
 25 5 49 7
 0 0 
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc bài toán, phân tích, tóm tắt bài toán
 7 học sinh: 1 nhóm
 35 học sinh:...nhóm?
- Y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số nhóm học sinh chia được là :
35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm
Bài 4:
- Y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Hình a có bao nhiêu con mèo?
- Vậy muốn khoanh vào con mèo trong hình a, ta phải thực hiện phép tính gì?
- Y/c HS thực hiện phép tính 21 : 7
- Y/c HS tự thực hiện với hình còn lại 
- Nhận xét:
- số con mèo ở hình a là 3 con mèo
- số con mèo ở hình b là 2 con mèo.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Y/c HS đọc lại bảng chia 7
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Đọc thuộc lòng bảng chia 7
- 1 HS lên bảng làm BT
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc
- Làm bài, sau đó nối tiếp nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu 
- 4 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Đọc
- Quan sát
- 1HS làm trên bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Quan sát hình vẽ
- Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện, nêu kết quả sau đó khoanh vào hình a.
- Thực hiện
- Nghe, nhắc lại
- Đọc
- Nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 3+4. Tập đọc – Kể chuyện
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: lộ rõ, sải cánh, ríu rít. 
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
2. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
- HS có năng khiếu kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ chép sẵn câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
Bỗng/các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Y/c HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Bận” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu chủ điểm, bài tập đọc
2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
- Y/c HS đọc từng câu trước lớp.
- Y/c HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Y/ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm
- Y/c HS thi đọc 
- Y/c HS đọc đồng thanh toàn bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+ Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ nhỏm hơn?
- Y/c HS đọc thầm đoạn 5 trao đổi để chọn tên khác cho truyện theo gợi ý SGK.
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Kết luận nội dung bài
4. Luyện đọc lại: 
- Đọc mẫu đoạn 2.
- Y/c HS NK đọc lại
- Y/c HS luyện đọc phân vai trong nhóm
- Gọi các nhóm thi đọc
- Kết luận, đánh giá
KỂ CHUYỆN 
5. Giáo viên nêu nhiệm vụ
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện
- Phân tích yêu cầu kể chuyện.
6. Hướng dẫn HS kể lại chuyện theo lời 1 bạn nhỏ
- HSNK kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. 
- Nhận xét, đánh giá
- Y/c HS tập kể theo cặp đôi
- Y/c HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá
7. Củng cố dặn dò: 
- Em có nhận xét gì về các bạn nhỏ trong câu chuyện này?
- Các em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- Lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó, ngắt nghỉ hơi trong câu văn dài
- Nối tiếp đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc
- Đọc đồng thanh
- Thực hiện yêu cầu
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. 
+ Các bạn gặp một ông cụ đang ngồi ven đường, vẻ mặt buồn rầu, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ 
+ Các bạn là những người con ngoan, nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ
- Thực hiện yêu cầu
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện , rất khó qua khỏi .
+ Ông cụ thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông thấy không còn cô đơn 
- Thực hiện yêu cầu
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Lắng nghe, phát hiện giọng đọc
- HSNK đọc
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Đọc
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 HSNK kể
- Nhận xét
- Tập kể chuyện theo cặp.
- Thi kể trước lớp.
- Nhận xét
- Phát biểu
- Liên hệ với bản thân
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU ( HỘI NGHỊ NHÀ GIÁO, CBQL, NLĐ)
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
Ngày soạn: 24/10/2020
Ngày giảng: 27/10/2020
SÁNG
Tiết 1. Toán
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách giảm một số đi một số lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Vận dụng thành thạo để làm bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh vẽ 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK. 
- Phiếu bài tập cho HS (BT1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Hiện nay con 7 tuổi, tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi con. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi?
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
2. Tìm hiểu ví dụ 
VD1: GV đính các con gà như hình vẽ - SGK.
+ Hàng trên có mấy con gà ?
+ Hàng dưới có mấy con gà?
+ Số gà ở hàng trên giảm đi mấy lần thì được số gà ở hàng dưới?
- Giáo viên ghi bảng:
 Hàng trên : 6 con gà 
 Hàng dưới : 6 : 3 = 2 (con gà) 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại. 
VD2: Gọi 1HS vẽ trên bảng lớp: đoạn thẳng AB = 8cm; CD = 2cm.
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm mấy lần thì được độ dài đoạn thẳng CD?
- Ghi bảng: 
Độ dài đoạn thẳng AB : 8cm
 CD = 8 : 4 = 2(cm)
- KL: Độ dài đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
+ Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 10km đi 5 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Kết luận quy tắc
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- HD HS làm mẫu ý a.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét
Số đã cho
12
48
36
24
Giảm 4 lần
12:4=3
48:4=12
36:4=9
24:4=6
Giảm 6 lần
12:6=

48:6=8
36:6=6
24:6=4
- Y/c HS nhắc lại cách giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc bài toán
- HD phân tích bài toán
- HD thực hiện mẫu
- Y/c HS giải ý b
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30 : 5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc bài tập 3.
- HD HS thực hiện ý a
- Y/c HS tự làm ý còn lại 
- Nhận xét, đánh giá
a) Đoạn thẳng CD: 2 cm
b) Đoạn thẳng MN: 4 cm
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng giải, lớp làm vào vở
- Nhận xét. 
- Nghe
+ Hàng trên có 6 con gà.
+ Hàng dưới có 2 con gà.
+ Số gà hàng trên giảm đi 3 lần.
- Quan sát
- Nhắc lại.
- 1HS vẽ trên bảng, lớp vẽ ra nháp
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
- Nghe, nhắc lại
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe, nhắc lại
- Nêu
- Theo dõi, quan sát mẫu
- 1HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào phiếu.
- Nhận xét
- Nhắc lại
- Đọc
- Phân tích bài toán
- Quan sát
- 1 HS giải bài trên bảng lớp, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Đọc 
- Vẽ đoạn thẳng CD theo hướng dẫn của GV.
- Làm ý b vào vở, 1 HS lên bảng vẽ
- Nhận xét
- Nhắc lại quy tắc vừa học
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2 . Chính tả (nghe-viết) 
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT chính tả (BT 2a /b).
- HSNK: Viết đúng, trình bày sạch, đẹp bài chính tả.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đọc cho HS viết: nhoẻn cười, hèn nhát.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe - viết: 
- Đọc diễn cảm đoạn 4.
+ Đoạn này kể chuyện gì?
+ Các bạn nhỏ là người ntn?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+ Lời nhân vật (ông cụ) được đặt sau những dấu câu gì?
- Y/c HS tìm tiếng khó và luyện viết vào bảng con. Đọc lại các từ khó
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu cầu khi viết bài
- Đọc bài cho HS viết vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi chính tả
- Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2 a.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ
- Nhận xét, đánh giá: giặt, rát, dọc
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Y/c Quang, Tuấn Anh (A ), Cường, Sàng luyện viết nhiều hơn và chuẩn bị xem trước bài sau.
- 1 HS viết bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe, đọc lại
+ Kể cụ già nói với các bạn nhỏ về lí do khiến cụ buồn.
- HS phát biểu
- Đoạn văn có 7 câu
+ Viết hoa các chữ đầu đoạn văn, đầu câu.
+ Lời nhân vật đặt sau dấu hai chấm và sau dấu gạch ngang.
- Các từ: nghẹn ngào, bà lão, xe buýt, giúp.
- Nêu yêu cầu tư thế viết bài.
- Viết bài
- Soát lỗi chính tả
- Nghe nhận xét
- Nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng, lớp viết vào vở
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập viết
ÔN CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng), tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ: 
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- HSNK: Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Mẫu chữ viết hoa G. Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu HS viết các từ: Ê - đê, Em.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
 * Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng: Gò Công .
- Giới thiệu: Gò Công là một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang trước đây của nước ta.
- Y/c HS tập viết trên bảng con.
 *Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu học sinh đọc câu.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu viết tập viết trên bảng con: Khôn, Gà . 
3. Hướng dẫn viết vào vở: 
- Nêu yêu cầu tư thế ngồi viết
- Nêu yêu cầu viết bài
4. Chấm, chữa bài 
- Chấm từ 4 – 5 bài
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS luyện viết các chữ hoa đã học và xem trước bài mới .
- Thực hiện yêu cầu 
- Nhận xét 
- Lớp theo dõi giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: G, C, K.
- Quan sát, lắng nghe.
- Tập viết trên bảng con: G, C, K.
- Đọc từ ứng dụng
- Lắng nghe
- Tập viết vào bảng con.
- Đọc câu ứng dụng.
- HS phát biểu
- Tập viết trên bảng con 
- Nêu tư thế viết bài
- Viết bài vào vở 
- Nộp vở
- Lắng nghe nhận xét
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 8. Tiếng Anh ( GVBM)
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
Ngày soạn: 25/10/2020
Ngày giảng: 28/10/2020 
SÁNG
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 2), bài 2
- HS có năng khiếu: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Nội dung bài tập 1 vẽ sẵn trên bảng lớp
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Gọi HS lên bảng làm BT:
a. Giảm 3 lần các số sau: 9; 21; 30.
b. Gấp 7 lần các số sau: 2; 4; 5.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS thực hiện mẫu
- Y/c HS tự làm các bài còn lại.
- Nhận xét, đánh giá
+ 6 gấp 5 lần được 30 giảm 6 lần được 5.
+ 4 gấp 6 lần được 24 giảm 3 lần được 8.
+ 7 gấp 6 lần được 42 giảm 2 lần được 21.
+ 25 giảm 5 lần được 5 gấp 4 lần được 20.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán a, b
- HD HS phân tích bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a. Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được là :
60 : 3 = 20 (l)
 Đáp số: 20 l
b. Bài giải
Số quả cam còn lại trong rổ là :
60 : 3 = 20 (quả)
 Đáp số: 20 (quả)
- Lưu ý HS: Giảm đi 3 lần = còn lại 
Bài 3 
- Gọi 1 học sinh đọc bài 3 
- Y/c HS thực hiện lần lượt từng ý
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra
- Đoạn thẳng MN vừa vẽ có độ dài bao nhiêu?
- Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc
- 1HS thực hiện, lớp quan sát, lắng 
nghe sau đó nhận xét
- 3HS lên bảng thực hiện, giải thích cách làm. 
- Nhận xét
- Đọc
- Phân tích bài toán 
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Đọc
- Làm bài vào nháp
- Thực hiện yêu cầu
- Độ dài đoạn thẳng MN dài 2 cm.
- Nhận xét
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc 
TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: ngôi sao, dòng sông,...
- Bước đầu biết đọc thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài).
- HS có năng khiếu: thuộc cả bài thơ; Nêu được ý nghĩa bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ chép sẵn dòng thơ, khổ thơ hướng dẫn luyện đọc 
Núi cao / bởi có đất bồi //
Núi chê đất thấp, / núi ngồi ở đâu?//
Muôn dòng sông đổ biển sâu//
Biển chê sông nhỏ, / biển đâu nước còn?
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS lên bảng đọc 1 đoạn trong câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Tiếng ru
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Y/c HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ (1 câu 6 và 1 câu 8)
- Y/c HS đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Gọi các nhóm thi đọc
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Y/c HS đọc thầm khổ thơ 1
+ Con cá, con ong , con Chim yêu gì? Vì sao?
- Y/c HS đọc thầm khổ thơ 2: 
+ Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ?
- Y/c HS đọc thầm khổ thơ 3
+ Vì sao núi không chê đất thấp. biển không chê sông nhỏ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ 1.
+ Câu thơ lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ? 
+ Bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
- KL: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. 
4. Học thuộc lòng bài thơ: 
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ tại lớp.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Liên hệ: Con đã biết yêu thương, đoàn kết mọi người xung quanh chưa?
- Dặn HS học thuộc bài thơ và xem trước bài mới.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe, theo dõi SGK
- Đọc nối tiếp theo yêu cầu kết hợp luyện đọc từ khó và ngắt nhịp.
- Đọc nối tiếp khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh bài thơ.
- Đọc khổ thơ 1
+ Con ong yêu hoa vì hoa có mật. Con cá yêu nước vì có nước cá mới sống được. Con chim yêu trời vì thả sức bay lượn ...
- Đọc khổ thơ 2
- Phát biểu
- Đọc khổ thơ 3
+ Vì núi nhờ có đất bồi mới cao, biển nhờ nước của những con sông mới thành biển. 
- Thực hiện yêu cầu
- Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- HS phát biểu
- Lắng nghe, nhắc lại
 - Học thuộc lòng 
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét
- Sống ở đời phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau: Người yêu người sống để yêu nhau.
- HS phát biểu
 - Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tự nhiên và Xã hội
VỆ SINH THẦN KINH
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối thần kinh. 
- HS có năng khiếu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh. 
- Tích hợp phòng chống tệ nạn ma túy
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Tự nhiên và xã hội 3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài “Hoạt động thần kinh”
+ Nêu VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
- Y/c HS quan sát các hình trang 32 SGK, thảo luận nhóm 3, trả lời câu hỏi: 
+ Nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?
+ Hãy cho biết ích lợi của các việc làm trong hình đối với cơ quan thần kinh?
- Y/c đại diện mỗi nhóm HS trình bày một hình.
- Nhận xét, kết luận: Chúng ta nên làm việc, nghỉ ngơi điều độ để thần kinh được nghỉ ngơi, thư giãn.
3. Hoạt động 2 : Đóng vai 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu cho 4 nhóm mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí : Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
- Yêu cầu các nhóm cử một bạn lên trình diễn vẻ mặt đang ở trạng thái tâm lí được giao.
- Yêu cầu các nhóm quan sát nhận xét và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào? Và thảo luận xem tâm lí đó có lợi hay có hại cho cơ quan TK?
- Kết luận: Các trạng thái có hại đối với cơ quan thần kinh là: lo lắng, sợ hãi, tức giận.
4. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa 
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi ngồi gần nhau quan sát hình 9 trang 33 lần lượt người hỏi, người trả lời: 
+ Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các loại thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho TK?
- Trong các thứ đó, những thứ nào tuyệt đối tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
- Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với SK người nghiện ma tuý?
- GV nhận xét, kết luận: Ma túy hủy hoại sức khỏe và nhân cách con người. GV đưa ra những ví dụ chứng minh để giúp HS thấy được tác hại của ma túy.
* Tích hợp: Ma túy có tác hại như vậy, mỗi chúng ta cần làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn này?
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Hàng ngày em nên làm gì để giữ vệ sinh thần kinh?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS luôn cảnh giác tránh xa ma túy và xem trước bài sau.
- Nêu ví dụ
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát, thảo luận nhóm 4
+ Hình 1. Một bạn đang ngủ, việc đó là có lợi.
+ Hình 2. Các bạn đang phơi nắng trên bãi biển.
+ Hình 3, 4, 5, 6, 7...
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ.
- Chia thành 4 nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tiến hành đóng vai với những biểu hiện tâm lí thể hiện qua nét mặt như: vui, buồn, bực tức, phấn khởi, thất vọng, lo âu 
 - Các nhóm cử đại diện lên trình diễn trước lớp.
- Cả lớp quan sát và nhận xét
- Nghe, ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm đôi
- Các thức ăn có hại cho cơ quan thần kinh: rượu, ma túy, thuốc lá.
- Trong các thứ đó, ma túy là thứ tuyệt đối cần phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn.
- HS kể
- Nghe, ghi nhớ
- HS phát biểu
- Tự liên hệ với nơi mình cư trú.
- Phát biểu
- Lắng nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Đạo đức
QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- HS có năng khiếu: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- VBT Đạo đức
- Các câu chuyện về chủ đề gia đình
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Vì sao phải chăm sóc ông bà cha mẹ?
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- Y/c HS thảo luận theo nhóm 3: 1 nửa số nhóm thảo luận và đóng vai tình huống 1(SGK), số nhóm còn lại thảo luận và đóng vai tình huống 2 (SGK).
- Y/c HS lên trình bày 
- Nhận xét, đánh giá
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến 
- Lần lượt đọc lên từng ý kiến (BT5-VBT) 
- Kết luận 
4. Hoạt động 3: Giới thiệu tranh 
- Yêu cầu HS lần lượt giới thiệu tranh với bạn ngồi bên cạnh tranh của mình về món quà sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Y/c HS lên giới thiệu với cả lớp.
- Kết luận 
5. Hoạt động 4: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ. 
- Hướng dẫn HS tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục 
- Mời học sinh biểu diễn các tiết mục. 
- Nhận xét, đánh giá. Tuyên dương
- Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc em. Ngược lại, em cũng phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà...
6. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS thực hành theo bài học, chuẩn bị bài sau và luôn biết quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ,...
- Trả lời 
- Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Nhận xét
- Lắng nghe, bày tỏ ý kiến bằng cách giơ các tấm bìa màu, giải thích
-Thảo luận và đóng góp ý kiến về mỗi quyết định ý kiến của từng bạn.
- Giới thiệu tranh trong nhóm
- Giới thiệu tranh trước lớp
- Nhận xét
- Thực hiện
- Các nhóm lên biểu diễn các tiết mục: Kể chuyện, hát, múa, đọc thơ có chủ đề nói về bài học.
- Nhận xét
- Nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 6. Thủ công
GẤP, CẮT DÁN BÔNG HOA NĂM CÁNH ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
 2.Kĩ năng: Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông tương đối đều nhau.
* Với HSNK khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa đẹp. 
3.Thái độ: Yêu thích gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu. GAĐT
2. Học sinh: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 3. Thực hành:
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Giáo viên lưu ý: Học sinh có thể cắt các bông hoa có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành và trang trí sản phẩm.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh thực hiện thao tác gấp, cắt, dán chưa đúng kỹ thuật hoặc còn lúng túng.
b. Hoạt động 4. Trưng bày sản phẩm 
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên bình chọn, đánh giá kết quả A+; A; B.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Dặn dò học sinh ôn lại các bài đã học, giờ sau mang giấy nháp thủ công, bút màu để kiểm tra cuối Chương “Phối hợi gấp, cắt, dán hình”.
- HS kiểm tra chéo, báo cáo cô giáo
- Nghe
- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
Cắt tờ giấy hình vuông mỏng rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra được bông hoa 5 cánh.
- Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.
- Gấp, cắt bông hoa 8 cánh.
Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Có thể cho học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ (nhóm) trên tờ giấy lớn (hoặc từng cá nhân).
- Lớp nhận xét kết quả thực hành.
- Nghe, ghi nhớ
- Thực hiện
Tiết 7. HĐGD
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI 1: KĨ NĂNG NHẬN THỨC BẢN THÂN 
 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết được tầm quan trọng của kĩ năng nhận thức bản thân.
- Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp để nhận thức bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Sử dụng hình vẽ minh hoạ trong VBTRLKNS (phóng to), VBTRLKNS.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.Khám phá
- GV đọc cho HS nghe phần lời nói đầu, giới thiệu các nhóm kĩ năng rèn luyện dành cho HS lớp 3 ( gồm có 6 nhóm kĩ năng).
 1. Nhóm kĩ năng bảo vệ và phát triển bản thân.
 2. Nhóm kĩ năng giao tiếp bạn bè.
3. Nhóm kĩ năng ứng xử trong gia đình.
4. Nhóm kĩ năng học tập và giao tiếp ở trường học.
5. Nhóm kĩ năng giao tiếp và ứng xử xã hội.
6. Nhóm kĩ năng sinh tồn.
2. Kết nối
- GV giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
- Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Trải nghiệm
a. Chuẩn bị: Chuẩ bị một quả bỏng nhỏ
b.Tiến hành: 
- HD HS chơi
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm
*Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- GV theo dõi nhận xét, kết luận: Tự đánh giá để biết và hiểu mình nhiều hơn.Không nên đánh giá khắt khe với mình, nhưng cũng không nên cho rằng mình giỏi nhất.
*Hoạt động 4: Rèn luyện
- Yêu cầu HS quan sát trang 7, HDHS
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- Sau khi viết, vẽ xong em nhờ các bạn đánh giá, nhận xét xem em đã thể hiện đúng tính cách của em chưa?
*Hoạt động 5: Định hướng ứng dụng
- GV lưu ý HS cười thật tươi và thật tự tin khi giới thiệu về mình.
*Hoạt động 6: Hoạt động ứng dụng
- Hướng dẫn HS làm quen với 3 người bạn mới và giới thiệu với bạn về bản thân mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau
- Cả lớp lắng nghe, nhắc lại 6 nhớm kĩ năng.
- Cả lớp lắng nghe
- HS chuẩn bị một quả bóng nhỏ và tìm thêm 4 người bạn để cùng tham gia trò chơi. Tất cả đứng theo vòng tròn.
- Người cầm bóng sẽ giới thiệu về mình: Tôi là...Tôi có đặc điểm là..., sau đso nói: “Bóng chuyền, bóng chuyền”.
- Cả vòng tròn đồng thanh và cùng chơi.
- Người bị phạt sẽ phải hát và múa một bài theo yêu cầu mà cả nhóm chọn.
- HS quan sát các túi bí mật ở vở KNS: túi nhu cầu, túi ưu nhược điểm, túi hứng thú, túi ước mơ.
- HS suy nghĩ, viết những điều mình suy nghĩ vào ô trống bên cạnh các chiếc túi.
- HS đọc 2 tình huống ở vở, suy nghĩ, thảo luận theo cặp, thống nhất và ghi phương án trả lời vào vở.
- HS quan sát ở vở trang 7, lựa chọn một biểu tượng, hình ảnh gần giống với tính cách của em nhất rồi viết hoặc vẽ vào khung hình.
- Thực hiện
- HS đọc các gợi ý ở vở, thực hành tự giới thiệu về bản thân mình:
+ Chào các bạn
+ Mình tên là: .............................................
+ Năm nay mình học lớp .: trường ...
+ Mình có sở thích là: .
+ Ưu điểm của mình là: 
+ Điều mình cảm thấy cần phải cố gắng là: 
+ Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
- HS thực hành nói trước lớp.
- Hỏi bạn thân của em xem em là người thế nào, em có những ưu điểm và hạn chế
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2020
Ngày soạn: 26/10/2020
Ngày giảng: 29/10/2020 
SÁNG
Tiết 1. Toán 
TÌM SỐ CHIA
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia
- Biết tìm số chia chưa biết
- Bài tập cần làm: 1, 2
- HS có năng khiếu: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- 6 ô vuông vẽ trên bảng.
- Các thanh ghi thành phần của phép chia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta phải làm thế nào?
- Giảm các số sau đi 7 lần: 77, 49, 63
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
2. Hướng dẫn HS cách tìm số chia: 
- Y/c HS lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ trong SGK.
+ Có 6 hình vuông được xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông? 
+ Làm thế nào để biết được? Hãy viết phép tính tương ứng.
+ Hãy nêu tên gọi từng thành phần của phép tính trên.
- GV ghi bảng:
 6 : 2 = 3
 Số bị chia Số chia Thương
* Dùng bìa che số 2 và hỏi:
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?
- Ghi bảng: 2 = 6 : 3
+ Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- Kết luận, gọi HS nhắc lại
* Giáo viên nêu : Tìm x, biết 30 : x = 5 
+ Bài này ta phải tìm gì ? 
+ Muốn tìm số chia x ta làm thế nào ? 
- Gọi HS làm trên bảng con.
- Mời 1HS trình bày trên bảng lớp.
- Nhận xét, đánh giá
 30 : x = 5
 x = 30 : 5 
 x = 6
- Y/c HS nhắc lại cách tìm số chia chưa biết.
3. Luy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_to_t.doc