Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Hoạt động của GV

A. Bài cũ (5’)

 - GV đọc các từ sau cho HS viết :

cái kẻng, thổi kèn, cái xẻng, dế mèn

 - GV mời đọc thuộc bảng 10 chữ cái đầu.

- Nhận xét .

 B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.(1’)

2. Hướng dẫnchính tả (4’)

- GV đọc tóm tắt nội dung Bài tập làm văn SGK trang 48.

- Gọi 1 HS đọc.

+ Qua bài viết em thấy Cô-li-a là người như thế nào?

=> Giáo dục HS kĩ năng sống đẹp: Nói phải đi đôi với làm thì mới được mọi người tôn trọng.

 + Tìm tên riêng trong bài chính tả?

 + Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào?

- Yêu cầu HS tìm những từ khó viết.

- GV dự kiến hướng dẫn HS viết những chữ dễ viết sai: Cô–li–a, lúng túng, ngạc nhiên,

3. Giáo viên cho HS viết chính tả (15’).

- GV đọc cho Hs viết bài vào vở.

- GV theo dõi, uốn nắn.

4. Chấm chữa bài (4’)

- Đọc từng câu cho HS nghe. Yêu cầu chữa lỗi ra lề.

-GV yêu cầu HS đổi vở ,chữa lỗi bằng bút chì.

- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).

- GV nhận xét bài viết của HS.

5. Hướng dẫn Hs làm bài tập(8')

+ Bài tập 2/48: Chọn từ trong ngoặc đơn để tìm vào chỗ trống.

- GV yêu cầu HS làm bài vàovở, 1 HS lên bảng.

- Nêu kết quả, nhận xét, chốt lại:

 a): khoeo chân.

 b): người lẻo khẻo.

 c) ngoéo tay.

- Giáo viên giải thích nghĩa các từ trên.

+ Bài tập 3 :

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV giao nhiện vụ: cả lớp làm câu a. Riêng HS năng lực tốt làm thêm câu b.

-Mời 1 HS lên bảng.

- GV nhận xét, sửa chữa.

Câu a:

Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.

Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.

Câu b:

Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ.

Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển.

Xanh trời, xanh của những ước mơ.

GV chốt: Để viết đúng chính tả ngoài việc đọc đúng ta còn phải hiểu nghĩa của từ.

C. Củng cố - dặn dò (3')

- Nhắc cách trình bày & phải chú ý viết đúng chính tả.

- Nhận xét tiết học

- Dặn : chữa lỗi sai sau bài.

 

docx 32 trang ducthuan 05/08/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN - Tiết 26 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số ( Bài 1, 4). Vận dụng được để giải các bài toán có lời văn ( bài 2). HS năng lực tốt làm thêm bài 3 làm thêm bài 3.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 3. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài, độc lập suy nghĩ.
 II. Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Bảng phụ kẻ số ô tô màu như sách giáo khoa (bài 4)
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: (5') 
H: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào?
 - Y/c tìm 1/4 của 24 cm, 40 dm, 20 quả táo. 
- Nhận xét chung .
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài (1’)
 2. Thực hành (29’)
Bài 1/26 : 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a) của 12 cm là 6 cm
 của 18 kg là 9 kg; của 10l là 5l
b) của 24 m là 4m; của 30 giờ là 5 giờ
 của 54 ngày là 9 ngày
Bài 2/27: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi phân tích bài, nêu tóm tắt. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Vân tặng số bông hoa nghĩa là thế nào?
+ Bài toán hỏi gì?
 - Yêu cầu HS giải vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. 
- GV nhận xét, chốt lại: 
Bài giải
Vân đã tặng bạn số bông hoa là:
30 : 5 = 6 (bông hoa)
Đáp số: 6 bông hoa
 Bài 4/27 
- Gv mời HS đọc đề bài.
- Gv yêu cầu HS quan sát và tìm hình đã được tô màu số ô vuông.
+ Mỗi hình có mấy ô vuông?
+ của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông?
+ Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông?
*Bài 3 (Dành cho HS có năng lực tốt)
- Cho HS tự làm, GV kiểm tra, đánh giá.
C. Củng cố - dặn dò (5')
+ Nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một 
số ?
- Nhận xét tiết học .
Học bài và chuẩn bị bài : “Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số”. 
- HS trả lời
 - 3 HS nêu miệng .
- HS đọc yêu cầu đề bài..
+ Ta lấy số đó chia cho số phần. 
-2 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau
- Nhận xét bài của bạn. Chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi phân tích đề, nêu tóm tắt. 
+ Vân làm được 30 bông hoa.
+Nghĩa là Vân lấy số bông hoa của mình làm chia ra 6 phần và Vân tặng bạn 1 phần.
+Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa?
- Làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Có 10 ô vuông.
+ của 10 là 10 : 5 = 2 ô vuông.
+ Mỗi hình tô màu số ô vuông 
- Tự đọc đề và làm bài.
- Báo cáo KQ với GV
- HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
*************************************************************
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN - Tiết 16+17 
BÀI TẬP LÀM VĂN
 I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung câu chuyện : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được điều muốn nói (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Biết sắp xếp tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
 2. Kĩ năng: Rèn HS đọc trôi chảy cả bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” và lời người mẹ .
 - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
 3. Thái độ:Biết giúp đỡ bố mẹ trong công việc gia đình.
*Các kĩ năng sống :
1/ Xác định giá trị bản thân: Trung thực có nghĩa là nói những điều mình đã làm và làm những điều mình đã nói. 
2/Đảm nhận trách nhiệm: Thực hiện những điều mình đã nói.
II/ Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc bài “Cuộc họp của chữ viết” và và trả lời câu hỏi:
+ Chữ cái và dấu câu họp bàn về việc gì?
+ Vai trò quan trọng của dấu chấm câu?
- Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài – ghi đề (2’) 
Yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 46 . 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc đúng (20’)
- Gv đọc mẫu bài văn, nêu giọng đọc
 + Giọng đọc nhân vật “tôi” nhẹ nhàng, hồn nhiên.
 + Giọng mẹ dịu dàng.
- GV mời Hs đọc từng câu.
GV viết bảng, hướng dẫn đọc từ khó : bít tất,
ngắn ngủn, tròn xoe mắt, Liu – xi – a, Cô – li – a.
Đọc từng đoạn trước lớp.
GV hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi:
Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế?
Giải thích từ mới: khăn mùi soa, viết lia lịa, 
ngắn ngủn.
Đặt câu với từ: khăn mùi soa, viết lia lịa,
 ngắn ngủn.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
2 nhóm tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn truyện.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài (13’)
- GV đưa ra câu hỏi:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
 + Nhân vật xưng “ tôi” trong truyện này là tên gì ?
 + Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?
 + Vì sao Cô – li – a cảm thấy khó viết bài văn?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 3. 
+ Thấy các bạn viết nhiều Cô – li – a làm cách gì để viết bài dài ra?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
- GV cho HS thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi :
+Vì sao khí mẹ bảo Cô – li –a giặt quần áo, lúc đầu cô – li –a ngạc nhiên?
(GDKN:Xác định giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm).
+ Vì sao sau đó Cô – li –a làm theo lời mẹ?
+ Bài học giúp em hiểu điều gì?
- GV gợi ý, giúp HS rút ra nội dung bài, ghi bảng.
* Tiết 2:
c. Luyện đọc lại(15’)
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3,4 theo lời nhân vật.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt .
3. Kể chuyện (20’)
a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
- GV yêu cầu quan sát 4 tranh sắp xếp chưa đúng thứ tự .
- GV mời HS tự sắp xếp lại các tranh.
- GV nhận xét: thứ tự đúng là : 3 – 4 – 2 – 1 .
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em.
- Cho HS kể chuyện theo cặp.
- GV mời vài Hs kể .
- Gv mời 3 Hs thi kể một đoạn bất kì của câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn kể hay.
C. Củng cố - dặn dò (5')
H. Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
H. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
H. Em đã làm những gì để giúp đỡ bố mẹ ?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn : đọc lại bài 1 lần. Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2HS đọc và TLCH
- HS quan sát và nêu ND tranh.
- Học sinh đọc thầm theo GV.
-HS đọc nối tiếp từng câu.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- 4 HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 1HS năng lực tốt đọc.
- HS giải thích .
- HS năng lực tốt đặt câu (khuyến khích HS còn lại).
- HS đọc theo nhóm 4
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- 1 HS đọc lại toàn truyện.
Cả lớp đọc thầm.
+Cô – li –a .
+Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
+Vì thỉnh thoảng bạn ấy mới giúp đỡ mẹ.
- HS đọc đoạn 3.
- Cố nhớ lại những việc mình làm và kể ra những việc mình chưa bao giờ làm.
Học sinh đọc đoạn 4.
HS thảo luận nhóm đôi, trình bày
+ Vì chưa bao giờ mẹ nhờ Cô –li- a những công việc này và chưa bao giờ cậu ấy phải giặt quần áo.
+ Vui vẻ vì những việc này bạn đã nói trong bài TLV.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm.
- HS nêu nội dung bài học .
-HS tiếp nối đọc trong nhóm (4 HS 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn).
-2 nhóm thi đọc
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi và sắp xếp đúng thứ tự theo tranh, nêu kết quả .
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS năng lực tốt kể mẫu .
- Từng cặp HS kể chuyện.
- 1 vài HS kể chuyện
- Ba Hs lên thi kể chuyện. HS nhận xét.
-Hs nêu.
+ Bạn nhỏ trong truyện rất đáng yêu vì bạn thực hiện đúng như lời mình nói.
+ Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều mình đã nói tốt cho mình thi mình cần phải 
cố gắng làm cho bằng được
- HS liên hệ, trả lời.
- Nghe, ghi nhớ.
**************************************************************
Chính tả (nghe - viết)- Tiết 11
 BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài chính tả “Bài tập làm văn”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT2), bài tập 3a (Điền vào chỗ trồng s/x). Hs năng lực tốt làm thêm bài tập 3b.
2. Kĩ năng: : Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng chính tả.
3. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 - GD ý thức sống đẹp: Nói phải đi đôi với làm thì mới được mọi người tôn trọng.
 II/ Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Bảng phụ ghi bài 2, 3/48 SGK.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A. Bài cũ (5’)
 - GV đọc các từ sau cho HS viết :
cái kẻng, thổi kèn, cái xẻng, dế mèn 
 - GV mời đọc thuộc bảng 10 chữ cái đầu. 
- Nhận xét . 
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.(1’) 
2. Hướng dẫnchính tả (4’)
- GV đọc tóm tắt nội dung Bài tập làm văn SGK trang 48.
- Gọi 1 HS đọc.
+ Qua bài viết em thấy Cô-li-a là người như thế nào?
=> Giáo dục HS kĩ năng sống đẹp: Nói phải đi đôi với làm thì mới được mọi người tôn trọng.
 + Tìm tên riêng trong bài chính tả?
 + Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm những từ khó viết.
- GV dự kiến hướng dẫn HS viết những chữ dễ viết sai: Cô–li–a, lúng túng, ngạc nhiên, 
3. Giáo viên cho HS viết chính tả (15’). 
- GV đọc cho Hs viết bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
4. Chấm chữa bài (4’) 
- Đọc từng câu cho HS nghe. Yêu cầu chữa lỗi ra lề.
-GV yêu cầu HS đổi vở ,chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
5. Hướng dẫn Hs làm bài tập(8')
+ Bài tập 2/48: Chọn từ trong ngoặc đơn để tìm vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài vàovở, 1 HS lên bảng. 
- Nêu kết quả, nhận xét, chốt lại: 
 a): khoeo chân.
 b): người lẻo khẻo.
 c) ngoéo tay.
- Giáo viên giải thích nghĩa các từ trên.
+ Bài tập 3 :
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV giao nhiện vụ: cả lớp làm câu a. Riêng HS năng lực tốt làm thêm câu b.
-Mời 1 HS lên bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Câu a: 
Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.
Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.
Câu b:
Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ.
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển.
Xanh trời, xanh của những ước mơ.
GV chốt: Để viết đúng chính tả ngoài việc đọc đúng ta còn phải hiểu nghĩa của từ.
C. Củng cố - dặn dò (3')
- Nhắc cách trình bày & phải chú ý viết đúng chính tả.
- Nhận xét tiết học
- Dặn : chữa lỗi sai sau bài.
 - 2 HS lên viết bảng, cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm .
- 1 HS đọc đoạn viết.
- HS trả lời: Cô-li-a là người biết thực hiện theo lời đã nói.
+ Cô–li–a.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt gạch nối giữa các tiếng.
- HS tìm và nêu
- HS viết bảng con, 1 HS lên bảng.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- HS chữa lỗi lẫn nhau.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài vàovở. 1 HS lên bảng.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở. 1 HS năng lực tốt lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa sai.
(HS có năng lực nêu miệng câu b nếu không còn thời gian)
HS lắng nghe.
Thể dục- Tiết 11
ÔN ĐÔI HÌNH, ĐỘI NGŨ. ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT
I. Mụctiêu:
 Kiến thức: Tiếp tục ôn tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột".
2. Kĩ năng: Biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác. HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
3.Thái độ: Có ý thức luyện tập để nâng cao sức khoẻ.
II. Chuẩn bị : Sân bãi sạch sẽ, kẻ sân, còi. 
III. Nội dung và phương pháp:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
A. Phần mở đầu (8’)
1. Nhận lớp (2’)
2. Khởi động (6’)
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100m -120m.
- Vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp.
- Xoay các khớp.
- Trò chơi "Chui qua hầm"
B. Phần cơ bản (22’)
1. Ôn (14’)
- Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1-4 hàng dọc.
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. 
2. Trò chơi :
"Mèo đuổi chuột". (8’)
C. Phần kết thúc (5’)
-Kiểm tra ĐHĐN.
- Đi theo nhịp hát, vỗ tay và làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò và giao bài tập về nhà.
- Xuống lớp.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
m m m m m m
m m m m m m
‚GV
- GV hướng dẫn và điều khiển lớp.
- GV hướng dẫn, triển khai đội hình cho HS tập luyện.
- Tập đồng loạt do GV điều khiển.
- Chia tổ, nhóm do tổ trưởng điều khiển.
- HS thực hiện, GV quan sát, sửa sai động tác.
- GV nêu tên trò chơi, vừa làm mẫu (cho 2 em thực hiện), vừa giải thích và đưa ra cách chơi và luật chơi sau đó cho HS chơi thử, tiến hành chơi chính thức.
- GV gọi 1-2 em lên thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét và sửa sai động tác.
‚GV
**************************************************************
Tự nhiên &Xã hội - Tiết 11
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết Ích lợi cuả việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Cách đề phòng một số bệnh của cơ quan bài tiết nước tiểu
2. Kĩ năng: Biết cách giữ gìn, phòng tránh các bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. 
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sức khoẻ, phòng tránh bệnh bệnh tật. 
* KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu (HĐ2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa trang 24,25. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
Kể tên các bộ phận bài tiết nước tiểu?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Phát triển bài 
Hoạt động 1: Ích lợi cuả việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu (12’).
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan nước tiểu?
KL: Giữ vệ sinh cơ quan nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng
Hoạt động 2: Cách đề phòng một số bệnh của cơ quan bài tiết nước tiểu (17’)
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình 2,3,4, 5 SGK/ 25 và đặt câu hỏi trả lời các nội dung:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Việc đó có lợi gì cho việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Yêu cầu các cặp HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
* Hoạt động cả lớp:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và TLCH:
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước?
- GV yêu cầu HS liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không. (GD Kĩ năng làm chủ bản thân)
Kết luận : Chúng ta cần phải uống đủ nước, mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng và giữ vệ sinh cơ thể để đản bảo vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
C. Củng cố, dặn dò (5’) 
H. Để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
-GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Cơ quan thần kinh
- 2 HS trả lời: Gồm thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu, ống đái.
Từng cặp thảo luận theo yêu cầu
+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng
- Từng cặp quan sát hình 2, 3, 4,5 trang 25.
- 1 số cặp lên trình bày trước lớp, các cặp khác bổ sung, nhận xét. 
+ Tranh 2, 3: Các bạn đang tắm tửa, vệ sinh
+ Tranh 4: Bạn uống nước
+ Tranh 5: Bạn đang đi vệ sinh
- HS trả lời: 
+ Nên tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hàng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót
+ Chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra ngoài để tránh bị sỏi thận
- HS tự liên hệ.
-HS trả lời: Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, ta cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót.
1-2 HS đọc
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2020
TOÁN - Tiết 27 
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia) . Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 Bài tập cần làm theo chuẩn: bài 1, bài 2a, 3. HS năng lực tốt làm thêm làm thêm bài 2b.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ (5') 
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào?
- Y/c tìm của 24 cm, 48 dm, 18 quả táo. 
 - Đọc bảng chia 4, 5, 6. 
 - Nhận xét.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài (1’)
 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia (9’)
* GV ghi phép chia 96 : 3 =
+ Nhận xét số chữ số ở số bị chia và số chia?
+Muốn tính được kết quả phép chia này ta phải làm như thế nào?
- Gv viết bảng phép tính 96 : 3 
- H/d HS thực hiện phép chia.
 96 3 * 9 chia 3 được 3, viết 3 .
 9 32 3 nhân 3 bằng 9 ; 9 trừ 9 bằng 0 
 06 * Hạ 6 ; 6 chia 3 được 2 , viết 2 
 6 2 nhân 3 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0 
 0
 Vậy 96 : 3 = 32 .
+ Nêu miệng lại cách chia 
Gv chốt lại cách chia : Ta thực hiện 2 bước:
Bước 1: Đặt tính chia.
Bước 2: Thực hiện tính chia: Ta lấy lần lượt từng chữ số của số bị chia chia cho số chia (bắt đầu từ hàng cao nhất). 
* Giáo viên lấy ví dụ khác: 68 : 2 = ?
-Y/C học sinh tự suy nghĩ và thực hiện bảng con, 1 HS lên bảng
 -Nhận xét, củng cố lại.
3. Thực hành: 20’
 Bài 1/28 (7’): Tính 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu Hs làm vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm, nêu rõ cách thực hiện phép tính.
 48 4 84 2
 4 12 8 42
 08 04
 8 4
 0 0
 66 6 36 3
 6 11 3 12
 06 06
 6 6
 0 0
 Lưu ý HS cách trình bày
Bài 2a/28 (7’):
 - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Nêu cách tìm ; của số ?
- Giáo viên giao việc: cả lớp làm câu a. HS năng lực tốt làm thêm câu b
- Yêu cầu HS làm bài, giáo viên theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
- Chữa bài: Dưới hình thức trò chơi: Đố bạn
 của 69 kg là 23 kg
 của 36m là 12m
 của 93 lít là 31 lít
Dành cho HS năng lực tốt
b/ của 24 giờ là 12 giờ
 của 48 phút là 24 phút
 của 44 ngày là 22 ngày
Bài 3/28(6’): 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi phân tích đề, nêu tóm tắt (dạng sơ đồ đoạn thẳng)
- Yêu cầu tự làm bài vào vở. Nêu kết quả bài.
Nhận xét, bổ sung.
 Mẹ biếu bà số quả cam:
 36 : 3 = 12 (quả)
 Đáp số: 12 quả cam.
C. Củng cố - dặn dò (5')
+ Nêu các bước thực hiện chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn : tự chữa bài sai.; Chuẩn bị bài : Luyện tập.
- 1 HS trả lời
- 3 HS nêu miệng
- 3 HS
- HS quan sát
+ Số bị chia số là số có hai chữ số, số chia là số có một chữ số.
+ Thực hiện phép chia 96 : 3.
- HS quan sát.
- HS năng khiếu có thể nêu cách thực hiện lại phép chia.
- HS nêu miệng cách chia 
-Yêu cầu học sinh cùng tính.
-3 học sinh nhắc lại
- HS đọc yêu cầu đề bài..
- Học sinh làm vào vở từng phép tính. 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét .
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS tham gia chơi. Nhận xét, bổ sung.
- 1 Hs đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi phân tích đề, nêu tóm tắt. 
- HS cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét .
- Nhiều HS nêu.
- HS lắng nghe
**************************************************************
TẬP ĐỌC - Tiết 18 
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Những kĩ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học .(trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
	- Bước đầu hs biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
	- HS có năng lực thuộc một đoạn văn em thích.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quí những kỉ niệm đẹp.
II/ Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học trong sgk/51
	 Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc (như trang 136/sgv)
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ (5’)
 - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài “Bài tập làm văn”
+ Cô giáo cho lớp đề văn như thế nào? Vì sao Cô- li - a thấy khó viết bài văn?
 + Theo em Cô-li-a là người như thế nào? 
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài. (2’) 
-Yêu cầu HS quan sát tranh SGk trang 51 .
2. Hướng dẫn HS luyện đọc. (14')
- GV đọc toàn bài (giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm).
- Gv mời HS đọc từng câu.
- Hướng dẫn đọc từ khó: nao nức, tựu trường, quang đãng, bỡ ngỡ, nép, rụt rè .
- Y/C đọc từng đoạn trước lớp. (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
+ Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng câu văn dài (như SGV trang 136):
-Tôi quên sao trong sáng ấy/ nảy .tôi/như ..tươi/ quang đãng.//
- Buổi mai hôm ấy,/ .gió lạnh / dắt tay yôi/ dài và hẹp//
- Giải nghĩa các từ: náo nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng.
- Đặt câu với từ: ngập ngừng, bỡ ngỡ
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm đọc trước lớp.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (8')
Đọc thầm đoạn 1:
H. Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
H.Tác giả đã so sánh những cảm giác của mình được nảy nở trong lòng với cái gì?
- Chuyển ý: Đọc và tìm hiểu đoạn 2:
 H Trong ngày tựu trường đầu tiên vì sao tác giả lại thấy mọi vật xung quanh có sự thay đổi lớn?
* Giáo viên chốt lại: Cậu học sinh bỡ ngỡ khi thấy mọi điều đều khác. Và ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em và với gia đình của mỗi em đều là ngày quan trọng. Vì vậy ai cũng hồi hộp, khó có thể quên kỉ niệm của ngày đến trường đầu tiên.
- Chuyển ý: Đọc và tìm hiểu tiếp đoạn 3
 - Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới?
- Giáo viên rút nội dung bài học – ghi bảng (như mục tiêu)
4. Luyện đọc lại (8')
- Gv chọn đọc 1 đoạn văn (đã viết trên bảng phụ) (đoạn 1) .
- Gv hướng dẫn HS đọc trôi chảy đoạn văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc, nhấn giọng ở những từ gợi cảm.
- GV yêu cầu mỗi em học thuộc 1 đoạn mình thích nhất.
- GV yêu cầu Hs cả lớp thi đua học thuộc lòng đoạn văn.
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
C. Củng cố - dặn dò (3')
- Tìm các câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài?
- Giáo dục HS biết yêu quí những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài: “Trận bóng dưới lòng đường”
Nhớ lại buổi đầu đi học của mình để kể trong tiết TLV.
2 HS đọc bài và TLCH :
-Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát, nêu ND tranh
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS chậm luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh .
- HS giải thích .
- HS năng lực tốt đặt câu với các từ đó.
- HS đọc trong nhóm 3.
- Ba nhóm tiếp nối tiếp.
Một Hs đọc lại toàn bài.
HS đọc đoạn 1
+Vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều 
- giống như mấy cánh hoa mĩm cười dưới bầu trời quang đãng
-HS đọc đoạn 2:
+Vì tác giả lần đầu đi học, cậu rất bỡ ngỡ nên thấy những cảnh quen thuộc hàng ngày như cũng thay đổi.
-HS đọc đoạn 3:
+ Đứng nép bên người thân đi nhẹ..như những cánh chim nhìn quãng trời rộng muốn bay 
-1 học sinh đọc lại ND.
- Theo dõi.
- HS đọc thầm.
- HS thi đọc theo đoạn .
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
**************************************************************
Thể dục- Tiết 12
ÔN ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ. HỌC ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI. TRÒ CHƠI "MÈO ĐUỔI CHUỘT"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. - Học động tác đi chuyển hướng phải, trái. 
- Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột". 
2. Kĩ năng: HS biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
3.Thái độ: Có ý thức luyện tập để nâng cao sức khoẻ.
II. Chuẩn bị : Sân bãi sạch sẽ, còi, dụng cụ đi chuyển hướng. 
IIII.Nội dung và phương pháp:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
Phần mở đầu (8’)
1. Nhận lớp (2’)
2. Khởi động (6’)
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100m -120m.
- Vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp.
- Xoay các khớp.
- Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
B. Phần cơ bản (22’)
1. Ôn (6’)
- Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng.
2. Học (10’) 
- Đi chuyển hướng phải, trái.
3. Trò chơi :
"Mèo đuổi chuột" (6’).
C. Phần kết thúc
- Kiểm tra đi chuyển hướng phải, trái. 
- Đi theo nhịp hát, vỗ tay và làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò và giao bài tập về nhà.
- Xuống lớp.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
m m m m m m
m m m m m m
‚GV
- GV hướng dẫn và điều khiển lớp.
- GV hướng dẫn, triển khai đội hình cho HS tập luyện.
- Tập đồng loạt do GV điều khiển.
- Chia tổ, nhóm do tổ trưởng điều khiển.
- HS thực hiện, GV quan sát, sửa sai động tác.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác.
- HS quan sát rồi bắt chước làm theo
- Tập theo hình thức nước chảy.
- GV quan sát, nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em.
- GV nêu tên trò chơi, vừa làm mẫu (cho 2 em thực hiện), vừa giải thích và đưa ra cách chơi và luật chơi sau đó cho HS chơi thử, tiến hành chơi chính thức.
- GV gọi 1-2 em lên thực hiện.
- GV cùng HS nhận xét và sửa sai động tác.
‚GV
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2020
TOÁN- Tiết 28
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lượt chia. Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
 Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, 3.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, giải toán về một trong các phần bằng nhau của một số.
	3. Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 A. Bài cũ (5') 
+ Đặt tính rồi thực hiện phép tính sau:
 46 : 2 = ? ; 88 : 4 = ? 
+ Tìm của 63 kg, 39 que tính ? 
- Nhận xét bài.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài (1’)
 2. Thực hành .(29’)
Bài 1/28 (12’): Đặt tính rồi tính.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
* Bài 1a. - GV yêu cầu Hs tự làm.
- Gv mời 2HS lên bảng làm, nêu rõ cách thực hiện phép tính.
Chốt kết quả đúng: 
+ Bài 1b) - Gv yêu cầu HS đọc phần bài mẫu.
- GV lưu ý: Lượt chia thứ nhất bằng 0 nên ta lấy cả hai chữ số của số bị chia chia cho số chia.
- Yêu cầu Hs tự làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Gv nhận xét.
54 6 48 6 35 5 27 3
54 9 48 8 35 7 27 9 
 0 0 0 0
Bài 2/28(7’): 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại bài.
 của 20cm là 5cm
 của 40km là 10km
 của 80kg là 20kg
Bài 3/28 (10’):
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi phân tích bài, nêu tóm tắt, suy nghĩ và giải bài toán.
 84trang
 ? trang 
- Làm bài, nêu kết quả, nhận xét - chữa sai.
- Gv chốt lại:
Bài giải
Số trang mà bạn My đã đọc là:
84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số: 42 trang
C. Củng cố - dặn dò (5')
- Trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
Yêu cầu trong thời gian ngắn nhất thực hiện đúng, chính xác các phép chia.
 48 : 2 ; 66 : 6 ; 54 : 6 
- GV chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn: Chuẩn bị bài: Phép chia hết và phép chia có dư.
- 2 Hs lên bảng, cả lớp làm vào bảng con
- 2 HS nêu miệng
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh tự giải vào vở. 2 HS lên bảng.
- HS cả lớp nhận xét, chữa sai.
- HS đọc bài mẫu, nêu lại cách chia.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa sai.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
 - HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi đề bài.
- Nêu tóm tắt, tự làm bài vào vở. Một HS lên bảng làm
- Nêu kết quả bài làm, nhận xét , chữa sai.
- 6 nhóm tham gia trò chơi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
***********************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU -Tiết 6 
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY
 I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ
 (bài 1). Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (bài 2).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm từ, sử dụng dấu phẩy
3. Thái độ: Giáo dục Hs bảo vệ môi trường: yêu trường lớp, biết bảo vệ, giữ vệ sinh trường lớp.
 II/ Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Vẽ sẵn các ô như hình bài 1/50.
 III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (5’)
+ Có mấy kiểu so sánh đó là kiểu nào?
+ Xác định các từ chỉ sự vật, từ so sánh, kiểu so sánh trong câu sau:
 Cây dừa cao hơn cây mít.
+ Thêm từ so sánh vào câu sau: Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
 - Gv nhận xét bài.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1’) 
2. Hướng dẫn giải ô chữ (19')
Bài 1/50: Giải ô chữ
- GVcho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV xoay bảng phụ, nhắc lại từng bước thực hiện.
+ Bước 1:Dựa theo lời gợi ý các em phải đoán đó là từ gì?
+Bước 2:Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi một chữ cái. 
+ Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột là từ nào.
- GV cho HS trao đổi theo cặp.
- Hướng dẫn trò chơi đố nhau: Chia lớp thành 2 nhóm, đại diện 1 nhóm hỏi, chỉ định bất cứ bạn ở nhóm kia trả lời. Nếu trả lời đúng thì có quyền hỏi lại. (Câu hỏi là gợi ý trong sgk/50) . 
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. 
 1.Lên lớp 2.Diễu hành 3.SGK 
 4. Thời khóa biểu 5.Cha mẹ 
 6. Ra chơi 7.Học giỏi 
 8. Lười học 9.Giảng bài 
 10. Thông minh 11. Cô giáo.
Dòng chữ in đậm là : Lễ khai giảng
+ Các từ trên thuộc chủ đề nào?
+ Để trường lơp[s thêm đẹp em cần phải làm gì?
=>Giáo dục HS bảo vệ môi trường: yêu trường lớp, biết bảo vệ, giữ vệ sinh trường lớp. 
3. Điền dấu.(11')
 Bài 2/50: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Ta thường đặt dấu phẩy ở vị trí nào trong câu?
- GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b)Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c)Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 đều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
C. Củng cố - dặn dò (4')
+ Các từ ngữ trong phần giải ô chữ thuộc chủ đề nào?
+ Khi nào thì ta đặt dấu phẩy trong câu?
- Nhận xét tiết học. Dặn: Tự chữa bài tập sai.
- 3 HS trả lời
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tham gia chơi giải ô chữ.
- HS nhận xét.
+ Chủ đề: Trường học.
- HS nêu việc làm phù hợp với bản thân mình.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Giữa các bộ phận cùng giữ một chức năng tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_ban.docx