Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

ND và MT HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu sách

- Mục tiêu: HS biết một số sách, truyện

2. Đọc sách

-Mục tiêu: Nắm được nội dung câu chuyện.

3.Củng cố- Dặn dò:

- Cách tiến hành:

+Giới thiệu một số sách, truyện

- Yêu cầu chọn truyện.

- Cách tiến hành:

+Đính câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận trả lời sau khi đọc.

+ GV yêu cầu HS đọc

+Theo dõi tốc độ đọc và trò chuyện với HS về sách của HS đang đọc

- Qua câu chuyện em thích nhất điều gì?

- Qua tiết học hôm nay các em học được những gì?

- Giới thiệu một số sách, truyện đọc ở tiết sau.

- VN kế lại truyện vừa đọc cho người thân nghe.

- Ghi vào sổ nhật ký đọc.

- Theo dõi

- HS chọn sách, truyện

- Nêu tên sách, truyện của mình chọn.

- Đọc câu hỏi, nêu những gì cần chú ý khi đọc ở các câu hỏi:

+ Truyện có tên là gì? Của tác giả nào?

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

- Đọc sách, truyện.

-Cá nhân cùng tham gia và trao đổi với GV và bạn

- Một số HS nêu

-HS nêu

- Nhận xét

 

docx 44 trang ducthuan 03/08/2022 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
Tập đọc –Kể chuyện
TIẾT 13 + 14: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục tiêu:
1- Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩ: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo dục HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
2- Kể chuyện: Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
- HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
* Kĩ năng sống: Giao tiếp: ứng xử. Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
** GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh, bảng phụ chép đoạn 1,4. HS: Sách, vở, chì.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút
35 phút
12 phút
8 phút
16 phút
4 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc.
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ
 ngơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Hiểu được nội dung: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
HĐ 3: Luyện đọc lại bài: 
HĐ 4: Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV kiểm tra sĩ số của lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Ông ngoại 
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ? 
+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét tuyên dương.
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới:
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 
+ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD đọc từng câu.
- Theo dõi phát hiện từ phát âm sai để sửa cho học sinh.
* Đọc đoạn
+ YC HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, ...
- GV theo dõi và HD cách ngắt giọng đúng.
* Đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Y/ cầu 1 HS đọc toàn bài.
- YC HS ĐT đoạn 1 và 2.
- GV cho HS đọc toàn bài.
- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?
* GV GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
- YC HS đọc đoạn còn lại.
- Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp ?
- Ai là “Người lính dũng cảm” trong truyện này? Vì sao ?
- Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?
- Câu chuyện muốn nói điều gì ?	
- Cho HS luyện đọc theo nhóm. 
- Yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai: người dẫn truyện, chú lính, viên tướng, thầy giáo.
- Thi đọc theo nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc bài tốt.
- GV treo tranh cho HS xác định nhân vật.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm
- GV mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn.
- Gọi 1, 2 em xung phong kể cả câu chuyện 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chia lớp thành 2 N
N 1: Kể đoạn 1 và đoạn 2.
N 2: Kể đoạn 3 và đoạn 4.
- Mời các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bình chọn.
+ Nếu HS lúng túng, GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS.
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ?
 - GV nhận xét chung.
- Về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
- HS hát một bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nghe GV đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối đoạn
- HS đọc chú giải
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Đọc theo nhóm
- 2 nhóm thi đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm và TL câu hỏi
- Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
- HS nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Những việc cần tránh gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
- HS ĐT và trả lời câu hỏi.
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm. Vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
- HS ngồi đọc theo nhóm.
- Từng nhóm đọc theo vai đã phân công trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp từng nhóm.
- Kể trong nhóm 4.
- 4 HS kể theo 4 tranh ( lớp nhận xét)
- HS xung phong kể cả câu chuyện: chỉ huy (áo xanh sẫm); chú lính (áo xanh nhạt) ...
- HS phân vai, kể chuyện trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
- Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi
- HS nghe.
IV: Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
Toán
TIẾT 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I. Mục tiêu:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ). 
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân. 
- HS cẩn thận, chính xác khi làm tính, giải toán. 
II. Chuẩn bị: GV: Sách giáo khoa. HS: Sách, vở, bảng, 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
TG
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút
32phút
3 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu phép nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. 
- HS nắm được cách nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số có nhớ.
HĐ 2: Thực hành.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ), tìm số bị chia và giải toán. 
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
- Ví dụ 1: 26 x 3= ?
- Gọi 1 HS lên đặt tính rồi tính; lớp làm ra bảng con. 
(HS nêu cách tính)
- Vậy 26 x 3 = 78
- Ví dụ 2: 54 x 6 = ? 
(Tương tự ví dụ 1)
- Vậy 54 x 6 = 324
- Khi thực hiện ta thực hiện từ đâu sang đâu ? Nhận xét 2 ví dụ trên? 
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tính và điền kết quả.
(HS chậm hoàn thành bài vào cuối tiết)
- GV và HS chữa bài.	
Bài 2: Gọi HS đọc, phân tích đề.
- 1 HS lên tóm tắt, nêu hướng giải và giải; lớp giải vào vở.
1 tấm : 35 mét vải
2 tấm : mét vải?
- GV thu 1 số bài nhận xét. 
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- GV và HS nhận xét, sửa bài.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài giờ sau
- Cả lớp hát
- HS lên bảng đọc giờ
- HS khác quan sát nhận xét
- 1 HS đọc.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái. (Là phép nhân có nhớ)
- Ta thực hiện từ phải sang trái.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào SGK. 
6 HS nối tiếp nhau lên bảng làm cột 1, 2, 4. 
- HS nhận xét - sửa bài.
- Kết quả là: 94; 75; 96; 72; 168; 144; 410; 297
- 2 HS đọc đề.
- 2 HS phân tích đề trước lớp.
- 1 HS làm bảng phụ - cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số mét vải của 2 tấm là:
35 x 2 = 70 ( m)
 Đáp số : 70m.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở - 2 em lên bảng.
- HS nhận xét - sửa bài.
x : 6 = 12
x = 12 x 6
x = 72
x : 4 = 23
x = 23 x 4
x = 92
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tin học
GV chuyên dạy
Đọc sách Thư viện
ĐỌC TRUYỆN TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận diện ra chính đặc điểm ở lứa tuổi của mình qua những tính cách nhân vật trong sách.
2. Kỹ năng: Giúp HS biết trong sách có những người bạn cũng có những đặc điểm giống mình.
3. Thái độ: Giúp HS biết cách khắc phục những đặc điểm chưa tốt và phát huy những đặc điểm tốt nên có.
II.Chuẩn bị: Thư viện trường. Một số sách, truyện
III. Các hoạt động dạy học
TG
ND và MT
HĐ của GV
HĐ của HS
5’
30’
5’
1. Giới thiệu sách
- Mục tiêu: HS biết một số sách, truyện 
2. Đọc sách
-Mục tiêu: Nắm được nội dung câu chuyện.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Cách tiến hành:
+Giới thiệu một số sách, truyện 
- Yêu cầu chọn truyện.
- Cách tiến hành:
+Đính câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận trả lời sau khi đọc.
+ GV yêu cầu HS đọc
+Theo dõi tốc độ đọc và trò chuyện với HS về sách của HS đang đọc
- Qua câu chuyện em thích nhất điều gì?
- Qua tiết học hôm nay các em học được những gì?
- Giới thiệu một số sách, truyện đọc ở tiết sau.
- VN kế lại truyện vừa đọc cho người thân nghe.
- Ghi vào sổ nhật ký đọc.
- Theo dõi
- HS chọn sách, truyện
- Nêu tên sách, truyện của mình chọn.
- Đọc câu hỏi, nêu những gì cần chú ý khi đọc ở các câu hỏi:
+ Truyện có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Trong truyện có những nhân vật nào? 
- Đọc sách, truyện.
-Cá nhân cùng tham gia và trao đổi với GV và bạn
- Một số HS nêu
-HS nêu
- Nhận xét 
IV. Rút kinh nghiệm:
 .
Hướng dẫn học 
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học giúp học sinh: Hoàn thành bài tập trong ngày
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.
- Biết giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. - HS: Vở cùng em học Toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
36phút
3 phút
A. Ổn định 
B. KTBC 
C. Bài mới:
a.Hoàn thành bài tập trong ngày
b. Củng cố KT
Bài 1: 
- HS đặt tính và tính được các phép tính nhân.
Bài 2: 
- HS tính được số bị chia.
Bài 3:
- HS tính được số HS 6 lớp.
Bài 4:
- HS tìm được số cần tìm.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị sách - vở .
- Không kiểm tra.
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới 
- Cho HS hoàn thành bài tập trong ngày
- GV quan sát giúp đỡ
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét bài làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét tuyên dương HS .
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau. 
- HS chuẩn bị.
- HS nghe - ghi vở.
-HS tự hoàn thành bài tập trong ngày sau đó chữa bài
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- 4 HS làm bảng trên lớp.
- Dưới lớp làm bảng con
- HS giơ bảng và nhận xét.
- Kết quả là: 336; 156; 410; 162.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS nêu cách tìm số bị chia: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- 2 HS làm bảng.
- Cả lớp làm vở.
x : 5 = 35
x = 35 x 5
x = 175 
x : 4 = 49
x = 49 x 4
x = 196
 x : 6 = 47
 x = 47 x 6
 x = 282
- Học sinh đọc đề bài.
- HS nêu tóm tắt và nêu cách làm bài.
- HS làm vào vở.
- 1 HS làm bảng. 
Bài giải
Số học sinh 6 lớp như thế có là:
45 x 6 = 270 (HS)
 Đáp số: 270 học sinh.
- Học sinh đọc đề
- HS thảo luận và nêu cách làm.
- HS làm vở,1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Tích của 2 chữ số là 30, mà trong đó có một chữ số 6.
Ta có: 30 = 6 x 5 
Vậy số cần tìm là 65 và 56.
- HS nghe
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020	 
Chính tả: ( Nghe - viết)
TIẾT 9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng 2a. Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). 
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi bài tập 2/a, 3. HS: Vở chính tả, bảng, phấn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút.
32 phút
3 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ 1:HD viết chính tả
- Nghe và viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
HĐ 2: HD làm BT
- HS làm đúng các bài tập chính tả: điền n hay l; chép những chữ và tên chữ còn thiếu
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Viết các từ sau: gió xoáy, hàng rào, giáo dục.
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
- GV đọc đoạn văn. Gọi 1 HS đọc.
+ Đoạn văn này kể chuyện gì ?
- Yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ ntn được viết hoa? 
+ Lời của nhân vật được viết như thế nào ? 
- Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó. GV ghi- nhấn mạnh cách viết.
- GV đọc từ khó.
- HD viết vở – nhắc nhở tư thế ngồi.
- GV đọc chính tả.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV thu 5 bài nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu đọc đề.
- Hướng dẫn làm vào vở; 1 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề.
- GV treo bảng phụ. Yêu cầu 9 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS luyện đọc thuộc 9 chữ và tên chữ. )
- GV cho cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát
- HS lên bảng viết.
- HS khác quan sát nhận xét
- 1 HS đọc đoạn văn – Lớp đọc thầm theo.
- Lớp học tan. Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn sửa hàng rào theo chú. 
- 6 câu.
- Các chữ đầu câu và tên riêng.
- sau hai chấm, xuống dòng và gạch đầu dòng.
- HS tìm và nêu từ khó.
- Học sinh vết bảng con. 
- HS lắng nghe viết bài vào vở
- HS tự soát bài, đổi chéo bài soát, sửa sai.
- HS nêu số lỗi.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 1HS lên bảng.
 a) n hay l
 - Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng.
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS lên bảng tiếp sức chữa. 
Stt
Chữ
Tên chữ
1
n
en – nờ
2
ng
en – nờ - giê / en giê
3
ngh
en – nờ giê hát
4
nh
en – nờ hát
5
o
O
6
ô
Ô
7
ơ
Ơ
8
p
pê
9
ph
pê hát
- HS đọc.
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Toán
TIẾT 22: LUYỆ N TẬP
I. Mục tiêu
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ), biết xem giờ trên đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- HS cẩn thận, chính xác khi làm tính, giải toán. 
II. Chuẩn bị: GV: Mô hình đồng hồ. Bảng phụ chép bài 5. HS: Sách, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút.
32 phút
3 phút
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Luyện tập về phép nhân và giải toán có một phép nhân. 
- Củng cố kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ)
Trò chơi: “Nối nhanh, nối đúng 
- Củng cố về các phép nhân đã học.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Bài tập: Đặt tính rồi tính 
37 x 2 24 x 3 
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS dùng chì điền kết quả.
- GV gọi HS nhận xét sửa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Khi đặt tính cần chú ý điều gì ? 
( Nhận xét, chữa bài)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1chữ số.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu đề. 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở.
- GV thu vở, nhận xét, sửa bài 
Tóm tắt
 1 ngày : 24 giờ 
 6 ngày : giờ?
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV lần lượt đọc giờ, yêu cầu HS thi quay đồng hồ nhanh và đúng.
- GV nhận xét – sửa sai. 
Bài 5 : Yêu cầu HS đọc đề. 
- GV nêu luật chơi.
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 2.
- GV chia lớp thành hai đội. GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét
- 2 HS đọc đề – nêu yêu cầu.
- HS làm bài bảng con – 5HS còn chậm nối tiếp nhau lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét- sửa bài
- K/quả: 98; 108; 342; 90; 192.
- 1 HS đọc.
- HS nêu.
- HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài a), b); 
- Nhận xét, đổi chéo sửa bài.
- Kết quả: a) 76; 162.
b) 212; 225. c) 252; 128
- 2 HS đọc, tìm hiểu đề.
- HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS lên bảng. 
- HS đổi chéo kiểm tra, sửa bài vào vở. 
Bài giải
Số giờ của 6 ngày là:
24 x 6 = 144 ( giờ )
 Đáp số : 144 giờ
- 1 HS đọc.
- Theo dõi.
- Thảo luận nhóm 2.
- Lớp chia 2 đội, mỗi đội cử 5 HS tham gia quay kim đồng hồ.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thi nối kết quả cử đại diện tham gia chơi trò chơi.
- HS khác theo dõi, cổ vũ và nhận xét.
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Thể dục
GV chuyên dạy
Đạo đức
TIẾT 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I. Mục tiêu:
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy, ích lợi của việc tự làm. Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
- HS biết tự làm lấy việc của mình trong h/tập, l/động, s/hoạt ở trường, ở nhà.
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện các công việc của mình.
* Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán đánh giá những thái độ, ...).
- KN ra q/định phù hợp trong các t/huống t/hiện ý thức tự làm việc của mình.
- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II. Chuẩn bị: 
- GV : Tranh minh hoạ tình huống 1, phiếu ghi câu hỏi thảo luận. HS: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút.
32 phút
3 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ 1: Xử lí tình huống.
- HS biết được biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình
HĐ 2: Thảo luận nhóm .
- HS hiểu được ntn là tự làm lấy việc của mình và tại sao làm lấy việc của mình.
HĐ 3: Xử lý tình huống.
- HS có kĩ năng g/ quyết tình huống l/quan đến tự làm lấy việc của mình.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Em đã hứa với ai điều gì chưa ? Em có thực hiện được điều đã hứa không ?
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
+ Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? 
+ Đại tự làm bài sẽ đem lại ích lợi gì?
 Kết luận:... mỗi người cần phải tự làm công việc của mình.
- GV phát phiếu, điền vào phiếu các từ: “tiến bộ, bản thân, ...” vào chỗ trống...
a, Tự làm lấy việc của mình là .làm lấy công viêc của .mà không .vào người khác
b, Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau ..và không người khác.
Kết luận: SGK
- GV treo bảng phụ ghi tình huống
- YCHS trình bày trước lớp .
Kết luận Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình? Làm như vậy có lợi gì?
- Về sưu tầm những mẫuchuyện tấm gương về việc tự làm lấy những công việc của mình.
- Cả lớp hát
- HS trả lời
- HS khác nghe nhận xét
- HS thảo luận nhóm hai tìm cách giải quyết.
- 1 số nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét
- Em sẽ không chép. Vì như vậy mình bị dốt đi.
- mới hiểu bài và học tốt.
- Nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận theo nhóm bàn; chọn từ điền. Sau đó báo cáo kết quả.
- Thứ tự từ cần điền: cố gắng, bản thân, dựa dẫm, tiến bộ, làm phiền.
- Các nhóm trình bày ý kiến– Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi tình huống ở vở bài tập. Xử lí, ghi ra nháp.
- 1 số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS nghe
Tiếng Anh
GV chuyên dạy
Âm nhạc*
GV chuyên dạy
Hướng dẫn học 
TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
Sau bài học giúp học sinh: Hoàn thành bài tập trong ngày
- HS đọc hiểu bài: Tiếng hát buổi sớm mai.
- HS làm tốt bài tập chính tả: điền l/n.
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Vở cùng em học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
36phút
3 phút
A. Ổn định 
B. KTBC 
C. Bài mới:
a.Hoàn thành bài tập trong ngày
b. Củng cố KT
Bài 1: Đọc bài văn “Tiếng hát buổi sớm mai" và trả lời câu hỏi.
- HS đọc lưu loát bài văn và trả lời được những câu hỏi của bài.
Bài 2: Chính tả.
- HS điền đúng l/n vào chỗ chấm để hoàn chỉnh từ.
Bài 3:
- HS điền đúng l/n vào chỗ chấm hoàn thành bài thơ.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị sách - vở .
- Không kiểm tra.
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới 
- Cho HS tự hoàn thành bài tập trong ngày
- GV quan sát giúp đỡ
- GV mời HS đọc nối tiếp toàn bài : “Tiếng hát buổi sớm mai". 
- GV cho HS trả lời câu hỏi bằng miệng.
- GV cùng HS chữa bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- GV n/ xét tuyên dương học sinh làm tốt. 
- Về chuẩn bị bài sau. 
- HS chuẩn bị.
- HS nghe - ghi vở.
-HS tự hoàn thành bài tập trong ngày sau đó chữa bài
- HS nhận xét
- HS nối tiếp đọc bài tập đọc: “Hoa tặng mẹ":
- HS làm bài vào vở và nêu miệng:
Câu 1: a. Bạn có thích bài hát của tôi không?
Câu 2: c. Chính tôi hát đấy chứ.
Câu 3: c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
Câu 4: b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau hơn.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài.
- HS chữa bài: 
a) Các từ điền được là:
+ no, làm. + nâu, nào
+ lòng, luôn 
- HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm đôi 
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc to trước lớp.
- HS khác nghe và sửa chữa phụ âm l/n.
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.
 - HS nghe
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: ĐẤT – BIỂN – TRỜI
I. Mục đích , yêu cầu :
- Hướng dẫn HS tham gia một trò chơi tập thể.
- Trò chơi giúp HS củng cố, mở rộng vốn kiến thức, rèn luyện phản xạ nhanh, nhạy.
II. Công việc chuẩn bị : Tranh ảnh về thiên nhiên, đất nước. Bảng phụ
III. Các hoạt động động dạy học:
T/g
 ND và MT
 HĐ của GV
 HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1’
32’
1 . GV nêu y/c
2 . Tiến hành chơi
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Các đội đứng ở vị trí được vạch sẵn.
- HS theo dõi
MT: thông qua trò chơi để HS có phản xạ nhanh nhẹn và phát huy vốn hiểu biết.
+ Khi quản trò giơ biển nêu chủ đề, Ví dụ: Cây ăn quả trên mặt đất. Các đội có 3 phút thảo luận, nêu tên các loại cây ăn quả.
+ Khi quản trò phát lệnh: “viết” (hoặc thổi còi báo hiệu), thì người chơi đầu tiên của các đội chạy lên bàn của đội mình, viết tên một loại cây. Viết xong, người chơi thứ nhất chạy về đội, bắt tay “tiếp sức” cho người chơi thứ hai để người này tiếp tục chạy lên viết tiếp tên một loại cây khác. Cứ như vậy, vòng chơi tiếp nối các thành viên còn lại của đội
- HS chơi trò chơi
+ Quản trò thổi còi báo hiệu hết giờ
- Cả lớp cùng tham gia chấm kết quả trên bảng của các đội theo luật chơi như sau:
+ Từ không viết đúng.
+ Chữ viết sai lỗi chính tả, bị loại.
+ Bạn đang viết, nhắc bạn, bị loại.
+ Giám sát của quản trò ghi kết quả lên bảng
+ Trò chơi tiếp tục, ví dụ:
Những sự vật nhìn thấy ở trên trời
Các loài cá sống ở biển
Các loại rau trồng trên mặt đất...
4’
3 . Nhận xét, đánh giá
- Giám sát viên đọc kết quả tổng số bàn thắng của các đội chơi đã được ghi trên bảng.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Tuyên bố kết thúc trò chơi.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
Luyện từ và câu
TIẾT 5: SO SÁNH
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1). Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài 2.
- Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. (BT3, BT4).
- GD HS biết sử dụng h/ ảnh so sánh để vận dụng vào các bài tập làm văn.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ chép bài tập 1, 4. HS: Sách, vở.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút.
32 phút
3 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Bài 1:
- HS tìm được các hình ảnh so sánh trong bài.
Bài 2:
- HS ghi lại được các từ so sánh.
Bài 3:
- HS tìm được sự vật được so sánh vơi nhau.
Bài 4:
- GV cho HS chơi Trò chơi thi tìm từ.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Cho HS Làm lại BT 1+2 
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
- GV treo bảng phụ.
- GV và HS nhận xét, sửa bài.
- GV giúp HS phân biệt 2 loại so sánh “ hơn –kém; ngang bằng”
- Gọi 1 em đọc đề.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Treo bảng phụ. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV cùng lớp sửa bài trên bảng.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- GV hỏi thêm:
- Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 khác gì với các hình ảnh trong BT1 ?
- Yêu cầu HS đọc đề.
- GV nêu cách chơi. Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm và ghi từ so sánh vào 2 hình ảnh so sánh ở bài 3. - Nhận xét, bình chọn.
- Nhận xét tiết học – biểu dương HS học tốt.
- Cả lớp hát
- HS lên bảng làm.
- HS khác quan sát nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm VBT, 3 HS gạch chân các hình ảnh so sánh.
a)Cháu khoẻ hơn ông nhiều !
(hơn kém)
Ông là buổi trời chiều (ngang bằng)
Cháu là ngày rạng sáng . 
 (ngang bằng)
b) Trăng khuya sáng hơn đèn 
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (ngang bằng)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những khổ thơ trên bài 1.
- Đó là các từ in đậm trong bài tập 1. 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự đọc và làm vào vở, 1 HS làm bảng.
- HS sửa bài.
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
- Không có từ so sánh, chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận và t/ gia cuộc chơi.
VD: Quả dừa (như, là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể...) đàn lợn con nằm trên cao
- Tàu dừa tựa như chiếc lược chải vào mây xanh.
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Toán
TIẾT 23: BẢNG CHIA 6
I. Mục tiêu
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng gắn, các tấm bìa có 6 chấm tròn. HS: SGK, vở.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
T. gian
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 phút
4 phút.
32 phút
3 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ 1: Lập bảng chia 6.
- HS lập được bảng chia 6 từ bảng nhân 6.
HĐ 2: Luyện tập, thực hành.
- HS thực hành chia trong phạm vi 6 về giải toán có lời văn về chia thành 6 phần bằng nhau và chia theo nhóm 6. 
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Điền Đ, S vào phép tính: 49 x 2 = 98 27 x 5 =125 
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
- GV và HS lấy 1 tấm bìa.
+ 6 lấy 1 lần được mấy? 
+ Viết phép tính tương ứng 
- GV chỉ vào tấm bìa hỏi: “Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Cho HS viết phép tính tương ứng?
Làm tương tự 6 x 2 = 12 và 12: 6 = 2; 6 x 3 = 18 và 18 : 6 = 3
- GV chia lớp làm 2 dãy, y/c lập các phép chia còn lại, sau đó nêu kết quả.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề.
- GV nhận xét sửa sai.
+ 10 phép tính đầu là kiến thức nào trong bài mới?
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS đọc phép tính, mời bạn nêu kết quả.
- Nhận xét về mqh giữa phép nhân và phép chia	
Bài 3: Gọi HS đọc, phân tích đề.
- 1 HS lên tóm tắt, nêu hướng giải và giải; lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề – tìm hiểu đề.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải vào vở.
- Thu bài – Nhận xét – sửa sai.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà HTL bảng chia 6.
- Cả lớp hát
- HS lên bảng làm.
- HS khác quan sát nhận xét
- 6 lấy 1 lần bằng 6; + 6 x 1 = 6
- Có 1 nhóm.
- 6 : 6 = 1
- 6 nhân 1 bằng 6. 6 chia 6 bằng 1.
- Dựa vào 3 phép nhân 6 để lập.
24 : 6 = 4 30 : 6 = 5 36 : 6 = 6 
- Học sinh đọc theo dãy, bàn.
- HS xung phong học thuộc bảng chia 6. Cả lớp nhận xét 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Học sinh chơi trò chơi truyền điện.
- là bảng chia 6.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện. Lớp nhận xét kết quả của bạn.
- Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia
- 2 HS đọc đề –tìm hiểu đề.
- HS giải vào vở -1 HS lên bảng. Bài giải
Độ dài của mỗi đoạn là
48 : 6 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm.
- HS đọc đề – tìm hiểu đề.
- Cả lớp giải vào vở -1 học sinh lên bảng.
Bài giải
Số đoạn dây có là:
 48 : 6 = 8 (đoạn)
 Đáp số: 8 đoạn.
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
TIẾT 10: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và các câu nói chung. Trả lời được các câu hỏi SGK.
- Học tập cách tổ chức 1 cuộc họp. Biết nói- viết phải đủ câu để người đọc, người nghe dễ hiểu.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ chép câu 3; Bảng nhóm. HS: SGK, vở, chì.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
TG
ND - MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1phút
4phút
32phút
3 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc.
- HS luyện đọc tốt từ, câu và đoạn văn.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
- HS hiểu ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.
HĐ 3: Luyện đọc lại
- HS đọc diễn cảm.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS hát một bài .
- Cho HS đọc Bài “Người lính dũng cảm”.
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới 
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu. Gọi 1 HS đọc.
- Đọc câu ( GV kết hợp sửa phát âm) 
- Đọc đoạn trước lớp. GV chia đoạn; giúp HS hiểu từ “dõng dạc, rộ lên, ẩu”.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc giao lưu giữa các nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ1
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
- 1 HS đọc tiếp đến hết.
+ Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng ?
- Gọi HS đọc câu hỏi 3.
- GV yêu cầu thảo luận 
a) Nêu mục đích cuộc họp
b) Nêu tình hình của lớp.
c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó. 
d) Cách giải quyết:
e)Giao việc cho mọi người
- GV chốt lại “ Đây chính là diễn biến 1 cuộc họp.”
- GV hướng dẫn cách đọc. 
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS đọc lại bài theo hình thức phân vai: 
- Mời 2 nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Nhận xét - Tuyên dương.
- Nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát
- HS lên bảng đọc.
- HS khác nghe nhận xét.
- HS theo dõi. 1 HS đọc bài - chú giải.
- HS đọc nối tiếp từng câu. HS phát âm từ khó.
- HS nêu cách đọc, đọc mẫu.
- HS nối tiếp đọc đoạn. Kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc( Nhận xét, bình chọn)
- HS theo dõi.
- Lớp đọc thầm tìm hiểu.
- giúp đỡ Hoàng, vì bạn không biết chấm câu nên đã viết những câu văn rất kỳ quặc
- Giao cho Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng chấm câu.
- Chia lớp làm 5 nhóm 
Diễn biến của cuộc họp:
- tìm cách giúp đỡ Hoàng.
- Hoàng không biết chấm câu. 
- Do k để ý đến dấu câu, mỏi tay chỗ nào...
- Mỗi khi Hoàng định chấm câu, phải đọc lại câu văn 
- Anh Dấu Chấm .
- HS theo dõi.
- Theo dõi SGK.
- HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm.
- 2 nhóm xung phong thi đọc – lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
Tập viết
TIẾT 5: ÔN CHỮ HOA: C (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng), viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx