Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Đọc đúng các từ dễ lẫn do phương ngữ: khẩn khoản, sưởi ấm, lã chã, lạnh lẽo, . Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- HSNK: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK)
2. Kể chuyện
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK Tiếng Việt 3 - Tập I
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn luyện đọc: Thần Chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 SÁNG Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Ngày soạn: 26/9/2020 Ngày giảng: 28/9/2020 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Giúp học sinh biết làm các phép tính về cộng, trừ các số có 3 chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học. - Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị) - Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 - HSNK: làm được toàn bộ bài tập - THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng diễn đạt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Đồ dùng dạy - học Toán 3 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - HS lên bảng thực hiện quay kim đồng hồ chỉ: 3 giờ kém 15 phút, 9 giờ rưỡi, 10 giờ 25 phút. - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học 2. Luyện tập: Bài 1. Đặt tính rồi tính - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1. - HS nêu lại yêu cầu khi đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi 3 học sinh lên tính mỗi em một cột. - Nhận xét đánh giá a) 415 + 415 = 830 356 – 156 = 200 b) 234 + 432 = 666 652 – 126 = 526 c) 162 + 370 = 532 728 – 245 = 483 Bài 2. Tìm x - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? - Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào? - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lại. a. X x 4 = 32 b. X : 8 = 4 X = 32 : 4 X = 4 x 8 X = 8 X = 32 Bài 3 Tính - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Y/c HS nêu cách tính và tính. - Gọi HS lên bảng tính. - Nhận xét, đánh giá a. 5 x 9+27 = 45+ 27 b. 80:2 – 13= 40-13 = 72 = 27 Bài 4 - Gọi học sinh đọc đề bài - HD HS phân tích đề bài - Y/c HS tự làm bài. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Nhận xét, đánh giá Bài giải Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là 160 – 125 = 35 (lít ) Đáp số: 35 lít Bài 5: Vẽ hình theo mẫu - Y/c HS quan sát mẫu, tự vẽ hình vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. 3. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức bài học - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau. - Lên bảng thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe - Đọc đề bài . - Nêu - 3HS lên bảng tính, lớp làm vào vở. - Nhận xét, bổ sung. - Đọc bài 2 - Bài tập yêu cầu tìm thừa số chưa biết. - Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết - Ta lấy thương nhân với số chia. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Nhận xét - Đọc yêu cầu bài. - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính: Thực hiện phép tính nhân, chia trước, cộng trừ sau. - 2HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét - Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm - Phân tích đề bài - Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét - Quan sát - Thực hiện yêu cầu - Lắng nghe, ghi nhớ Tiết 3+4: Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI MẸ I. MỤC TIÊU 1. Tập đọc - Đọc đúng các từ dễ lẫn do phương ngữ: khẩn khoản, sưởi ấm, lã chã, lạnh lẽo, ... Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - HSNK: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK) 2. Kể chuyện - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - SGK Tiếng Việt 3 - Tập I - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn luyện đọc: Thần Chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.// III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - HS đọc thuộc lòng bài “Quạt cho bà ngủ” và trả lời câu hỏi: + Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào? B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : Người mẹ 2. Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài . - Y/c HS đọc nối tiếp từng câu và theo dõi để sửa chữa cho những em phát âm sai. - Y/c HS đọc từng đoạn trước lớp - Y/c HS luyện đọc đoạn trong nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - Cho HS đọc đồng thanh đoạn 3 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc thầm đoạn 1 rồi kể vắn tắt câu chuyện xảy ra? - Y/c HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: + Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? -Y/c HS đọc tiếp đoạn 3, trả lời câu hỏi: + Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? - HS đọc đoạn 4: + Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ? + Vì sao Thần Chết lại ngạc nhiên khi nhìn thấy người mẹ? + Người mẹ trả lời như thế nào ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện . - Kết luận nội dung bài: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 4. Luyện đọc lại : - GV đọc lại đoạn 4. - Yêu cầu học sinh luyện đọc phân vai đoạn 4 theo nhóm 3. - Tổ chức thi đọc theo vai - Nhận xét, đánh giá KỂ CHUYỆN 5. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện. - Câu chuyện có những nhân vật nào? - Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai (Cứ mỗi lượt kể là 6 em đóng các vai). 6. HS kể chuyện - Y/c HS tập kể trong nhóm - Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng - Tổ chức cho HS thi kể chuyện - Nhận xét, đánh giá 7. Củng cố dặn dò - Gọi HS nhắc lại nội dung bài - Em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Đọc, trả lời câu hỏi - Nghe - Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu - Đọc nối tiếp từng câu kết hợp đọc từ khó và câu văn dài - Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ mới. - Luyện đọc - Thi đọc đoạn đoạn 3 - Đọc đồng thanh - Thực hiện yêu cầu - Thực hiện yêu cầu - Người mẹ đã làm theo yêu cầu của bụi gai: Người mẹ đã ôm ghì bụi gai vào lòng và sưởi ấm cho nó, mặc cho gai đâm thủng da thịt, máu nhỏ xuống từng giọt. Bụi gai đâm chồi nảy lộc giữa mùa đông buốt giá. - Thực hiện yêu cầu - Người mẹ đã làm theo yêu cầu của hồ nước: cho hồ nước đôi mắt của mình “ Khóc đến khi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc. Và bà đã được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết”. - Đọc - Thấy người mẹ đến, Thần Chết ngạc nhiên hỏi: Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây? - HS thảo luận, phát biểu - Vì tôi là mẹ và yêu cầu Thần Chết phải trả lại con cho bà. - Đọc thầm toàn bài - Phát biểu - Lắng nghe, nhắc lại - Lắng nghe, phát hiện giọng đọc - Luyện đọc trong nhóm - Thi đọc theo vai - Bình chọn nhóm đọc hay - Đọc yêu cầu - Các nhân vật: Thần Đêm Tối, Thần Chết, người mẹ, bụi gai, hồ nước và người dẫn chuyện. - Lắng nghe - Tập kể trong nhóm - Thi kể chuyện - Bình chọn nhóm kể hay nhất - Nhắc lại nội dung bài - Phát biểu liên hệ - Lắng nghe - Nghe, ghi nhớ CHIỀU Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM) Tiết 6. TN và XH HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU - Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. - HSNK: Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần lớn, vòng tuần hoàn nhỏ. - THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và diễn đạt câu cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Tranh vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì? - Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? Chỉ vị trí của tim trên cơ thể mình. - Nhận xét, đánh giá B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học. 2. Hoạt động 1: Thực hành. - Hướng dẫn HS áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm nhịp tim đập trong một phút. - Đặt ngón tay trỏ và ngón tay phải lên cổ tay trái của mình đếm số nhịp đập trong một phút ? - Gọi học sinh lên làm mẫu cho cả lớp quan sát - Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi. - Các em đã nghe thấy gì khi áp tay vào ngực bạn - Khi đặt ngón tay lên cổ tay mình em thấy gì? - Kết luận 3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 trang 17 sách giáo khoa thảo luận - Chỉ trên hình vẽ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch? Nêu chức năng của từng loại mạch máu? - Chỉ và nói đường đi của mạch máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? - Chỉ đường đi của mạch máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì? - Gọi học sinh lên trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào sơ đồ. - Kết luận nội dung bài học (SGK) 4. Hoạt động 3 Trò chơi ghép chữ vào hình: - Hướng dẫn học sinh cách chơi: Cầm phiếu rời dựa vào sơ đồ hai vòng tuần hoàn ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn, thi đua ghép chữ vào hình - Theo dõi phân định nhóm thắng cuộc. - Quan sát sản phẩm và đánh giá . 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Cơ quan tuần hoàn vận chuyển máu đi khắp cơ thể. - Cơ quan tuần hoàn gồm: Tim và các mạch máu. - Nhận xét - Lắng nghe - Thực hành - Thực hành - Lên bảng thực hiện mẫu - Quan sát - Thực hiện yêu cầu + Khi áp tai vào ngực bạn ta nghe tim đập + Khi đặt ngón tay lên cổ tay ta thấy mạch máu đập . - Từng nhóm quan sát tranh và thực hành theo yêu cầu. - Trình bày - Nghe, nhận xét - Nghe, nhắc lại. - Nghe - Lớp tiến hành chơi trò chơi. - Lớp theo dõi nhận xét và phân định nhóm thắng cuộc . - Nghe, ghi nhớ Tiết 7. Đạo đức GIỮ LỜI HỨA (tiết 2) I. MỤC TIÊU - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người - Quý trọng những người biết giữ lời hứa. - HSNK: + Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa. - THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Vở Bài tập Đạo đức 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Vì sao phải biết giữ lời hứa? Hãy kể một số tấm gương giữ lời hứa tốt mà em biết. - Nhận xét, kết luận B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hoạt động 1: Những hành vi biết giữ lời hứa và không biết giữ lời hứa. - Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi và làm BT 4 ở VBT. - Yêu cầu 1 số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Kết luận: Các việc làm ở mục a, d là giữ lời hứa còn b và c là không giữ lời hứa . 3. Hoạt động 2: Đóng vai - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5 (VBT) - Chia lớp thành các nhóm thảo luận, đóng vai xử lí 1trong 2 tình huống trong VBT. - Kết luận: Cần xin lỗi bạn, giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái. 4. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Lần lượt nêu từng ý kiến ở BT6 yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ của mình? Giải thích lí do? - Kết luận: Đồng tình với các ý kiến b,d ,đ và không đồng tình với ý kiến a, c, e . *Kết luận chung: - Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói. - Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. 5. Củng cố, dăn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS biết áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. - Trả lời, lớp nhận xét. - Nghe - Nghe - Thảo luận theo yêu cầu GV - Trình bày kết quả, giải thích. - Nhận xét, bổ sung. - Đọc - Lớp thảo luận, đóng vai . - Trình bày - Nhận xét, bổ sung. - Nghe - Bày tỏ thái độ của mình về từng ý kiến theo ba cách khác nhau: đồng tình, không đồng tình, lưỡng lự - Giải thích về ý kiến của mình . - Nghe, ghi nhớ - Nghe - Lắng nghe, ghi nhớ Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Ngày soạn: 26/9/2020 Ngày giảng: 29/9/2020 SÁNG Tiết 1: Toán KIỂM TRA I. MỤC TIÊU - Tập trung vào đánh giá. - Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ). - Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( dạng , , , ) - Giải được bài toán có một phép tính. - Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học). II. CHUẨN BỊ: Đề bài, giấy kiểm tra Bài 1: Đặt tính rồi tính. a. 234 + 347; b. 372 + 255; c. 264 – 127; d. 452 – 261 Bài 2: Khoanh vào số bông hoa. số bông hoa. Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD biết AB=35 cm; BC=25 cm và CD =40 cm B D A C Bài 4: Lớp 3D xếp thành 3 hàng, mỗi hàng có 6 học sinh. Hỏi lớp 3D có bao nhiêu học sinh? III. HS làm bài IV. GV thu bài kiểm tra. ĐÁP ÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính (4 điểm) a. 234 b. 372 ; c. 264 d. 452 + + – – 347 255 127 261 571 627 137 191 Bài 2: Khoanh vào (2 điểm) số bông hoa. số bông hoa. Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Ë Bài 3: (2 điểm) Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCD là 35 + 25 + 40 = 100 (cm) Đáp số: 100 cm Bài 4: (2 điểm) Bài giải Lớp 3D có số học sinh là 3 x 6 = 18 (học sinh) Đáp số: 18 học sinh Tiết 2. Chính tả: (Nghe viết) NGƯỜI MẸ I. MỤC TIÊU - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng các bài tập (2)a. - HSNK: Viết đúng, trình bày sạch sẽ bài chính tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ ghi bài tập 2a III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Đọc cho HS viết: ngắc ngứ, ngoặc đơn. - Nhận xét. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn nghe - viết: - Đọc đoạn chính tả - Y/c HS đọc lại + Đoạn văn có mấy câu ? + Tìm các tên riêng có trong bài ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? - Y/c HS lấy bảng con và viết các tiếng khó - Nhận xét. - Y/c HS nhắc lại tư thế viết bài - Đọc cho học sinh viết bài - Đọc lại để HS tự soát lỗi và viết lại xuống dòng sửa lỗi. - Chấm vở 1 số em, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Tổ chức cho HS thi điền từ, giải câu đố - Nhận xét, tuyên dương. ( hòn gạch, viên phấn) Bài 3 - HS đọc yêu cầu bài 3a. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - HS lên thi viết nhanh từ tìm được lên bảng - Nhận xét đánh giá. ( ru, dịu dàng, giải) 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS về nhà xem trước bài mới . - 2HS lên bảng, lớp viết ra nháp. - Nhận xét - Nghe - Lắng nghe, theo dõi SGK - Đọc lại đoạn chính tả, lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. - Đoạn văn có 4 câu - Các tên riêng trong bài: Thần Chết, Thần Đêm Tối. - Tên riêng, các chữ sau dấu chấm. - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm. - Nêu ra một số tiếng khó và viết vào bảng con: Thần Chết, Thần Đêm Tối, giành, ngạc nhiên. - Nhắc lại tư thế ngồi viết - Cả lớp nghe và viết bài vào vở - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Lắng nghe - Đọc yêu cầu BT - Thi điền từ, giải câu đố. - Nhận xét - Đọc - Lớp thực hiện làm vào vở bài tập . - Thi đua viết nhanh từ tìm được trên bảng . - Cả lớp nhận xét - HS đọc lại lời giải - Nghe, ghi nhớ Tiết 3. Tập viết ÔN CHỮ HOA C I. MỤC TIÊU - Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - HSNK: Viết sạch sẽ, đúng mẫu tương đối đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Mẫu chữ viết hoa và tên riêng Cửu Long III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - KT bài viết ở nhà của HS - Nhận xét. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn viết trên bảng con - Y/c HS quan sát chữ hoa C và nêu nhận xét. * Luyện viết chữ hoa: - Yêu cầu tìm các chữ hoa C có trong bài - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ - Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu . * Luyện viết từ ứng dụng: - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng: Cửu Long - Giới thiệu: Cửu Long là tên của dòng sông lớn nhất nước ta chảy qua nhiều tỉnh Nam Bộ. - HD viết từ ứng dụng *Luyện viết câu ứng dụng: - Y/c HS đọc câu ứng dụng + Câu ca dao nói lên điều gì ? - Yêu cầu luyện viết những từ có chữ hoa: Công, Thái Sơn, Nghĩa 3. Hướng dẫn viết vào vở: - Gọi HS nêu yêu cầu khi ngồi viết bài - Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 4. Chấm chữa bài - Chấm 5 - 7 bài học sinh - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 5. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. - Đổi chéo cặp KT, báo cáo GV - Nghe GV nhận xét - Nghe - Quan sát và nêu nhận xét. - Thực hiện yêu cầu - Quan sát, lắng nghe - Tập viết trên bảng con. - Đọc từ ứng dụng. - Lắng nghe - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con - Đọc - Phát biểu - Lớp tập viết trên bảng con - Nêu - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên - Nghe - Nghe, ghi nhớ Tiết 4. Tin học ( GVBM) CHIỀU Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM) Tiết 6. Thể dục ( GVBM) Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM) Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Ngày soạn: 27/9/2020 Ngày giảng: 30/9/2020 SÁNG Tiết 1. Toán BẢNG NHÂN 6 I. MỤC TIÊU - Bước đầu thuộc bảng nhân 6 - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân - Bài tập cần làm: 1, 2, 3 - HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập. Nêu được dãy số trong BT 3 chính là tích của bảng nhân 6. - THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng diễn đạt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Y/c HS đọc lại các bảng nhân đã học - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học. 2. Lập bảng nhân 6: - Gắn 1 tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? - 6 hình tròn được lấy mấy lần? - 6 được lấy 1 lần, nên ta lập được phép nhân: 6 x 1 = 6 đọc là 6 nhân 1 bằng 6. - Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: + Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 6 hình tròn, vậy 6 hình tròn được lấy mấy lần? - Lập phép tính tương ứng 6 x 2: + 6 x 2 = 6 + 6 = 12 6 x 2 = 12 - Tương tự HD HS thành lập phép nhân: 6 x 3 ......... 6 x 10 3. Luyện tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Nhận xét đánh giá 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x10 = 60 6 x 6 – 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 =0 Bài 2 - Yêu cầu học sinh nêu bài toán. - Yêu cầu cả lớp tự giải vào VBT - Gọi một học sinh lên giải. - Chấm vở 1 số em, nhận xét, cho điểm Bài giải Số lít dầu của 5 thùng là : 6 x 5 = 30 (lít) Đ/S : 30 lít Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu BT ở SGK. - Yêu cầu học sinh quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số. - Nhận xét đánh giá. - Em có nhận xét gì về dãy số trong bài? - GV nhận xét, nêu quy luật của dãy số. 4. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS đọc lại bảng nhân 6 - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS học thuộc bảng nhân 6. - Đọc bảng nhân 2 đến bảng nhân 5 - Nghe - Quan sát, trả lời - 6 hình tròn được lấy 1 lần. - Nêu 6 x 1 = 6 - 6 hình tròn được lấy 2 lần, - Đọc: 6 x 2 = 12 - Đọc thuộc bảng nhân 6 - Thi đọc cá nhân - Dựa vào bảng nhân 6 vừa học để điền kết quả nhẩm vào chỗ trống . - Làm bài - Nối tiếp nêu miệng kết quả - Nhận xét - Đọc bài toán trong SGK. - Cả lớp làm vào vào vở bài tập . - Một học sinh lên bảng giải bài, lớp làm vào VBT - Nhận xét - Đọc yêu cầu BT. - HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét - Đọc lại dãy số đã hoàn chỉnh - Dãy số chính là tích của bảng nhân 6. - Đọc bảng nhân 6. - Nghe Tiết 2. Tập đọc ÔNG NGOẠI I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn do phương ngữ: xanh ngắt,lặng lẽ, ngưỡng cửa,... Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - HSNK: Biết đọc đúng các kiểu câu. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ ghi sẵn câu hướng dẫn luyện đọc. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy / là tiếng trống trường đầu tiên, / âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.// III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Y/c HS lên bảng đọc bài Người mẹ, trả lời câu hỏi nội dung bài. - Nhận xét. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: “Ông ngoại” 2. Luyện đọc: * Đọc mẫu toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng ) * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Y/c HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp và sửa lỗi phát âm - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Y/c HS thi đọc đoạn 1 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? - HS đọc thầm đoạn 2 + Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ? - Đoạn 3 . + Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường ? - Đoạn 4 + Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ? - Qua bài tập đọc, em cảm nhân được điều gì về tình cảm của hai ông cháu trong bài? - Kết luận nội dung bài: Bài văn thể hiện tình cảm ông cháu rất sâu nặng: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. 4. Luyện đọc lại: - Đọc diễn cảm đoạn 1. - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn văn. - Gọi 4 -5 em thi đọc diễn cảm đoạn 1. - Giáo viên nhận xét đánh giá . 5. Củng cố - Dặn dò: - Gọi học sinh nêu nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Đọc bài và trả lời câu hỏi - Lớp theo dõi giới thiệu bài . - Lớp theo dõi, lắng nghe. - Nối tiếp đọc từng câu trước lớp, kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài. - Đọc nối tiếp từng đoạn của bài kết hợp giải nghĩa từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc - Thực hiện yêu cầu - Thành phố sắp vào thu thật đẹp. Không khí mát dịu vào những buổi sáng. Trời xanh ngắt, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố. - Thực hiện yêu cầu - Ông giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học rất chu đáo: Ông dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên. - Thực hiện yêu cầu - Phát biểu - Thực hiện yêu cầu - Vì ông ngoại là người đầu tiên dạy cháu học chữ và cũng là người đầu tiên đưa cháu đến trường, cho cháu gõ vào mặt trống trường để nghe âm thanh đầu tiên của cái trống trường. - Phát biểu - Lắng nghe - HS nhắc lại nội dung. - Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu . - Thi đọc đoạn văn. - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - Nêu nội dung vừa học - Nghe, ghi nhớ Tiết 3. Thể dục ( GVBM) Tiết 4: Tự nhiên và Xã hội VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. - HSNK: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. - THTV: Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi trong bài và cách diễn đạt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Tranh vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - Hãy chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ. - Kết luận, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu tiết học 2. Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động - Hướng dẫn cách chơi và lưu ý học sinh theo dõi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. + Cho học sinh chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang" (đòi hỏi vận động ít) - Sau khi chơi xong nhịp tim và nhịp mạch của em có nhanh hơn khi ngồi yên không ? - Tổ chức chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều hơn: TC ”Đổi chỗ “, đòi hỏi học sinh phải chạy nhanh. - Hãy so sánh nhịp tim khi vận động mạnh với vận động nhẹ và nghỉ ngơi? - Y/c HS quan sát hình 1 trang 18 và đọc các lời thoại trong hình 1. - Bạn có biết nhịp tim của chúng ta làm việc như thế nào không? - Nếu tim ngừng đập điều gì sẽ xảy ra? - Kết luận 3. Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch? - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình sách giáo khoa trang 19 và trả lời các câu hỏi sau + Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ? + Theo bạn tại sao không nên làm việc quá sức + Hãy cho biết những trạng thái nào dưới đây sẽ làm cho tim đập mạnh hơn: - Khi quá vui; lúc hồi hộp xúc động mạnh; lúc tức giận; thư giãn + Tại sao ta không nên mặc quần áo và mang giày dép quá chật ? + Kể tên một số thức ăn đồ uống giúp có lợi cho tim ? - Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Kết luận: Mục bạn cần biết SGK 4. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc phần Bạn cần biết (SGK) - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Lên bảng trình bày - Nhận xét - Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài - Nghe - Lớp thực hiện trò chơi - HS phát biểu - Chơi trò chơi - Phát biểu - Thực hiện - Nghe - Tim làm việc liên tục, không nghỉ ngơi một phút nào. - Nếu tim ngừng đập thì người sẽ chết - Nghe, ghi nhớ - Thảo luận nhóm tổ + Các HĐ có lợi cho tim mạch: hình 2, hình 3, hình 5. + Lúc hồi hộp xúc động mạnh, lúc tức giận. - HS phát biểu - HS kể - Đại diện từng nhóm trình bày - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Nghe - Đọc - Nghe CHIỀU Tiết 5. Luyện Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Củng cố cho học sinh làm thành thạo các phép tính về cộng, trừ các số có 3 chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học. - Củng cố giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị) - Bài tập cần làm: 1, 2, 3. - HSNK: làm được thêm bài tập4. - THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng diễn đạt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Vở luyện toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC - 2 HS lên bảng thực hiện: 127 + 348 973 - 326 - Nhận xét, đánh giá B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học 2. Luyện tập: Bài 1. Đặt tính rồi tính 426 + 127 368 + 41 261 + 350 533 – 204 753 - 326 590 - 76 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1. - HS nêu lại yêu cầu khi đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi 3 học sinh lên tính mỗi em một cột. - Nhận xét đánh giá Bài 2. Tìm x - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? - Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào? - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Gọi 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lại. a. X x 5 = 40 b. X : 4 = 5 X = 40 : 5 X = 5 x 4 X = 8 X = 20 c. X – 4 = 6 X = 4 + 6 X = 10 Bài 3 Tính - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Y/c HS nêu cách tính và tính. - Gọi HS lên bảng tính. - Nhận xét, đánh giá a.5 x 4+117=20+ 117 b.200:2–75= 100-75 = 137 = 25 Bài 4: - Gọi học sinh đọc đề bài - HD HS phân tích đề bài - Y/c HS tự làm bài. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Nhận xét, đánh giá Bài giải Ngày thứ hai sửa được nhiều hơn ngày thứ nhất số mét đường là: 100 – 75 = 25 (m ) Đáp số: 25 mét đường 3. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức bài học - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau. - 2 em lên bảng thực hiện, lớp làm nháp, nhận xét. - Lắng nghe - Đọc đề bài . - Nêu - 3HS lên bảng tính, lớp làm vào vở. - Nhận xét, bổ sung. - Đọc bài 2 - Bài tập yêu cầu tìm thừa số chưa biết. - Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết - Ta lấy thương nhân với số chia. - Ta lấy hiệu cộng với số trừ. - 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Nhận xét - Đọc yêu cầu bài. - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính. - 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét - Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm - Phân tích đề bài - Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ. - Nhận xét - Lắng nghe, ghi nhớ Tiết 6. Thủ công GẤP CON ẾCH ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Sau bài học, HS gấp được con ếch đúng quy trình kĩ thuật. Biết trình bày sản phẩm của mình hợp lí - Yêu thích môn học, rèn luyện sự khéo tay. II. CHUẨN BỊ: - GV: + Mẫu con ếch gấp sẵn và được trình bày + Giấy màu, kéo thủ công + Bút dạ sẫm màu - HS : Giấy thủ công, kéo, bút chì, bút dạ,... - HS khéo tay: Gấp được con ếch đúng quy trình, nếp gấp phẳng, đẹp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp con ếch. - Nhận xét, đánh giá - HS nhắc lại qui trình gấp con 3. Bài mới: - Theo quy trình trên bảng, yêu cầu HS nhắc lại các bước - Tổ chức cho HS nhắc lại bước 2 - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm - Giúp đỡ những HS còn lúng túng - GV tổ chức cho HS trong nhóm xem ếch của ai nhảy xa hơn - Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm - Chọn sản phẩm đẹp cho HS quan sát - GV nhận xét, động viên, khen ngợi - 2 HS nhắc lại quy trình B1: gấp, cắt tờ giấy hình vuông B2: Gấp tạo 2 chân trước B3: Tạo 2 chân sau và thân - Nghe - HS nêu lại bước 2: Gấp tạo 2 chân trước - HS thực hành gấp con ếch theo nhóm - HS thi trong nhóm, nhận xét - HS trình bày sản phẩm theo cá nhân - HS quan sát, nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập - Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước để học bài: gấp, dán ngôi sao. Tiết 7. Em thực hành ATGT CHỦ ĐỀ 4 ĐƯỜNG ĐI BỘ AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG I. Mục tiêu: - HS biết thế nào là con đường an toàn đi đến trường. - HS có kĩ năng chọn con đường an toàn để đi đến đường. - Có thói quen đi đến trường bằng con đường đảm bảo an toàn cho bản thân mình. II. Đồ dùng: - Các tranh (theo SGK), ảnh cho hoạt động nhóm. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Em hãy nêu 5 bước sang đường an toàn 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - Y/c HS nêu bài tập 1 - Khi đi bộ, em thường đi một mình hay đi cùng người lớn? - Đường em đi bộ là loại đường nào? - Em có cảm thấy an toàn khi đi bộ hay không? - Nhận xét, tuyên dương những em trả lời tốt. Hoạt động 2: Đọc truyện - Y/c HS thảo luận cặp đôi với bạn + Những phần đường nào được quy định dành riêng cho người đi bộ? + Vì sao người đi bộ, nhất là trẻ em, sẽ an toàn khi sử dụng phần đường cho người đi bộ? - GV nhận xét, tuyên dương những học sinh trả lời tốt. Hoạt động 3: Đường nào dưới đây dành cho người đi bộ? - Y/c HS tô màu xanh phần đường dành cho người đi bộ, tô màu đỏ phần đường không dành cho người đi bộ. - Kiểm tra, nhận xét, chốt lại, tuyên dương những học sinh làm tốt. Hoạt động 4: Đường đi bộ an toàn - Y/c HS QS tranh thảo luận nhóm 4 - Gọi đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lại: Hoạt động 5: Quan sát tranh ảnh - Chia nhóm 4 - Y/c các nhóm nêu kết quả thảo luận - Nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận có kết quả tốt. 3. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS liên hệ - Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi đi bộ đến trường, em cần lưu ý điều gì? - Nhận xét tiết học - Dặn HS thực hành tốt theo bài học. - 2 HS nêu 5 bước sang đường an toàn - Nêu - HS ph
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_to_t.doc