Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Biết tính giá trị của biểu thức.

II. CHUẨN BỊ:

 Đèn chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bài toán liên quan đến rút về đơn vị

- Làm lại bài tập 3 (Tiết 170).

- Nhận xét.

Hoạt động 1: (28-30’): Luyện tập, thực hành

HS làm bài tập 1, 2, 3, 4a (SGK trang 176)

* Bài tập 1: Tính chiều dài mỗi đoạn dây?

- HS tự tóm tắt bài toán rồi tự giải.

- 1 HS lên bảng chữa bài, nêu lại cách giải:

Bước 1: Tính độ dài của đoạn dây thứ nhất.

Bước 2: Tính độ dài của đoạn dây thứ hai.

- Cả lớp nhận xét, GV chốt câu lời giải đúng:

Độ dài đoạn dây thứ nhất: 1305cm; Độ dài đoạn dây thứ hai: 7830cm.

Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

* Bài tập 2: Tính số kg muối chở trong đợt đầu?

- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm.

- HS nhận xét, nêu lại cách giải:

Bước 1: Tính số kg muối 1 xe chở được.

Bước 2: Tính số kg muối chở trong đợt đầu.

- Cả lớp nhận xét, GV chốt câu lời giải đúng: Đợt đầu chuyển được 6280kg muối.

Củng cố giải bài toán dạng rút về đơn vị.

* Bài tập 3: Tính số hộp cần để xếp đủ 4572 cái cốc?

- HS tự làm bài.

- GV chấm nhanh 1 số bài và nhận xét.

- Cả lớp chữa bài theo đáp án đúng: Để dựng hết 4572 cái cốc cần 762 cái hộp.

Tiếp tục củng cố giải bài toán dạng rút về đơn vị.

* Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm nêu bài làm, giải thích lí do khoanh.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) Khoanh vào C; b) Khoanh vào B.

Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.

Hoạt động 3: (1-2’): Hoạt động nối tiếp

 GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.

 

doc 18 trang ducthuan 05/08/2022 1720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35. Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2016
Đạo đức:
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập các kiến thức về Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; Chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (33-35’): Ôn tập
Câu1: a. Kể tên 5 loại cây trồng mà em biết?
 b. Kể tên 5 con vật nuôi mà em biết?
 c. Em đã tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng.
Câu 2: Điền những từ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a. Thư từ, tài sản của người khác là . mỗi người, cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm . ..
b. Mọi người cần tôn trọng .. riêng của trẻ em.
- Tổ chức trò chơi Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi, hướng dẫn HS cách chơi.
- 3 nhóm HS tham gia trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng: a) của riêng; pháp luật. b) bí mật.
- Công bố nhóm thắng cuộc.
Câu 3: Nhận xét tình hình nước nơi em ở hiện nay bằng cách đánh dấu + vào ô trống phù hợp: 
a. Về số lượng nước trong sinh hoạt: 
 Thiếu nước □ Thừa □ Đủ dùng □
b. Về chất lượng nước: 
 Sạch □ Ô nhiễm 	□
c.Về cách sử dụng nước: 
 Tiết kiệm □ Lãng phí □ 
 Giữ gìn sạch sẽ □ Làm ô nhiễm nước 	□
- HS thảo luận nhóm 2 em.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- GV chốt đáp án đúng.
Hoạt động 2: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
	GV nhận xét tiết học.
Toán:
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị của biểu thức.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
- Làm lại bài tập 3 (Tiết 170).
- Nhận xét.
Hoạt động 1: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4a (SGK trang 176)
* Bài tập 1: Tính chiều dài mỗi đoạn dây?
- HS tự tóm tắt bài toán rồi tự giải.
- 1 HS lên bảng chữa bài, nêu lại cách giải:
Bước 1: Tính độ dài của đoạn dây thứ nhất.
Bước 2: Tính độ dài của đoạn dây thứ hai.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt câu lời giải đúng: 
Độ dài đoạn dây thứ nhất: 1305cm; Độ dài đoạn dây thứ hai: 7830cm.
Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Bài tập 2: Tính số kg muối chở trong đợt đầu?
- HS tự tóm tắt và giải vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách giải:
Bước 1: Tính số kg muối 1 xe chở được.
Bước 2: Tính số kg muối chở trong đợt đầu.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt câu lời giải đúng: Đợt đầu chuyển được 6280kg muối.
Củng cố giải bài toán dạng rút về đơn vị.
* Bài tập 3: Tính số hộp cần để xếp đủ 4572 cái cốc?
- HS tự làm bài.
- GV chấm nhanh 1 số bài và nhận xét.
- Cả lớp chữa bài theo đáp án đúng: Để dựng hết 4572 cái cốc cần 762 cái hộp. 
Tiếp tục củng cố giải bài toán dạng rút về đơn vị.
* Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nêu bài làm, giải thích lí do khoanh.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) Khoanh vào C; b) Khoanh vào B.
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 
Hoạt động 3: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
 GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.
- Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về Bề mặt lục địa
- 2 HS nêu sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (5-7’): Quan sát cả lớp
* Mục tiêu: 
- HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.
- HS biết một số cây cối và con vật ở địa phương.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương. 
- HS nêu từng tranh. 
- Nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 3: (22-24’): Vẽ tranh theo nhóm 
* Mục tiêu: Giúp HS tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- GV hỏi: Các em sống ở miền nào?
- HS trả lời (miền núi hoặc đồng bằng ...).
Bước 2: HS liệt kê những gì các em đã quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm.
Bước 3: 
- HS vẽ tranh theo nhóm (mỗi nhóm 4 em): vẽ phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
- HS vẽ tranh rồi tô màu (đồng ruộng tô màu xanh lá cây, đồi núi tô màu da cam)
- Trưng bày sản phẩm. 
- Nhận xét, bình chọn tranh vẽ đẹp nhất.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học.
Luyện Toán:
ÔN TẬP: CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (có nhớ)
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích HCN.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cộng các số có năm chữ số
- Chữa bài tập 1 (cột 4).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Tính:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả tính.
- HS đọc kết quả chữa bài, nêu lại cách tính.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (có nhớ).
* Bài tập 2: Tính:
- Cả lớp làm vào vở bài tập, 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng.
Tiếp tục củng cố cộng các số có năm chữ số.
* Bài tập 3: Giải bài toán dựa vào tóm tắt:
- HS nêu bài toán.
- HS nêu cách giải:
+ Bước 1: Tính số dầu bán buổi chiều.
+ Bước 2: Tính số dầu cả hai buổi bán.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở bài tập.
- Nhận xét, chốt câu lời giải đúng: Cả hai buổi bán được 1000 lít dầu.
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
* Bài tập 4: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
- HS đọc bài toán, nêu cách giải.
- Cả lớp giải vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt câu lời giải đúng.
Củng cố về giải bài toán dạng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện tiếng Việt:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 35 
I. MỤC TIÊU:
1.Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, cảm nhận cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
2.Ôn luyện về câu hỏi vì sao? tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao, trả lời đúng các câu hỏi vì sao?
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-15') Ôn phép nhân hóa 
+ Có mấy cách nhân hóa ? Đó là những cách nào?
+ HS nêu ví dụ về nhân hoá.
* GV chốt lại: Có 3 cách nhân hóa đó là:
- Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi ngườ.
- Tả sự vật bằng những từ dùng để tảt người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy thật hay và đẹp vì nó làm cho các sự vật, con vật sinh động hơn, đáng yêu hơn.
Hoạt động 2: (12-15') Ôn cách trả lời câu hỏi vì sao?
* HS đọc y/c bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "vì sao"?
- 1HS khá,TB lên bảng làm
- Cả lớp làm vào phiếu
- Nhận xét bổ sung
Bài 3: * HS đọc y/c bài tập 3: Chọn từ ngữ chỉ nguyên nhân ở trong ngoặc để đền vào chỗ trống cho phù hợp :
- Cả lớp làm vào phiếu
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm
- Nhận xét bổ sung
Hoạt động nối tiêp: (3-5') Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học
Rút kinh nghiêm
 . ..... .... ..... 
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2016
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các số có đến năm chữ số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức; Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
- Làm lại bài tập 2 (Tiết 171).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (a, b, c), 2, 3, 4, 5 (SGK trang 177)
* Bài tập 1: (a, b, c): Viết các số:
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng: 76245; 51807; 90900; 22002.
Củng cố đọc, viết các số có năm chữ số.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài cá nhân, 4 HS làm trên bảng lớp.
- HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: a) 83795; 53427; b) 13524; 6925.
Củng cố cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số.
* Bài tập 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS quan sát từng đồng hồ rồi trả lời câu hỏi.
- HS nêu lại các cách xem các đồng hồ trên.
- HS nhận xét, GV chốt đáp án đúng: Đồng hồ A chỉ 10 giờ 20 phút; ...
Củng cố cách xem đồng hồ.
* Bài tập 4: Tính:
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm trên bảng lớp.
- HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: a) 60; 35; b) 31; 7.
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
* Bài tập 5: Tính số tiền mua 3 đôi dép?
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách giải: Bước 1: Tính số tiền mua 1 đôi dép.
 Bước 2: Tính số tiền mua 3 đôi dép.
- GV chốt lời giải đúng: Mua 3 đôi dép như thế hết 55 500 đồng.
Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kỳ II.
- Biết viết một văn bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. 
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (14-16'): Kiểm tra Tập đọc (1/4 số HS trong lớp) 
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS lên bốc thăm đọc bài.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn (bài) - HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thể thao:
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài làm.
- GV chốt lại: Cuộc chạy đua trong rừng; Cùng vui chơi; Tin thể thao; Buổi tập thể dục; Bé thành phi công; Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Hoạt động 2: (15-18'): Viết một bản thông báo 
* Bài tập 2: Viết một bản thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem. 
- HS đọc thầm lại bài quảng cáo Chương trình xiếc đặc sắc. 
- HS trả lời: Cần chú ý điểm gì khi viết thông báo?
- Mỗi HS đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ để viết thông báo (bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo):
+ Về nội dung: đủ thông tin (mục đích - các tiết mục - thời gian - địa điểm - lời mời). HS đọc lại mẫu thông báo trên bảng lớp.
+ Về hình thức: lời văn gọn, rõ; trình bày, trang trí lạ, hấp dẫn.
- HS viết thông báo trên giấy A4.
- HS tiếp nhau dán thông báo. 
- Cả lớp bình chọn người viết đúng, trang trí đẹp.
- GV thu bài của HS. 
Hoạt động 3: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn tập.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kỳ II.
- Tìm được một số từ ngữ về các chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc; Sáng tạo; Nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12'): Kiểm tra Tập đọc (1/4 số HS trong lớp) 
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS lên bốc thăm đọc bài.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn (bài) - HS trả lời.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (22-24’): Hướng dẫn HS làm bài tập 	
* Bài tập 1: Nhớ và viết lại khổ thơ 2 và 3 của bài thơ Bé thành phi công:
- HS viết vào vở bài tập. 
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét và chữa lỗi. 
* Bài tập 2: Tìm những từ ngữ về các chủ điểm sau:
a. Bảo vệ Tổ quốc. 
b. Sáng tạo. 
c. Nghệ thuật.
- Trao đổi theo cặp.
- Đại diện trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà ôn tập tiếp và xem lại các bài tập.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kỳ II.
- Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng (tốc độ viết khoảng 70 chữ/15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12'): Kiểm tra Tập đọc (1/4 số HS trong lớp) 
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS lên bốc thăm đọc bài.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn (bài) - HS trả lời.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (14-16’): Nghe - viết chính tả 
- GV đọc bài chính tả Nghệ nhân Bát Tràng. 
- 2 HS đọc lại. 
- HS đọc chú giải, giải nghĩa các từ: Bát Tràng, cao lanh. 
- Tìm hiểu nội dung bài: Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra? 
- HS nói về cách trình bày bài thơ lục bát.
- HS viết ra giấy nháp những chữ mình dễ mắc lỗi.
- GV đọc cho HS viết bài. 
- Chấm, chữa và nhận xét bài viết. 
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập 	
* Bài tập 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Ngôi nhà chung 
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức 
- GV nêu luật chơi 
- Các nhóm tham gia trò chơi. 
* Bài tập 2: Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Một mái nhà chung 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS đọc bài viết. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng.
Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà ôn tập tiếp và xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt: (2T)
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Kể về một trò chơi trong ngày hội theo các gợi ý cho trước.
- Viết đoạn văn khoảng 8 câu về một trò chơi trong ngày hội mà em đã được thấy hoặc tham gia.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (13-15’): Kể về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý:
+ Tên trò chơi.
+ Trò chơi được tổ chức khi nào? Ở đâu?
+ Trò chơi thực hiện như thế nào?
+ Trò chơi có đông người xem và tham gia không?
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về trò chơi nào?
- HS nêu tên trò chơi mình định kể.
- GV nhắc nhở HS cách kể.
- 1 HS kể mẫu theo 4 gợi ý như trên.
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn người kể hay.
Hoạt động 2: (18-20’): Viết về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết bài, GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương một số bài làm tốt.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài viết.
Luyện Toán:
ÔN: SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố số liền trước, số liền sau của một số
- Chữa bài tập 2a (BTTNC trang 68).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (26-28’): Luyện tập - thực hành
HDHS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (BTTNC trang 69-70)
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1: , =
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000 (dạng 2 số không có cùng số c/số).
* Bài 2:
- HS đọc y/ c bài tập 2: , =
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức
- GV nêu luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000 (dạng 2 số có cùng số c/số).
* Bài 3:
- HS đọc y/ c bài tập 3: Khoanh vào số lớn nhất.
- Thảo luận nhóm.
- HS các nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000.
* Bài 4:
- HS đọc y/ c bài tập 4:
a) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Viết các theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung.
Củng cố thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
* Bài 5:
- HS đọc y/ c bài tập 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiếp tục củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Thủ công:
KIỂM TRA CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV
I. MỤC TIÊU:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng làm thủ công của HS qua sản phẩm HS tự chọn đã học.
II. CHUẨN BỊ:
Các mẫu sản phẩm đã học trong học kì II.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
- Đề bài: Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học.
- Yêu cầu của bài kiểm tra: HS làm được một sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kĩ thuật.
- GV cho HS quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học.
- Trong quá trình HS làm bài kiểm tra, GV đến các bàn quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
IV. Đánh giá:
- Hoàn thành tốt (A+): Sản phẩm hoàn thành, trang trí đẹp, có nhiều sáng tạo.
- Hoàn thành (A): Sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, ...
- Chưa hoàn thành (B): Chưa làm ra được sản phẩm.
V. Nhận xét:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm bài kiểm tra, kĩ năng thực hành sản phẩm của HS.
- Nhận xét chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của HS.
Rút kinh nghiêm
 . ..... .... ..... 
Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016 
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tìm số liền trước của một số, số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải các bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố giải bài toán rút về đơn vị
- Làm lại bài tập 3 (Tiết 172).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (a, b, c) (SGK trang 178; 179)
* Bài tập 1: a) Tìm số liền trước; b) Khoanh vào chữ đặt trước số lớn nhất: 
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng: a) 8269; 35 460; 9999; b) D.
Củng cố số liền trước của một số, số lớn nhất trong một nhóm 4 số.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính: 
- Cả lớp làm vào vở ô li, 4 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt đáp án đúng: 14 065; 45 426; 18 420; 926 dư 2.
Củng cố cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số.
* Bài tập 3: Tính số bút chì còn lại trong cửa hàng?
- HS tự giải, 1 em lên bảng làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách giải:
Bước 1: Tính số bút chì đã bán.
Bước 2: Tính số bút chì còn lại.
- GV chốt lời giải đúng: Cửa hàng còn lại 735 bút chì.
Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Bài tập 4: (a, b, c): Xem bảng dưới đây rồi trả lời các câu hỏi:
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm nêu bài làm.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng.
Củng cố cách đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
Hoạt động 3: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập. 
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kỳ II.
- Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12'): Kiểm tra Tập đọc (1/4 số HS trong lớp) 
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS lên bốc thăm đọc bài.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn (bài) - HS trả lời.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (20-22’): Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: Viết tên các con vật có trong bài Mè hoa lượn sóng
- HS đọc lại bài thơ.
- HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng: Cá mè, cá chép, con cua, con cá, con tép.
* Bài tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
a. Trong bài thơ “Cua Càng thổi xôi”, mỗi con vật được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào?
b. Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- HS quan sát tranh minh họa bài thơ.
- HS đọc thầm bài thơ, tìm tên các con vật được kể đến trong bài. (Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng).
- HS làm bài cá nhân.
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi BT2a.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS trả lời câu hỏi BT2b, GV khuyến khích HS nói những suy nghĩ riêng.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 . ..... .... ..... 
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016 
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tìm số liền sau, số liền trước của một số, biết so sánh các số; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng nào có 31 ngày.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính. 
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về giải toán
- Làm lại bài tập 3 (Tiết 173).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4a, 5 (tính một cách) (SGK trang 179)
* Bài tập 1: a) Viết số liền trước, số liền sau ...
	 b) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
- HS tự làm bài rồi đọc kết quả (ý a).
- HS nhận xét, nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số.
- GV chốt đáp án đúng: 92 457; 69 510.
- HS tự sắp xếp (ý b), 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách sắp xếp.
- GV chốt đáp án đúng: 69 134; 69 314; 78 507; 83 507.
Củng cố tìm số liền sau, số liền trước của một số; sắp xếp một nhóm 4 số;
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- Cả lớp làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: 90 385; 63 007; 21 080; 504 (dư 3).
Củng cố cộng, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số.
* Bài tập 3: Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày?
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Củng cố về ngày, tháng trong năm.
* Bài tập 4a: Tìm x:
- HS tự làm bài, 1 HS làm trên bảng.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt lời giải đúng: a) x = 4664; b) x = 872.
Củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
* Bài tập 5: Tính diện tích hình chữ nhật?
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS nhận xét về cách giải bài toán:
Bước 1: Tính chiều dài của hình chữ nhật.
Bước 2: Tính diện tích hình chữ nhật.
Hoặc: 
Bước 1: Tính diện tích mỗi tấm bìa hình vuông.
Bước 2: Tính diện tích hình chữ nhật.
- GV chốt câu lời giải đúng: Diện tích hình chữ nhật là 162cm2.
Củng cố giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính. 
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị KTĐK lần 4.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kỳ II.
- Nghe - kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Tranh minh họa truyện Bốn cẳng và sáu cẳng.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12'): Kiểm tra Tập đọc (1/4 số HS trong lớp) 
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS lên bốc thăm đọc bài.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn (bài) - HS trả lời.
- Nhận xét.
* Bài tập 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bầu trời và mặt đất 
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài làm.
- GV chốt lại: Cóc kiện Trời; Mặt trời xanh của tôi; Quà của đồng nội; Sự tích chú Cuội cung trăng; Mưa; Trên con tàu vũ trụ.
Hoạt động 2: (22-24’): Nghe - kể chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng
- HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK. 
- GV kể chuyện lần 1.
- Tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
+ Chú đã sử dụng con ngựa như thế nào?
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
- GV kể chuyện lần 2.
- 1 HS giỏi kể lại câu chuyện. 
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS kể chuyện trước lớp.
? Truyện này gây cười ở điểm nào? (Truyện gây cười vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng: Ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tốc độ chạy càng cao).
- Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay và hiểu tính khôi hài của câu chuyện. 
Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở học kỳ II.
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao mai.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (8-10'): Kiểm tra Tập đọc (1/4 số HS trong lớp) 
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS lên bốc thăm đọc bài.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn (bài) - HS trả lời.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (14-16’): Hướng dẫn HS viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
- GV đọc 1 lần bài chính tả Sao Mai, 2-3 HS đọc lại.
- GV nói qua về sao Mai: tức là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai, mọc vào lúc chiều tối thì có tên là sao Hôm.
- Tìm hiểu bài: Ngôi sao Mai trong bài chăm chỉ như thế nào?
- Hướng dẫn cách trình bày bài thơ bốn chữ. 
- Hướng dẫn viết từ khó (những chữ cần viết hoa): HS viết ra giấy nháp. 
b) GV đọc cho HS viết bài. 
c) Nhận xét, đánh giá: GV thu vở cả lớp chấm toàn bộ số bài.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 1: Viết tên các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời trong câu chuyện Cóc kiện Trời.
- Tổ chức trò chơi Tiếp sức. 
- GV nêu luật chơi. 
- Các nhóm tham gia trò chơi. 
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
(Đáp án: Cóc, Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo). 
* Bài tập 2: Viết tiếp để hoàn chỉnh 2 khổ thơ sau của bài Mặt trời xanh của tôi 
- Cả lớp làm vào vở bài tập. 
- HS đọc bài viết. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng.
Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
	GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà ôn lại các bài.
Tiếng Việt:
KIỂM TRA (ĐỌC)
(Kiểm tra theo kế hoạch của nhà trường)
Tự nhiên và Xã hội:
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II : TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.
- Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-14’): Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về động vật.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 	- GV phát phiếu có nội dung như trang 133 SGK cho HS.
- HS hoàn thành bảng theo hướng dẫn của GV.
Bước 2: 	HS đổi phiếu và kiểm tra chéo cho nhau.
Bước 3: 	- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
	- Cả lớp bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: (18-20’): Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về động vật.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 	- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV chia bảng thành 4 cột.
Bước 2: 	- GV nói: Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo, ...), rễ cọc (hoặc rễ chùm, ...).
	- HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên cây có thân mọc đứng, rễ cọc, ...
Lưu ý: Mỗi HS trong nhóm chỉ được ghi 1 cây, khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết).
Bước 3: 	- HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi.
	- Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
	GV nhận xét tiết học.
Luyện Toán:
ÔN: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào giấy nháp:
98269 - 65784; 24384 - 9771
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
64 852 - 27 539 	85 694 - 46 528 	40 271 - 36 045
72 644 - 25 586 	92 500 – 4181 	100 000 - 99 999
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 6 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: 37313; 39166; 4226; 47058; 88319; 1.
Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
* Bài tập 2: Một bể có 45 900l nước. Sau một tuần lễ sử dụng, trong bể còn 44150l nước. Hỏi mỗi ngày đã dùng bao nhiêu lít nước, biết rằng số lít nước sử dụng mỗi ngày đều bằng nhau?
- HS đọc đề, nêu cách giải bài toán:
+ Bước 1: Tính số lít nước đã dùng.
+ Bước 2: Tính số lít nước đã sử dụng trong một ngày.
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt câu lời giải đúng: Mỗi ngày đã dùng hết 250l nước.
Củng cố về giải bài toán có lời giải bằng phép trừ.
* Bài tập 3: Viết tiếp vào chỗ chấm:
Phép trừ 100 000 - 99 999 có thể tính nhẩm được vì ..........................................
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: Phép trừ 100 000 - 99 999 có thể tính nhẩm được vì số 100 000 là số liền sau số 99 999. Vậy số 100 000 lớn hơn số 99 999 một đơn vị.
Củng cố về số liền trước, số liền sau.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện tiếng việt:
ÔN TẬP KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật ... dựa theo gợi ý.
* GDKNS: Kĩ năng tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét; Quản lí thời gian; Giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở ôn tập và KT 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kể về một ngày hội
- 2 HS đọc bài viết về những trò chơi trong ngày hội.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (26-28’): Kể một trận đấu thể thao
* Bài tập 1: Trả lời các câu hỏi dưới đây để chuẩn bị cho bài kể về một trận thi đấu thể thao:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách kể:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_35_nam_hoc_2015_2016_ban.doc