Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù: Học sinh biết:

a. Nhận thức khoa học

- Biết được đặc điểm chính của các đới khí hậu.

- Biết kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

b. Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

* Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề- sáng tạo

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tự học, tìn tòi.

3. Nội dung tích hợp:

* GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK,

 

docx 52 trang ducthuan 04/08/2022 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2021
TOÁN
TIẾT 161: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Kiểm tra kiến thức chủ yếu của học sinh về: Đọc viết số có năm chữ số, tìm số liền sau của số có năm chữ số, xác định số lớn nhất, bé nhất trong nhóm số đã cho
- Thực hiện tính cộng trừ, nhân, chia số có năm chữ số.
- Biết giải toán có đến hai phép tính.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Phiếu kiểm tra:
A. Đề bài: 
ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH CẢ LỚP
 Phần1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
 1. Số liền sau của số 75 829 là:
 A. 75 839 B. 75 819 C. 75 830 D. 75 828
 2. Các số xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 A. 62 705; 62 507; 57 620; 57 260 
 B. 57 620; 57 206; 62 570; 62 705 
 C. 57 206; 62 507; 57 620; 62 705 
 D. 57 206; 57 620; 62 507; 62 705
 3. Kết quả của phép cộng 22 846 + 41 627 là:
 A. 63 463 B. 64 473 C. 64 463 D. 63 473
 4. Kết quả của phép trừ 64 398 – 21 729 là:
42 697 B. 43 697 C. 42 669 D. 43 669
 5. Hình bên minh họa cho phép tính nào:
 A. 69 : 3 B. 69 x 3 C. 69 - 3 D. 69 + 3
 6. Một hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 10m. Chu vi của hình chữ nhật đó là:
 A. 15m B. 10m C. 50m D. 150m
Phần II: Làm các bài tập sau
 1. Đặt tính rồi tính:
 31 825 x 3 27 450 : 6
 ............... ...........
 ............... ...........
 ............... ........... 
2. Nối (theo mẫu):
Mười chín nghìn bốn trăm hai mươi lăm 70 628
Bảy mươi nghìn sáu trăm hai mươi tám 55 306
Năm mươi lăm nghìn ba trăm linh sáu 19 425
Ba mươI nghìn không trăm ba mươi 90 001
Chín mươi nghìn không trăm linh một 30 030
 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
 5 giờ hoặc 17 giờ giờ phút giờ phút 
 hoặc giờ . phút hoặc giờ . phút 
 4. Bài toán:
 Một của hàng ngày đầu bán được 135m vải, ngày thứ hai bán được 360m vải, ngày thứ 3 bán được bằng 1/3 số m vải đã bán trong 2 ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải? 
B. Đáp án:
 Phần1: 1- C 2 – D 3 – B 4 – C 5 – A 6 - C 
 Phần2: 
Bài 1: 
 31 825	 27 450 6
 x 3 34 4590
 95 475 45
 00
 0
Bài 2: 
Mười chín nghìn bốn trăm hai mươi lăm 70 628
Bảy mươi nghìn sáu trăm hai mươi tám 55 306
Năm mươi lăm nghìn ba trăm linh sáu 19 425
Ba mươi nghìn không trăm ba mươi 90 001
Chín mươi nghìn không trăm linh một 30 030
Bài 3: 4 giờ 3 phút 8 giờ 20 phút 
 hoặc 16 giờ 30 phút hoặc 20 giờ 20 phút
Bài 4: Bài giải
 Số vải bán trong 2 ngày đầu là:
 135 + 360 = 495 (m)
 Số vải bán trong ngày thứ 3 là:
 495 : 3 = 165 (m)
 Đáp số: 165 m
2. Học sinh: bút, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài kiểm tra
- HS hòa nhập: - Học sinh thực hiện làm bài kiểm tra 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 30 phút 
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên giao đề
- Học sinh làm bài 
- Giáo viên thu bài, chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Gv nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: Học sinh biết: 
a. Nhận thức khoa học
- Biết được đặc điểm chính của các đới khí hậu.
- Biết kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
b. Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh 
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
* Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tự học, tìn tòi.
3. Nội dung tích hợp: 
* GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Một năm có mấy mùa đó là những mùa nào?
+ Một năm có bao nhiêu ngày, được chia thành bao nhiêu tháng?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
 - Giới thiệu bài 
- Ghi đầu bài lên bảng.
+ 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh:
- Học sinh nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Học sinh nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu trên. 
* Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp, trình bày 2 phút 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh quan sát hình trong SGK
- Giáo viên đưa câu hỏi, học sinh nói cho nhau nghe
+ Hãy nêu những nét khí hậu đặc trưng của các nước: Nga, Úc, Brazin, Việt Nam?
+ Vì sao khí hậu các nước này khác nhau?
- GV giới thiệu ở 2 nửa bán cầu Bắc và Nam đều có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- HS chỉ vị trí 3 đới khí hậu trên quả địa cầu.
*Kết luận: Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. 
Hoạt động nhóm
- HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của 3 đới khí hậu trên?
+ Tìm trên quả địa cầu 3 nước nằm trên 3 đới khí hậu trên?
+ Việt Nam nằm trên đới khí hậu nào?
*Kết luận: + Nhiệt đới nóng quanh năm.
+Ôn đới ấm áp, có đủ 4 mùa.
+ Hàn đới rất lạnh
+ở 2 cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. 
1. Các đới khí hậu ở Bắc và Nam bán cầu:
- Nga: lạnh; - Úc: mát mẻ.
- Brazin: nóng; 
- Việt Nam: cả nóng và lạnh
- Vì chúng nằm trên các vị trí khác nhau trên Trái Đất.
2. Đặc điểm chính của các đới khí hậu:
Đới khí hậu
Đặc điểm khí hậu chính
Hàn đới
- Lạnh quanh năm
- Có tuyết
Ôn đới
- ấm áp, mát mẻ
- Có đủ 4 mùa
Nhiệt đới
- Nóng, ẩm, mưa nhiều
3. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh :
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp 
- Hướng dẫn học sinh thực hành theo SGK
+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của VN và cho biết VN thuộc đới khí hậu nào?
+ Tìm các đới khí hậu trên quả địa cầu
- GV nhận xét, đánh giá chung
=> GV chốt lại toàn bộ nội dung bài
2. Thực hành 
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố mở rộng kiến thức
- HS hòa nhập: Học sinh củng cố mở rộng kiến thức 
* Phương pháp: quan sát 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp 
* Giáo dục BVMT: Ba đới khí hậu này tạo nên 2 loại khí hậu khác nhau là: nóng và lạnh. 2 loại khí hậu này ảnh hưởng tới sự phân bố của các sinh vật. Có sinh vật ưa nóng, có sinh vật ưa lạnh.
+ Hãy lấy VD về một số sinh vật sống ở các đới khí hậu khác nhau
- Giáo viên cho học sinh xem video về thời tiết của 3 đới khí hậu khác nhau
5. Củng cố, dặn dò: 3 phút 
- Học sinh xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VỊNH HẠ LONG
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- HS tìm hiểu về thực trạng môi trường biển vịnh Hạ Long; biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường biển vịnh Hạ Long.
b. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Thực hiện thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Góp phần bồi dưỡng học sinh ý thức bảo vệ môi trường biển vịnh Hạ Long.
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS: 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về việc bảo vệ môi trường biển vịnh Hạ Long.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu học tập
 - Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Tại sao phải vệ sinh trường lớp?
+ Em cần làm gì để giữa vệ sinh trường lớp?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về thực trạng môi trường biển vịnh Hạ Long; biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường biển vịnh Hạ Long.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 20 phút 
*Cách tiến hành: 
 Hoạt động nhóm
- GV nêu câu hỏi, HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Các nhóm nối tiếp trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu thực trạng môi trường biển vịnh Hạ Long?
+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó?
+ Muốn giữ vệ sinh môi trường biển vịnh Hạ Long chúng ta cần làm gì?
- Đại diện các nhóm khác bổ sung
- Giáo viên kết luận 
1. Tìm hiểu môi trường biển vịnh Hạ Long:
2. Biện pháp bảo vệ:
- Không vứt rác xuống biển
- Thu vớt rác trên biển....
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Hs củng cố việc giữa gìn vệ sinh vịnh Hạ Long
 * Phương pháp: sắm vai 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm 
- HS chọn môkt hoặc hai tình huống của nhóm và tập đóng vai.
- GV mời từng nhóm lên bảng thể hiện
+ Nhóm nào diễn tốt nhất? 
+ Cách ứng xử nào tốt nhất? tại sao? 
- Lớp và GV nhận xét. GV công nhận những tình huống phù hợp có ND đúng là biểu hiện giữ gìn VS vịnh Hạ Long
3. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Gia đình bạn Lan đi tham quan vịnh Hạ Long, em của Lan muống vứt bánh xuống biển cho cá ăn. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Lớp em tổ chức vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ vịnh Hạ Long, nhưng em lại vẽ không đẹp. Em sẽ làm gì khi đó?
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Thực hành giữ vệ sinh khi tham quan vịnh Hạ Long và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện
- Chuẩn bị giờ sau.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
+ Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa 
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới .
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Chăm học, trách nhiệm với bản thân, với xã hội; nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.
3. Nội dung tích hợp: 
* GD BVMT: GV liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Cuốn sổ tay” 
+ Nêu nội dung bài 
-Gv mời hs quan sát tranh:
 -Mời hs nói về hình ảnh trong tranh minh hoạ bài đọc, 
 - Gv ghi đầu bài: 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa).
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV đưa câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS đọc chú giải SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng
+ Đoạn 1: Giọng khoan thai
+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn (một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,...)
+ Đoạn 3: Giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
- Từ khó: nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng 
- Câu dài:
+ Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra,/ chưa kịp nhìn địch thủ,/ đã bị Ong ở sau cánh cửa bay ra/ đốt túi bụi.//
- Giải nghĩa từ: Chú giải
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời 
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? 
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
+ Sau cuộc chiến thái độ của ông Trời thay đổi như thế nào?
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen?
+ Nêu nội dung chính của bài?
*Kết luận: Nhờ lòng dũng cảm và sự đoàn kết mà Cóc và các bạn đã thắng được Ông trời.
1. Lý do Cóc đi kiện Trời:
- Vì lâu ngày Trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
2.Diễn biến cuộc chiến đấu.
- Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp nấp ở 2 bên.
- Trời sai Gà ra trị tội Cóc liền bị Cáo nhảy ra cắn cổ tha đi, Trời sai Chó ra trị tội Cáo thì bị Gấu quật chết tươi, Trời sai Thần Sét ra trị tội Gấu thì bị Ong đốt túi bụi, Thần nhảy vào chum nước thì bị Cua cắp, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
- Trời đành mời Cóc vào nói chuyện.
- Cóc dũng cảm, thông minh, thương muôn loài.
*Nội dung: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
 * Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- GV đọc mẫu đoạn 1 và hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn 
+ Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
+ Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào?
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- 2- 3 HS thi đọc lại đoạn 
- 1 HS đọc lại toàn bài.
* Tiêu chí bình chọn:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Kể lại được một đoạn truyện theo lời kể của một nhân vật trong truyện dựa vào tranh minh hoạ
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?
+ Vậy có thể kể theo lời của những ai?
2. Hướng dẫn kể chuyện
- HS quan sát từng tranh nêu vắn tắt nội dung từng bức tranh.
- GV lưu ý HS: Chỉ cần kể một đoạn truyện mà mình thích theo lời của một trong các nhân vật trên
- 1 HS kể mẫu.
- GV nhận xét cách nhập vai, cách kể.
- Từng cặp HS thi kể từng đoạn của chuyện theo lời của 1 nhân vật.
- Vài HS thi kể cả câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn
+ Theo lời của một nhân vật trong truyện
+ Gấu, Cọp, Ong, Cáo, Trời, Thiên Lôi
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân
 * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 8 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Em học được gì từ qua câu chuyện?
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
Giáo viên liên hệ: * GDBVMT: Nếu thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt do thiên nhiên (Trời) sinh ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường thì cũng phải gánh chịu các hậu quả đó. Vậy theo em, con người cần làm gì để hạn chế thiên tai? 
+ cần đoàn kết với nhau, cần biết bảo vệ công lí,...)
+ trồng rừng, không chặt phá rừng bừa bãi,
5. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- VN tuyên truyền cho người thân về việc bảo vệ môi trường, 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 162: ÔN TÂP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị PHTT
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”:
+ Chữ số 7 ở hàng nào? : 21715 ; 12197 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
-- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Giải thích cách làm?
+ Nhận xét gì về dãy số trên phần a?
+ Nhận xét gì về dãy số trên phần b?
*Kết luận: Chốt các dãy số cách nhau 
10 000 và 5000 đơn vị.
Bài 1:Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch
+ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 10 000 đơn vị
+ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 5000 đơn vị
 0 10000 20000 . 60000 
75000 80000 85000 . 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS đọc số theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện nhóm đọc số.
+ Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1;4;5 phải đọc như thế nào?
*Kết luận: Cách đọc các số có năm chữ số.
Bài 2: Đọc các số: 36 982; 54 175; 90 631; 14 034; 8066; 71 459; 48 307; 2003; 10 005 (theo mẫu).
+ 36 982: Ba mươi sáu nghìn chín trăm tám mươi hai.
+ 71 459: Bảy mươi mốt nghìn bốn trăm năm mươi chín.
+ 10 005: mười nghìn không trăm linh năm.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 4 HS làm bài trên bảng.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
? Giải thích cách làm?
 + HS đối chiếu kết quả.
*Kết luận: cách phân tích số thành tổng và ngược lại.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
? Giải thích cách làm?
? Nêu quy luật của từng dãy số?
+ HS đối chiếu kết quả.
*Kết luận: Cách tìm các số còn thiếu trong dãy số cho trước.
Bài 3: Viết (theo mẫu):
a) 6819= 6000 + 800 + 10 + 9
 2096 = 2000 + 90 + 6
 5204 = 5000 + 200 + 4
 1005 = 1000 + 5
b) 9000 + 900 + 90 + 9 = 9999
 9000 + 9 = 9009
 7000 + 500 + 90 + 4 = 7594
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.
b) 14 300; 14 400; 14 500; 14 600; 
14 700.
c) 68 000; 68 010; 68 020; 68 030; 
68 040.
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh vận dụng củng cố kiến thức
* Phương pháp: thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Điền tiếp một số vào chỗ chấm:
a. 12, 14, 16, 
b. 3, 6, 9 , 
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
+ Năng lực ngôn ngữ: 
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi câu thơ.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: cọ, mặt trời xanh,...
+ Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “ Mặt trời xanh ” và những dòng thơ tả vẽ đẹp đa dạng của rừng cọ 
* Năng lực chung:
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh:
+ Chăm học, trách nhiệm.
+ Yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc bài “Cóc kiện trời”
+ Nêu nội dung của bài.
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu (2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Học sinh hướng dẫn chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ:
- Đọc từng đoạn trong nhóm bàn
- Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
*Kết luận: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Giọng tha thiết, trìu mến 
- Từ khó: lắng nghe, lên rừng, lá xòa, mặt trời, lá ngời ngời
- Chia đoạn: theo khổ thơ
- Luyện đọc câu: 
Đã có ai/ lắng nghe/
 Tiếng mưa/ trong rừng cọ/
 Như tiếng thác/ đổ về/
 Như ào ào/ trận gió.// 
+ Học sinh đọc Chú giải
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Hiểu được tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh "mặt trời xanh" và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ
 * Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc thầm cả bài.
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào trong rừng?
+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị
+Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
+ Em có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không? Vì sao?
+ Nêu nội dung của bài?
*Kết luận: Hình ảnh rừng cọ được miêu tả rất đẹp thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.
+ Với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào
+...nhà thơ tìm thấy trời xanh qua từng kẽ lá.
+ Lá cọ hình quạt gân lá xoè ra như những tia nắng...
VD:
+ Em thích cách gọi đó vì nó rất đúng. 
+ Vì cách gọi ấy rất lạ: mặt trời không đỏ mà lại có màu xanh. ( )
*Nội dung: Tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, đọc thuộc lòng bài thơ
 * Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV chọn một đoạn để luyện đọc.
- HS nêu cách đọc. Nhiều HS đọc lại.
- 4- 5 HS thi đọc 
- HS- GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- 2 -3 nhóm HS thi đọc thuộc lòng.
- HS - GV nhận xét bình chọn 
bạn đọc hay theo tiêu chí của GV.
* Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Truyền điện:
+ Đặt câu về cây cối có sử dụng so sánh.
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị: 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 163: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh củng cố 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh kiên trì, nhẫn nại. Ham học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK, vở, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
+ Chữ số 5 thuộc hàng nào?
45 320; 705 215; 36 015; 85 755;
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: - Học sinh:
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000 
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định 
* Phương pháp: thực hành, hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Nhận xét Đ/S?
+ Giải thích cách làm?
- HS đổi chéo bài kiểm tra.
*Kết luận: Thực hiện tìm kết quả các phép tính rồi mới so sánh
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Nhận xét Đ/S?
+ Muốn tìm số lớn nhất phải làm gì?
*Kết luận: Lưu ý HS so sánh các số để tìm số lớn nhất.
Bài tập 1: Điền dấu >; <; =
27469 27470 
70000 + 30000 99 000
85100 85099 
80000 + 10000 99000
30000 29000+1000 
90000 +9000 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.docx