Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

I. MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: tận số, rỉ, giật phắt, .

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5)

- HSNK: Đọc tốt, nêu được nội dung chính câu chuyện.

2. Kể chuyện

- HSNK: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời kể của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK).

- Tích hợp BVMT: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 54 trang ducthuan 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 32 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021
Ngày soạn: 17/4/2021
Ngày giảng: 19/4/2021
SÁNG
Tiết 1. Chào cờ
Tiết 2. Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU
- Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải to¸n có phép nhân (chia).
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Vận dụng thành thạo trong các bài tập và làm được thêm bài 4.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Tính nhẩm: 72 000 : 9
 64 000 : 8
 12 000 : 4
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
- Nhận xét, đánh giá
a) 10715 b) 21542
 x 6 x 3
 64290 64626
30755 5 48729 6
 07 6151 07 8121 (dư 3)
 25 12
 05 09
 0 3
Bài 2 
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán
- Y/c HS giải bài vào vở 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số bánh nhà trường đã mua là:
4 x 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh là:
420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số: 210 bạn
Bài 3
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Y/c HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
 Đáp số: 48 cm2
* Bài 4: HSNK
- Gọi HS đọc bài toán
- 1 tuần gồm có mấy ngày?
- Từ chủ nhật này đến chủ nhật tiếp theo là bao nhiêu ngày?
- Ngày 8 tháng 3 là chủ nhật, muốn tìm chủ nhật tiếp theo ta làm gì?
- HS tự tìm những ngày chủ nhật tiếp theo trong tháng 3
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc
- Làm bài vào vở
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
- Đọc
- Phân tích bài toán
- Tự giải bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc
- Nêu quy tắc
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3, 4. Tập đọc – Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: tận số, rỉ, giật phắt, ...
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5)
- HSNK: Đọc tốt, nêu được nội dung chính câu chuyện.
2. Kể chuyện 
- HSNK: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời kể của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK).
- Tích hợp BVMT: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Bài hát trồng cây” và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Người đi săn và con vượn 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu 
- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn 
- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm 
- Gọi các nhóm thi đọc
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
 - Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2
+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì
- Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài:
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
- Nhận xét, chốt: Vượn mẹ đã làm những gì nó có thể làm để săn sóc và bảo vệ con. Qua đó, ta thấy nó cũng có tính cảm yêu thương như con người.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn còn lại 
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta? 
- Tích hợp: Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ những loài vật có ích?
=>Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường
4. Luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Y/c HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi
- Y/c HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, đánh giá
KỂ CHUYỆN
5. GV nêu nhiệm vụ
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện
6. Hướng dẫn kể chuyện
- Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh 
- Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh
+ Đoạn 1. Giới thiệu tài năng của người đi săn.
+ Đoạn 2. Tả lại cảnh bác thợ săn bắn trúng vượn mẹ đang ôm con.
+ Đoạn 3. Kể lại phản ứng của vượn mẹ.
+ Đoạn 4. Kể lại phản ứng của bác thợ săn.
- Gọi HSNK kể mẫu 4 đoạn câu chuyện 
- Y/c HS tập kể trong nhóm 4
- Gọi HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét, đánh giá
7. Củng cố dặn dò: 
- Qua câu chuyện em có suy nghĩ gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc lại bài, xem trước bài mới 
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Đọc từng câu nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài
- Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4
- Thi đọc đoạn 2
- Đọc đồng thanh toàn bài
- Đọc thầm đoạn 1.
- Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn: Chẳng may con thú rừng nào gặp bác thì coi như đấy là ngày tận số.
- Đọc thầm đoạn 2.
- Vượn mẹ rất căm giận bác thợ săn.
- Đọc thầm đoạn 3.
- HSNK: Chi tiết cho thấy vượn mẹ chết rất thương tâm: đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
- Nghe
- Đọc thầm đoạn 4.
- Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, hai hàng nước mắt từ từ lăn trên má bác thợ săn đã cắn răng bẻ gãy nỏ lẳng lặng ra về. Từ đó bác không bao giờ đi săn nữa.
- HSNK: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường.
- Phát biểu: Không được giết hại thú rừng, không được săn bắt bừa bãi động vật, ... Cần phải bảo vệ.
- HS đọc lại nội dung.
- Lắng nghe, đọc lại
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét
- Đọc
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện 
- Nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh 
- HS NK kể 
- Thực hiện yêu cầu
- Thi kể
- Nhận xét
- Phát biểu
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tự nhiên và xã hội
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên trái đất
- Biết một ngày có 24 giờ.
- HSNK: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu theo ý hiểu.
- GDHS: Tích hợp bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 120, 121
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Vì sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
- Hãy so sánh độ lớn của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh 
- Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 trang 120 và 121 sách giáo khoa thảo luận nhóm đôi
- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu? 
- Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
- Khoảng thời gian phần Trái Đất không được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
- Kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian được MT chiếu sáng gọi là ban ngày. Khoảng thời gian không được MT chiếu sáng gọi là ban đêm.
3. Hoạt động 2: Thực hành
- Y/c HS đọc hướng dẫn thực hành (SGK-tr.120)
- Yêu cầu các nhóm thực hành làm như hướng dẫn trong sách giáo khoa 
- Nhận xét, kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
4. Hoạt động 3: Thảo luận cá lớp 
- Giáo viên đánh dấu một điểm trên quả cầu. Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ 
- Quy ước thời gian cho Trái Đất quay được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày 
- Vậy một ngày có bao nhiêu giờ?
- Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? 
- Ngày và đêm trên trái đất diễn ra như thế nào?
- Kết luận nội dung bài học: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ.
- Ngày nay, trái đất chúng ta đang ngày càng nóng lên và kèm theo đó hằng năm thiện tai, hạn hán thường xảy ra. Mỗi chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ trái đất?
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Trả lời
- HSNK so sánh
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi
-Vì phần bên kia quả địa cầu đã bị che khuất 
- Khoảng thời gian được MT chiếu sáng gọi là ban ngày
- Khoảng thời gian không được MT chiếu sáng gọi là ban đêm.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Quan sát, nhận xét 
- Nghe, ghi nhớ
- Quan sát
- Một ngày có 24 giờ 
- Nếu như Trái Đất ngừng quay thì trên Trái Đất sẽ không có ngày và đêm 
- HSNK phát biểu
- Nghe, vài học sinh đọc mục bạn cần biết.
- Nghe, liên hệ những việc cần làm để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Đạo đức
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Biết: môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe. 
- Biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm. Có thái độ phản đối những hành vi phá hoại môi trường sống 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các thông tin về tình hình môi trường ở địa phương 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Vì sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
- Hãy nêu những việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiêu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động1: Báo cáo kết quả điều tra 
- Yêu cầu lớp vẽ tranh mô tả môi trường nơi em đang sống
- Mời lần lượt từng em mô tả lại bức tranh môi trường em vẽ 
- Theo em nơi mình đang sống có phải là môi trường trong sạch không?
- Em đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sạch đẹp như thế nào? 
- Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà thực hành bảo vệ môi trường, chuẩn bị bài sau 
- Trả lời
- Nhận xét
- HS nêu
- Lắng nghe
- Nhớ hình dung lại môi trường nơi mình đang ở để vẽ tranh 
- Lần lượt từng em lên giới thiệu bức tranh của mình trước lớp .
- Nêu nhận xét 
- Trả lời
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021
Ngày soạn: 17/4/2021
Ngày giảng: 20/4/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán ( SGK mới)
BÀI 19. HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.
HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức, kĩ năng:
 - Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác. 
	- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hìnhtam giác, hình tứ giác.
	Phát triển năng lực
	- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
	- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
	- Bộ đồ dùng học Toán 3.
	- Hình tam giác, hình tứ giác bằng bìa.
	- Giấy ô vuông, kéo.
	- Phiếu BT 1 phóng to; chuẩn bị giấy màu đánh dấu các điểm như BT 3 trong SGK.
	2. Học sinh:
	- SGK, thước kẻ, bút chì, kéo.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ 
- Cô khen các bạn rất giỏi. Hôm nay cô sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một số yếu tố cơ bản của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật và hình vuông nhé!
- Ghi đầu bài lên bảng
2. Khám phá:
2.1. Hình tam giác:
- GV đánh dấu 3 điểm A, B, C trên bảng kẻ ô vuông, nối 3 điểm cô được hình gì? 
? Em hãy đọc tên hình tam giác trên bảng.
? Hình tam giác ABC có mấy cạnh?
? Em hãy nêu tên các cạnh của hình tam giác?
? Hình tam giác có mấy đỉnh? mấy góc?
? Em hãy nêu tên các đỉnh, các góc, các cạnh của hình tam giác.
=> GV chốt: Hình tam giác ABC có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc.
- Y/c HS nhắc lại
- Em hãy tìm một số đồ vật có dạng hình tam giác? 
2.2. Hình tứ giác:
- GV đánh dấu 4 điểm M, N, P, Q trên bảng kẻ ô vuông, nối các điểm với nhau để được hình tứ giác.
- Cô nối các điểm với nhau được hình gì?
- Y/c HS đọc tên hình tứ giác MNPQ
? Hình tứ giác MNPQ có mấy cạnh? Hãy nêu tên các cạnh đó?
? Hình tứ giác có mấy đỉnh? mấy góc?
? Em hãy lên bảng chỉ và nêu tên đỉnh, các góc và lên chỉ hình trên bảng.
 => GV chốt: Hình tứ giác có 4 đỉnh, 4 cạnh và 4 góc.
- Em hãy tìm một số vật có dạng hình tứ giác?
- Tuyên dương, khen ngợi
* Qua phần khám phá, cô thấy các bạn đã nhận biết và nắm được một số yếu tố cơ bản của hình tam giác và hình tứ giác. Để giúp các bạn hiểu sâu, nắm vững về bài học, cô sẽ cùng cả lớp chuyển sang phần hoạt động.
3. Hoạt động
* Bài 1. Hoàn thành bảng sau ( theo mẫu)
- GV HD HS quan sát mẫu
? QS hình vẽ, bạn nào cho cô biết, bảng trên có mấy dòng? Mỗi dòng cho biết gì?
- Y/c HS đọc mẫu
- Y/c HS làm vào SGK, 1 HS làm trên phiếu to.
- GV theo dõi giúp đỡ HS kịp thời
=>Nhận xét, chốt lại KT: 
- Hình tam giác DEG;
 Các đỉnh: D, E, G; 
 Các cạnh: DE, EG, GD.
- Hình tứ giác MNPQ
Các đỉnh: M, N, P,Q
Các cạnh: MN, NP, PQ, QM.
- Cô thấy qua BT 1, các bạn làm rất tốt rồi, nhưng cô muốn thử xem bạn nào thông minh, tinh mắt nhất trong việc quan sát và tìm ra các hình tam giác, tứ giác có trong hình vẽ ở BT 2 nhé!
* Bài 2. Kể tên các hình tam giác và các hình tứ giác trong hình dưới đây:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT 2
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nêu tên các hình tam giác, hình tứ giác có trong hình vẽ.
- Mời các nhóm hỏi đáp trước lớp
=> GV nhận xét, chốt: Có 3 hình tam giác: ACD; ABC; BEC.
Có 3 hình tứ giác: ABED; ABEC; ABCD.
- HSNK: Hãy nêu các cạnh của từng hình tam giác, hình tứ giác.
- Nhận xét, tuyên dương
* Các bạn đã nắm rất tốt về hình tam giác và hình tứ giác. Tiếp theo, cô muốn thử tài bạn nào tinh mắt, khéo tay có thể giúp bạn Mi cắt tờ giấy qua các điểm để được các hình như trong yêu cầu của bài tập nhé!
* Bài 3. Mi đánh dấu một số điểm rên tờ giáy màu ( như hình vẽ). Mi sẽ cắt tờ giấy qua các điểm được đánh dấu.
a) Mi có thể cắt tờ giấy theo đường nào để tạo thành 2 hình tứ giác?
b) Mi có thể cắt tờ giấy theo đường nào để tạo thành 2 hình tam giác?
c) Mi có thể cắt tờ giấy theo đường nào để tạo thành 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS nối các điểm với nhau bằng bút chì và thước kẻ
- Cho HS thảo luận nhóm 4, cắt hình như yêu cầu bài tập
- Gọi HS nêu các cách cắt 
=> Nhận xét, chốt: GV vừa chốt KT vừa thao tác trên giấy nối các đoạn thẳng cho HS quan sát.
a) Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng MN;
b) Có 2 cách cắt: Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng AC; Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng BD.
c) Có 4 cách cắt như sau:
- Cách 1: Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng AN;
- Cách 2: Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng BN;
- Cách 3: Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng CM
- Cách 4: Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng 
DM.
- Tuyên dương những cặp làm bài tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hình tam giác có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy góc?
- Hình tứ giác có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy góc?
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS TLCH, giải câu đố
- Nghe
- Nối tiếp đọc đầu bài
- Theo dõi, trả lời
- HS đọc hình tam giác ABC
- TL: Hình tam giác ABC có 3 cạnh
- Các cạnh của hình tam giác: AB, BC, CA.
- Hình tam giác có 3 đỉnh, 3 góc
- HS nêu : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C; Các góc A, B, C; các cạnh AB, BC, CA.
- Nghe, ghi nhớ
- HS nối tiếp nhắc lại: Hình tam giác ABC có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc.
- HS tìm, VD: Cờ đuôi nheo, khăn quàng đỏ, cờ th đua, 
- Trả lời
- HS nối tiếp đọc hình tứ giác MNPQ
- Hình tứ giác MNPQ có bốn cạnh, đó là MN, NP, PQ, QM.
- Hình tứ giác có 4 đỉnh, 4 góc.
 - HS nêu tên các đỉnh, các góc và lên chỉ hình trên bảng.
- Nghe, ghi nhớ, nối tiếp nhắc lại
- HS tìm, VD: ô cửa sổ, tủ thư viện, 
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát
- Bảng trên có 4 dòng. Dòng thứ nhất là hình vẽ, dòng thứ hai cách gọi tên hình, dòng thứ ba các đỉnh, dòng thứ tư các cạnh.
- HS đọc: Hình tam giác ABC; Các đỉnh A, B, C; Các cạnh: AB, BC, CA.
- HS làm bài
- Nhận xét bài trên phiếu to.
- Đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp
- Thực hiện, VD
? Hình vẽ trong bài có mấy hình tam giác?
? Bạn hãy nêu tên các hình tam giác đó?
? Đố bạn, hình vẽ có mấy hình tứ giác? 
? Bạn hãy đọc tên các hình tứ giác đó?
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HSNK nêu
- Đọc yêu cầu
- Nghe
- HS thảo luận, thực hành cắt hình như yêu cầu trong SGK
- Đại diện nhóm nêu các cách cắt
- Nhận xét, bổ sung
- HS TL
- HSTL
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 2. Toán ( SGK mới)
BÀI 19. HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.
HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức, kĩ năng:
 - Nhận biết được hình chữ nhật, hình vuông. 
	- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông.
	Phát triển năng lực
	- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
	- Lựa chọn được phép toán để giải quyết được các bài tập liên quan đến phép toán.
	- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
	- Bộ đồ dùng học Toán 3.
	- Hình chữ nhật, hình vuông bằng bìa.
	- Giấy ô vuông, thước kẻ, ê - ke.
	- Phiếu BT 1, BT 3 trong SGK phóng to.
	2. Học sinh:
	- SGK, vở ô li, thước kẻ, ê - ke.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
 - Hòn gì từ đất nặn ra
Xếp vào lò lửa nung ba, bốn ngày
Khi ra da đỏ hây hây
Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà?
 Là gì?
- Áo em có đủ các màu
Thân em trắng muốt như nhau thẳng hàng
Mỏng dày là ở số trang
Lời thầy cô kiến thức vàng trong em
 Là gì?
- Cô khen các bạn rất giỏi. Hôm nay cô sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật và hình vuông nhé!
- Ghi đầu bài lên bảng
2. Khám phá:
2.1. Hình vuông:
- GV đánh dấu 4 điểm A, B, C, D trên bảng kẻ ô vuông, nối 4 điểm cô được hình gì? 
? Em hãy đọc tên hình vuông trên bảng.
? Hình vuông ABCD có mấy cạnh?
? Em hãy nêu tên các cạnh của hình vuông?
? Hãy so sánh các cạnh của hình vuông?
? Hình vuông có mấy đỉnh? mấy góc? Em hãy lên chỉ tên các góc, đỉnh của hình vuông
? Các góc của hình vuông như thế nào?
- GV dùng ê – ke để kiểm tra các góc của hình vuông.
=> GV chốt: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- Y/c HS nhắc lại
- Em hãy tìm một số đồ vật có dạng hình vuông? 
2.2. Hình chữ nhật:
- GV đánh dấu 4 điểm M, N, P, Q trên bảng kẻ ô vuông, nối các điểm với nhau để được hình chữ nhật.
- Cô nối các điểm với nhau được hình gì?
- Cô đặt tên cho hình chữ nhật MNPQ
? Hình chữ nhật MNPQ có mấy cạnh? Hãy nêu tên các cạnh đó?
? Các cạnh của hình chữ nhật như thế nào?
? Độ dài cạnh dài của hình chữ nhật được gọi là gì?
? Độ dài cạnh ngắn của hình chữ nhật được gọi là gì?
? Hình chữ nhật có mấy đỉnh? mấy góc?
- Mời HS lên bảng chỉ tên các góc, đỉnh của hình chữ nhật
? Em có nhận xét gì về các góc của hình chữ nhật?
- GV dùng ê – ke để kiểm tra các góc
=> GV chốt: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng.
- Em hãy tìm một số vật có dạng hình chữ nhật?
- Tuyên dương, khen ngợi
* Yêu cầu HS so sánh hình vuông và hình chữ nhật
- Em hãy so sánh hình vuông và hình chữ nhật có điểm gì giống và khác nhau? 
* Qua phần khám phá, cô thấy các bạn đã nhận biết và nắm được một số yếu tố cơ bản của hình vuông và hình chữ nhật. Để giúp các bạn hiểu sâu, nắm vững về bài học, cô sẽ cùng cả lớp chuyển sang phần hoạt động.
3. Hoạt động
* Bài 1. HĐ nhóm 4
a) Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông?
- GV Y/c HS quan sát hình vẽ trong BT
? Vì sao em biết là hình vuông? (HSNK)
? Tại sao hình ABCD và hình NMPQ không phải là hình vuông? ( HSNK)
b) Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật?
? Vì sao em biết đó là hình chữ nhật?
? Hình ABCD tại sao không được gọi là hình chữ nhật?
=> Qua BT 1, các em đã nhận biết rất tốt về hình chữ nhật và hình vuông. Bây giờ cô muốn xem bạn nào biết dùng thước kẻ đo các cạnh của mỗi hình dưới đây đúng chính xác, cô sẽ cùng cả lớp chuyển sang BT 2.
* Bài 2) HĐ cá nhân
Cho hình vuông ABCD và hình chữ nhật MNPQ như hình vẽ:
Bằng cách đo, hãy xem mỗi câu dưới đây đúng hay sai?
- Y/C HS dùng thước kẻ để đo ( Lưu ý: Đo từ vạch số 0 trên thước kẻ)
=> Nhận xét, chốt:
a) Cạnh của hình vuông bằng 3 cm. Đ
b) Chiều rộng của hình chữ nhật MNPQ bằng 4 cm. S
c) Hình chữ nhật MNPQ có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Đ
 - Tuyên dương những HS trả lời tốt.
* Các bạn đã biết cách đo độ dài cạnh của hình vuông và các cạnh của hình chữ nhật. Để giúp các bạn củng cố sâu hơn về độ dài các cạnh của hình chữ nhật, cách chuyển đổi từ đơn vị đo m sang đơn vị đo đề - xi – mét và viết được phép tính có kèm theo đơn vị đo phù hợp với yêu cầu BT, cô sẽ cùng cả lớp chuyển sang BT 3.
* Bài 3) Nhà bốn bạn dế mèn, dế trũi, châu chấu và xén tóc ở bốn đỉnh của một hình chữ nhật ( Như hình vẽ)
- GV HD HS quan sát 
- Y/c HS quan sát, thảo luận cặp
- Y/c HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV chấm một số bài của HS
- Nhận xét, chốt:
a) Nhà dế mèn cách nhà xén tóc 13 dm.
b) Nhà dế mèn cách nhà dế trũi 2 m hay 20 dm.
c) Dế mèn đi qua nhà dế trũi hết 2 m hay 20 dm. Đi từ nhà dế trũi đến nhà châu chấu hết 13 dm.
20 dm + 13 dm = 33 dm
Vậy dế mèn đã đi 33 dm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật?
- Nhận xét tiết học, dặn HS CB bài sau.
- HS giải câu đố
- Nghe
- Nối tiếp đọc đầu bài
- Theo dõi, trả lời
- HS đọc hình vuông ABCD
- TL: Hình vuông ABCD có 4 cạnh
- HS nêu tên các cạnh của hình vuông: AB, BC, CD, DA.
- Các cạnh của hình vuông đều bằng nhau: AB= BC= CD = DA.
- Hình vuông có 4 đỉnh, 4 góc
- HS lên chỉ trên bảng
- Các góc của hình vuông đều là góc vuông.
- Theo dõi
- Nghe, ghi nhớ
- HS nối tiếp nhắc lại: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- HS tìm, VD: viên gạch men, viên gạch đỏ lát sân trường 
- Trả lời: hình chữ nhật
- HS nối tiếp đọc hình chữ nhật MNPQ
- Hình chữ nhật MNPQ có bốn cạnh, đó là MN, NP, PQ, QM.
- Hình chữ nhật MNPQ có 2 cạnh dài MN và PQ bằng nhau và 2 cạnh ngắn MQ và NP bằng nhau.
- Độ dài cạnh dài của hình chữ nhật được gọi là chiều dài.
- Độ dài cạnh ngắn của hình chữ nhật được gọi là chiều rộng.
- Hình chữ nhật có 4 đỉnh, 4 góc.
- HS thực hiện
- Các góc của hình chữ nhật đều là góc vuông.
- Theo dõi
- Nghe, ghi nhớ, nối tiếp nhắc lại
- HS tìm, VD: quyển sách Toán, sách TV, cái bảng, cửa lớp học, 
- Giống nhau: Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 cạnh và 4 góc là các góc vuông.
- Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh đều bằng nhau; Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát thảo luận, nêu miệng: Hình EGHI là hình vuông.
- Vì hình EGHI có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông.
- Hình ABCD không phải là hình vuông vì có 4 góc vuông nhưng 4 cạnh không bằng nhau; Hình MNPQ có 4 cạnh bằng nhau nhưng 4 góc không phải là 4 góc vuông. Vì vậy, hình ABCD và hình MNPQ không phải là hình vuông.
- Hình MNPQ và hình RTXY là hình chữ nhật.
- HSNK giải thích: Hình MNPQ và hình RTXY đều có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc vuông.
- Hình ABCD không phải là hình chữ nhật vì có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau nhưng các góc không phải là góc vuông.
- Nghe
- Đọc yêu cầu BT
- HS thực hành đo
- Nêu miệng kết quả, nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát, thảo luận cặp đôi
- HS làm trong vở ô li, 1 em lên bảng làm bài.
- Dán lên bảng, nhận xét
- HS nêu: 
+ Giống nhau: Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 cạnh và 4 góc là các góc vuông. 
+ Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh đều bằng nhau; Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3. Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu lời giải.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Đặt tính rồi tính
67629 : 6 19145 : 5
- Nhận xét, đánh giá
67629 6 19145 5
07 11271 (dư 3) 41 3829
 16 14 
 42 45
 09 0
 3
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS giải bài toán
- Y/c HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết 10l mật ong đựng đều vào mấy can thì ta phải tìm được gì?
- Em làm thế nào để tìm được số lít mật ong trong mỗi can?
- Y/c HS giải bài vào nháp
- Nhận xét, đánh giá
- Y/c HS đọc lại bài giải và rút ra các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
- Kết luận
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc bài toán 
- Y/c HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Y/c HS tự giải bài toán
- HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số kg đường đựng trong mỗi túi là:
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần có để đựng 15 kg đường là:
15 : 5 = 3 (túi)
 Đáp số: 3 túi 
Bài 2 
- Gọi HS đọc bài toán
- Y/c HS tự giải bài toán
- Gọi HS lên bảng giải bài
- Nhận xét, đánh giá 
Bài giải
Số cúc cho mỗi cái áo là:
24 : 4 = 6 (cúc)
Số loại áo dùng hết 42 cúc là:
24 : 6 = 7 (cái áo)
 Đáp số: 7 cái áo 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức.
- HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá ý đúng:
a) 24 : 6 : 2 = 4 : 2 d) 18 : 3 x 2= 6 x 2
 = 2 = 12
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Đọc bài toán
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Giải bài vào nháp
- Đọc bài giải
- Nhận xét, bổ sung 
- Thực hiện yêu cầu
- Lắng nghe, nhắc lại
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Giải bài toán vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc
- Giải bài vào vở
- 1học sinh lên bảng giải bài 
- Nhận xét
- Đọc
- Nêu
- Làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Chính tả (Nghe – viết)
NGÔI NHÀ CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng bài “Ngôi nhà chung”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a, 3
- HSNK: Viết sạch sẽ, trình bày đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết ( 2 lần ) các từ ngữ trong bài tập 2a 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Đọc cho HS viết: rong ruổi, rũ rượi, thong dong, rủ rỉ
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
2. Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc bài chính tả 
- Y/c HS đọc lại bài 
- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
- Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì?
- HS đọc thầm lại bài, tìm từ khó hoặc dễ lẫn và luyện viết vào bảng con
- Nhận xét, đánh giá 
- Y/c HS nhắc lại tư thế ngồi viết chính tả.
- Đọc cho học sinh viết vào vở 
- Đọc lại để học sinh tự soát lỗi trong bài và ghi số lỗi ra ngoài lề vở
- Thu vở học sinh chấm và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a : 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Y/c HS tự làm bài 
- Y/c HS lên bảng thi làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Các từ điền đúng: nương, nương, lưng, nập, làm, nương, lên.
Bài 3. Đọc và chép lại các câu văn sau:
a) Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
b) Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
- Nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS viết lại các từ viết sai và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Lớp lắng nghe 
- Lắng nghe, theo dõi SGK
- Đọc
- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là Trái đất.
- Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là: bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
- Thực hiện yêu cầu: thế giới, tập quán riêng, đấu tranh, đói nghèo.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Lớp nghe và viết bài vào vở 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào VBT
- 2HS lên bảng thi
- Nhận xét 
- HS đọc lại lời giải đúng
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm vào vở
- Chữa bài, đọc lại lời giải đúng.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021
NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021
Ngày soạn: 18/4/2021
Ngày giảng: 22/4/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Vận dụng thành hạo để giải các bài toán và tính giá trị của biểu thức.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS lên bảng giải bài toán: Có 10 học sinh phân đều vào 5 bàn học. Hỏi có 36 học sinh cũng phân như thế thì cần bao nhiêu bàn học? 
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Mỗi bàn có số học sinh là:
10 : 5 = 2 (học sinh)
36 học sinh cần số bàn học là:
36 : 2 = 18 (bàn)
Đáp số: 18 bàn
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài toán 
- Y/c HS tóm tắt và phân tích bài toán 
- Y/c HS tự giải bài 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số đĩa trong mỗi hộp là:
48: 8 = 6 (cái)
Số hộp cần có để chúa 30 cái đĩa là:
30 : 6 = 5 (cái)
 Đáp số: 5 cái đĩa
Bài 2 
- Gọi HS đọc bài toán
- Y/c HS tự giải bài
- Gọi HS lên bảng giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số học sinh trong mỗi hàng là:
45 : 9 = 5 (học sinh)
Có 60 học sinh xếp được số hàng là:
60 : 5 = 12 (hàng)
 Đáp số:12 hàng 
Bài 3 
- Bài tập hỏi gì?
- HSNK nêu cách tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu lớp thực hiện tính biểu thức vào vở rồi nối với kết quả đúng
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
56 : 7 : 2 -> 4 36 : 3 x 3 ->

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_to.doc