Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
A- KTBC
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất
- GV nhận xét.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Tranh minh họa
2- Nội dung
Hoạt động 1. Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?
- Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
- Các bạn học sinh Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
- Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
* Câu chuyện nói lên điều gì?
GV chốt nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua
Hoạt động 3. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc.
- Nhận xét.
Hoạt động 4. Kể chuyện:
1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào các gợi ý và trí nhớ để kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của mình.
2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện:
+ Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK.
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
- Yêu cầu hs luyện kể câu chuyện theo nhóm:
+ Kể lại từng đoạn
+ Kể lại toàn bài
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét.
- Tổ chức cho 3 hs thi kể câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Dặn hs về nhà kể chuyện cho người thân nghe
Tuần 30 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021 SÁNG GIÁO DỤC TẬP THỂ Chào cờ ______________________ TOÁN Luyện tập I . MỤC TIÊU: - Biết cộng các số có đến năm chữ số. Giải bài toán bằng 2 phép tính và tính chu vi diện tích của hình chữ nhật. - Rèn HS thực hiện cộng và giải toán nhanh, thành thạo và chính xác. - HS có ý thức tự giác học bài. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép BT3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lấy ví dụ về phép cộng trong phạm vi 100 000 và thực hiện ví dụ đó - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học. 2. HD làm bài tập : - HS lấy vd. - 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con. Bài 1: Tính (theo mẫu) HS nêu yc. - GV gọi HS làm mẫu - GV yêu cầu HS làm cột 2,3 phần a, sau đó chữa bài. - 2 HS nêu miệng. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phép tính, HS làm cá nhân bảng con. - HSNX - GV viết bài mẫu phần b lên bảng (chỉ viết các số hạng, không viết kết quả) sau đó yc HS thực hiện phép tính này trước lớp. - HS làm mẫu . -GV yêu cầu HS cả lớp làm tiếp cột 2,3. - 2 HS lên bảng làm bài . HS cả lớp làm bài cá nhân vào bảng con. Chốt : Củng cố kĩ năng cộng các số có 5 chữ số (có nhớ – nhớ vào tổng các các hàng liền kề trước). Lưu ý trường hợp cộng nhiều số hạng. -HSNX, nêu cách thực hiện cộng các số. Bài 2 + B1: Đọc và xác định yc bài toán. - Gọi học sinh đọc đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yc gì ? + B2: Tóm tắt đề toán - Gọi HS tóm tắt đề toán. +B3: Phân tích bài toán, chỉ ra bước giải - Một HS đọc bài trước lớp. - Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng bằng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. - Tính chu vi và diện tích hcn. - HS tóm tắt đề toán. - GV yêu cầu HS tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD. - 1 HS lên bảng làm bài, HS làm cá nhân: +B4: Trình bày bài giải. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật ABCD là. 3 ´ 2 = 6( cm) Chu vi hình chữ nhật ABCD là. ( 6 + 3) ´ 2 =18 (cm). Diện tích hình chữ nhật ABCD là. 6 ´ 3 = 18 (cm2). Đáp số : 18 cm; 18 cm2 - Muốn tính chu vi hcn ta làm thế nào ? - Muốn tính diện tích hcn ta làm thế nào? +B5: Kiểm tra lại bài giải. - Gọi HS nhận xét. - Gv nhận xét. - Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng( cùng đơn vị đo) HSNX, HS nêu câu trả lời khác. - Lấy CD + CR cùng đv đo rồi nhân với 2. - Lấy CD x CR cùng đv đo. Bài 3 (BP) - GV treo bảng phụ có vẽ sơ đồ bài toán, yêu cầu HS cả lớp quan sát sơ đồ. - HS cả lớp quan sát sơ đồ. + B1: Đọc và xác định yc bài toán. - Gọi học sinh đọc đề bài . - Con cân nặng bao nhiêu kg ? Con cân nặng 17 kg. - Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng cuả con ? - Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con - Bài toán hỏi gì ? +B2: GV yêu cầu HS đọc thành đề bài toán. +B3: Phân tích bài toán, chỉ ra bước giải Cho HS nêu bước giải +B4: Trình bày bài giải. - GV yêu cầu HS làm bài. - Tổng cân nặng của mẹ và con. - HS có thể đọc : Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp ba lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - HS nêu đề toán khác. - HS nêu bước giải - HS làm bài cá nhân, 1 HS chữa bài: Bài giải +B5: Kiểm tra lại bài giải. - Gv nhận xét. * Nêu câu lời giải khác của bài toán Con cân nặng số ki – lô – gam là : 17 x 3 = 51 (kg) Cả hai mẹ con cân nặng số ki-lô–gam là: 17 + 51 = 68 (kg) Đáp số: 68 kg - HSNX. - HS nêu. Chốt : Củng cố cách giải bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần và liên quan đến phép cộng các số. 3. Củng cố dặn dò : - Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng các số có năm chữ số. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Phép trừ các số trong phạm vi 100 000. - HS nhắc lại 2 bước đặt tính và tính. TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua. I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật trong câu chuyện. *GDKNS: Giao tiếp. Tư duy sáng tạo. - Hiểu ND câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc. B - Kể chuyện: - Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý SGK.* HS kể lại được toàn bộ câu chuyện - HS đoàn kết với thiếu nhi thế giới. II.ĐỒ DÙNG: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK( GTB) III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. A- KTBC - Giờ trước các em được học bài gì? - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất - GV nhận xét. B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Tranh minh họa 2- Nội dung Hoạt động 1. Luyện đọc a) GV đọc toàn bài. b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: (+) Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến... (+) Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn? + Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3. + Thi đọc giữa các nhóm. - GV theo dõi, sửa cho 1 số hs. Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị? - Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? - Các bạn học sinh Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? - Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này? * Câu chuyện nói lên điều gì? GV chốt nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua Hoạt động 3. Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc. - Nhận xét. Hoạt động 4. Kể chuyện: 1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào các gợi ý và trí nhớ để kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của mình. 2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: + Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK. + Câu chuyện được kể theo lời của ai? - Yêu cầu hs luyện kể câu chuyện theo nhóm: + Kể lại từng đoạn + Kể lại toàn bài - Gọi 1 số nhóm trình bày. - Gv nhận xét. - Tổ chức cho 3 hs thi kể câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nhắc lại nội dung câu chuyện. - Dặn hs về nhà kể chuyện cho người thân nghe - Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - HS tự ý chọn. - HS chú ý quan sát. - Học sinh theo dõi. - Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt). - 3 đoạn. - Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt). - HS đọc các từ chú giải trong bài - HS đọc theo nhóm 3, 3 nhóm thi đọc. - Hs đọc thầm toàn câu chuyện. - tất cả hs lớp 6A đều giới thiệu bằng Tiếng Việt. - Vì cô giáo của các bạn đã từng ở Việt Nam - muốn biết học sinh Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào. - Cảm ơn các bạn đó yêu quý Việt Nam. Cảm ơn tình thân ái hữu nghị của các bạn. - HS nêu - HS lắng nghe. - Luyện đọc diễn cảm trong nhóm. - 2, 3 hs thi đọc đoạn 2. - HS theo dõi - Mét thµnh viªn trong ®oµn c¸n bé ViÖt Nam. - HS luyện kể. - Đại diện nhóm trình bày - HS thi kể. - HS nhắc lại. CHIỀU TẬP VIẾT Ôn chữ hoa U I. MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng); viết đúng tên riêng Uông Bí (1 dòng) và câu ứng dụng: Uốn cây .bi bô ( 1 dòng) bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ. - HS rèn tính cận thận, kiên trì, óc thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG: - Mẫu chữ hoa U, tên riêng viết bảng phụ . III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng: T - Trường Sơn. Nhận xét. 2.Bài mới: GTB HĐ1: Luyện viết chữ hoa - Nêu các chữ hoa có trong bài ? - Chữ U gồm bao nhiêu nét là những nét nào ? - GV viết và HD cách viết - YC HS viết U, D, B - GV nhận xét sửa sai + Luyện viết từ ứng dụng: Uông Bí - Giới thiệu: Là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh - Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, chiều cao từng chữ cái Hướng dẫn viết + viết bảng + Luyện tập: Viết câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô. - Nội dung: Cây non còn mềm dễ uốn..cha mẹ dạy con từ lúc còn nhỏ - Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, chiều cao từng chữ cái? - GV viết mẫu – HD viết - Nhận xét, uốn sửa HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Giáo viên nêu yêu cầu (Lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu) - GV theo dõi, giúp đỡ HS. NX - HS tìm: U, D, B - HS nêu - HS nêu. HS nêu quy trình viết - HS viết bảng con - HS lắng nghe - HS nêu - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc câu ứng dụng - HS theo dõi - HS nhận xét - HS viết bảng con: Uốn cây - HS nghe. - Học sinh viết vở. - HS viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) 3. Cñng cè - dÆn dß: - HS học thuộc câu ứng dụng. - Nhận xét giờ học. ________________________ THỦ CÔNG Làm đồng hồ để bàn (tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn. Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. - Rèn kĩ năng thực hành làm đồng hồ thành thạo. - Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm ra. Ý thức tiết kiệm thời gian. II. CHUẨN BỊ : - Mẫu đồng hồ ; đồng hồ thật (HĐ1). Tranh quy trình (HĐ2) III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. 2. Dạy bài mới: HĐ1: Củng cố lại quy trình làm đồng hồ để bàn - GV cho HS quan sát mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy. - Gọi 1HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để thống nhất lại các bước làm đồng hồ. + Bước 1 : Cắt giấy. + Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, chân đỡ đồng hồ ) + Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - GV liên hệ và giáo dục HS biết quý trọng thời gian. HĐ2: Thực hành ghép các bộ phận của đồng hồ để bàn. - GV cho HS lấy các bộ phận của đồng hồ để bàn đã làm ở tiết trước : khung, mặt đế và chân đỡ đồng hồ. - Cho HS thực hành ghép các bộ phận đó thành mô hình đồng hồ để bàn. - GV theo dõi giúp đỡ. * Lưu ý HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và phết hồ cho đều. * Khuyến khích HS khéo tay làm được đồng hồ cân đối và trang trí đồng hồ đẹp. - Cho HS trưng bày sản phẩm. GV đánh giá các sản phẩm của HS sau khi làm : đồng hồ đủ các bộ phận chưa ? các nếp gấp có phẳng không ? Các bộ phận có cân đối không ? 3. Củng cố, dặn dò: . Nêu các bước làm đồng hồ để bàn ? - GV nhận xét, tuyên dương HS làm được đồng hồ đẹp, cân đối. - HS quan sát. - 1HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. - HS theo dõi. - HS thực hành. - HS chọn trưng bày những sản phẩm đẹp, nêu nhận xét. - HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy ___________________________________________________________________ SÁNG Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021 CHÍNH TẢ Nghe- viết: Liên hợp quốc I. MỤC TIÊU : - Nắm được nội dung, cách trình bày bài viết. Phân biệt chính tả ch/tr. - Nghe - viết chính xác bài Liên hợp quốc. Viết đúng các chữ số. Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có âm đầu : tr/ ch. - Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra bài cũ : - YC HS tìm và viết 4 từ chứa tiếng có âm đầu s/x : . - GV nhận xét và khuyến khích HS đánh giá bạn. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GT trực tiếp. 2. Nội dung : HĐ1 : Hướng dẫn viết chính tả. + Trao đổi nội dung đoạn văn. - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì ? Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc ? - Em hiểu thế nào là vùng lãnh thổ? - GV giảng thêm:" Vùng lãnh thổ" chỉ những vùng được công nhận là thành viên Liên hợp quốc nhưng chưa phải là một quốc gia độc lập. - Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào khi nào ? + Hướng dẫn cách trình bày. - Bài viết có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao ? + Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - GV đọc cho HS viết một số từ : thành lập, nước, lãnh thổ, Việt Nam + Viết chính tả. - GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết bài vào vở. - GV theo dõi, nhắc nhở. + Soát lỗi. - GV đọc lại bài cho hs soát lỗi + Chấm bài. GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2a (BP) - GV treo bảng phụ và gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:buổi chiều, thủy triều, triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao. Củng cố cách phân biệt tr/ch Bài 3 : - YC hs đặt 2 câu với 2 từ ở bt2. * Đặt nhiều câu hơn. - NX, chốt những câu đúng. Củng cố cách đặt câu. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét bài viết, chữ viết của HS. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nhớ - viết: Một mái nhà chung - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - NX, bổ sung. - Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại. - Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước. Có 191 nước và vùng lãnh thổ tham gia. HS nêu theo hiểu biết. - 20 - 9 - 1977 - Bài viết có 4 câu. - Những chữ đầu câu, đầu đoạn văn, đầu bài và tên riêng Liên hợp quốc, Việt Nam. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và nêu. - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài cá nhân. - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - 1 HS đọc : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm. - 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm cá nhân vào vở BT. - HS đọc lại lời giải. HS giải nghĩa một số từ trên. Ví dụ: + Thủy triều: là hiện tượng nước sông, nước biển lên xuống trong một chu kì. +Triều đình: Nơi các quan vào chầu vua và bán việc nước + Chiều chuộng: hết sức chiều vì yêu, vì coi trọng. - HS nêu yc. - HS đặt câu cá nhân, 2 HS lên bảng. - NX, đọc câu khác. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Mặt trời I. MỤC TIÊU: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời vừa chiếu sáng và sưởi ấm các vật. Biết Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn kĩ năng thực hành, thảo luận cho học sinh GDBĐ: HS biết một số nguồn tài nguyên quí giá của biển: muối biển II. ĐỒ DÙNG: Các hình trong SGK( HĐ 3) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. - Mục tiêu: Biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt -Tiến hành: - Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? - Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào? Vì sao? - HS thảo luận theo nhóm - Nêu VD chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt ? - Đại diện các nhóm trình bày KK nhóm có ý kiến đúng =>KL: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt Hoạt động 2: Vai trò của mặt trời đối với cuộc sống - Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất. - Bước 1: + GV nêu yêu cầu thảo luận: - Nêu VD về vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống con người, động vật, thực vật ? - HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm - Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra? - Trời nắng to em làm gì? - HS nêu Đội mũ nón tránh ánh nắng trực tiếp mặt làm đau đầu - Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét => KL: Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất. Nhờ có mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều ánh sáng và nhiệt của mặt trời thì sức khoẻ cũng như cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. + GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2,3,4 (111) và kể ví dụ về việc con người đã sử dụng nhiệt và ánh sáng mặt trời ? - Muối biển làm ra từ đâu? - GD: Muối biển là nguồn tài nguyên quí giá của biển, các em có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển - HS thảo luận - HS trả lời: làm nóng nước; phơi muối HS nêu ý kiến - Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì ? - Bản thân em, em đã sử dụng nhiệt và ánh sáng của mặt trời vào những việc gì? => KL: Con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào rất nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, con người đã sử dụng những thành tựu khoa học vào việc sử dụng năng lượng Mặt Trời như:Hệ thống pin Mặt Trời ở huyện đảo Cô Tô. Phơi quần áo, làm nóng nước; phơi muối - Tự nêu 3. Củng cố, dặn dò - Nêu vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất? - Chuẩn bị bài: Thực hành đi thăm thiên nhiên. - HS nêu. TOÁN Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và thực hiện phép tính).Dạy thoát ly SGK (HĐ1) Giải các bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. HS làm các BT 1, 2, 3. - Rèn kĩ năng làm tính trừ các số trong phạm vi 100 000 thành thạo - Giáo dục HS ý thức chấp hành luật giao thông; tính chính xác, nhanh nhẹn, khoa học III. ĐỒ DÙNG : BP chép BT3 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 KTBC: - Đưa một phép trừ các số có bốn chữ số, yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện, lớp thực hiện vào giấy nháp. - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động1: Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ 93874 - 58329(thoát li SGK) a. Giới thiệu phép trừ: - GV viết phép tính 93874 – 58329 = ? - HS nêu phép trừ. - GV yêu cầu dựa vào cách thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số, HS đặt và thực hiện phép trừ 93874 - 58329 vào bảng con, một HS làm bảng lớp. - GV chữa bài - Nêu cách thực hiện phép trừ trên? - Muốn kiểm tra kết quả phép trừ em làm thế nào? - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 93 874 58 329 35 545 - Nhiều HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện của mình. KKHS nêu đúng chính xác cách đặt tính, tính Cần thử lại: Lấy Hiệu cộng với số trừ nếu kết quả tìm được là số bi trừ thì hiệu tìm được đúng hoặc lấy số bị trừ trừ đi hiệu mà kết quả tìm được là số trừ thì đúng - GV và HS nhận xét, chốt cách đặt tính và cách thực hiện đúng. - Vậy muốn thực hiện tính trừ các số có 5 chữ số ta thực hiện theo mấy bước, là những bước nào? GV chốt: Vậy muốn thực hiện tính trừ các số có 5 chữ số ta thực hiện 2 bước: B1: Đặt tính B2: Thực hiện trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Lưu ý viết các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau - HS nêu: thực hiện 2 bước + Bước 1: Đặt tính + Bước 2: Thực hiện trừ theo thứ tự từ phải sang trái. HS nêu rõ cách đặt tính, tính - Nhiều HS nhắc lại Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu làm bài - GV nhận xét, chữa bài - Em nào nêu cách tính cho cô? - HS làm bài vào vở nháp, - 2 HS lên bảng làm bài, lớp chữa bài Làm tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái - Khi thực hiện phép trừ có nhớ em cần lưu ý điều gì? => Củng cố về cách trừ các số có năm chữ số. KKHS nêu nhanh, chính xác Khi trừ nhớ sang hàng nào nhớ thêm 1 vào số trừ rồi mới trừ Bài 2: Đặt tính và tính a. 92 896 – 18 546 b. 91 462 – 53 406 c. 49 283 – 5 765 - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu làm vào bảng lớp, 3 HS làm bảng lớp. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Nhiều HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện của mình. - GV và HS chữa bài. - Nêu cách kiểm tra kết quả tính được? => Củng cố về cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ các số có năm chữ số HS thử lại phép trừ. Bài 3: Giải toán - GV treo BP - Yêu cầu HS phân tích đề bài - Em nào tóm tắt cho cô bài toán? - Yêu cầu làm bài - GV chấm, chữa bài. * Em lưu ý gì khi giải bài toán này? - Em nào có câu trả lời khác? => Củng cố về giải toán có lời văn bằng hai phép tính có liên quan đến trừ các số có năm chữ số. Củng cố đổi đơn vị đo độ dài. - Em đi học từ nhà đến trường có đoạn đường nào chưa trải nhựa? * Khi đi trên đường em phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? GD: Các em đi bên phải đường, đi hàng 1, các ngã rẽ phải quan sát kĩ đảm bảo qua đường an toàn, thực hiện tham gia giao thông an toàn - Đọc đề - HS phân tích đề theo cặp. HS tóm tắt: Có : 25 850m đường Đã trải nhựa : 9850m đường Chưa trải nhựa : ...km đường? - HS làm bài vào vở. - Chữa bài. Đổi kết quả tìm được từ m về km rồi ghi đáp số : Đổi: 16000m = 16km - Còn lại số mét đường chưa trải nhựa là/ Quãng đường còn lại chưa trải nhựa là. - HS liên hệ thực tế - Đi đường chấp hành đúng luật đảm bảo tham gia giao thông an toàn 3. Củng cố dặn dò: - Nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ các số có năm chữ số? - GV nhận xét giờ học - 2 HS nêu. ÂM NHẠC Kể chuyện âm nhạc: Chàng Oóc-phê và cây đàn lia - Nghe nhạc. I.MỤC TIÊU: - HS nghe, đọc và hiểu được nội dung câu chuyện. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc của HS qua nghe vài tác phẩm. - Thông qua câu chuyện thần thoại Hy Lạp, biết thêm về tác dụng của âm nhạc. II.CHUẨN BỊ: - Máy, băng đĩa nhạc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.KTBC:- Gọi HS viết vài nốt nhạc trên khuông. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài và ghi bảng. HĐ 1: Kể chuyện âm nhạc - GV kể chuyện : Chàng Oóc-phê và cây đàn lia. (lần 1) - Hướng dẫn HS xem tranh: Cây đàn lia (có thể vẽ bảng). - GV nêu câu hỏi : + Tiếng đàn của Oóc-phê hay như thế nào ? GV chốt ý : Hay đến nỗi làm cho suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, mọi người dừng + Vì sao chàng Oóc-phê đã cảm hoá được lão lái đò và diêm vương ? GV chốt ý : năn nỉ mãi, cất tiếng hát, đánh đàn cho lão nghe. Âm nhạc đã cảm hoá lão lái đò. Diêm vương cũng bảo anh đánh đàn. Tiếng đàn nói lên tình . - GV kể lại câu chuyện lần 2. - HS nêu tên nốt, hình nốt, vị trí - HS trả lời - Vài HS nhắc lại. - HS trả lời - Vài HS nhắc lại. - Nghe và nhớ nội dung. HĐ 2: Nghe nhạc - GV cho nghe bài Mèo đi câu cá. - GV nêu câu hỏi : (tên bài hát ? Tác giả ? Nội dung ?) - GV chốt ý. - HS chú ý lắng nghe. - HS nêu. HĐ3: Ôn tập một số bài hát - GV ôn tập một số bài hát theo yêu cầu của HS theo hình thức hát kết hợp gõ đệm. - HS ôn tập theo hướng dẫn. 3. Củng cố- Dặn dò : - Cho các em nêu lại nội dung câu chuyện. - Nhận xét tiết học. Dặn dò : Về ôn tập lại các bài hát đã học. ___________________________ CHIỀU TẬP ĐỌC Một mái nhà chung I. MỤC TIÊU: - Hiểu điều bài thơ muốn nói với em : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, thân ái. Học thuộc lòng bài thơ - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống trên Trái Đất. II. ĐỒ DÙNG:- Tranh minh hoạ bài thơ( GTB) - Bảng phụ( HĐ 3) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu vào bài. 2. Nội dung : HĐ1: Luyện đọc : + Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt và hd giọng đọc : giọng vui, hồn nhiên, thân ái. + Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. - GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai. - HD luyện đọc một số từ ngữ khó : lợp nghìn lá biếc, rập rình, rực rỡ, lợp hồng, + Hướng dẫn đọc từng khổ thơ. - Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài. - GV theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS, nhắc HS ngắt giọng đúng ở các phẩy, dấu chấm, cuối dòng thơ và nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và chỉ trên tranh con nhím, cầu vồng. - Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm. - Tổ chức thi đọc. + Đọc toàn bài thơ. HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. - YC HS đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi : + Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ? + Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ? + Mái nhà chung của muôn vật là gì ? + YC HS tả lại mái nhà chung của muôn vật. * Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà ? Kết luận : Đó là chính là điều bài thơ muốn nói với em : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ. - Gọi một học sinh đọc lại bài thơ. - GV treo bảng phụ có ghi bài thơ và hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ theo cách xóa dần : xóa từ, xóa cụm từ, xóa dòng thơ, khổ thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - YC HS học thuộc long cả bài thơ. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò : - Bài thơ muốn nói với em điều gì ? - GDHS bảo vệ và giữ gìn sự sống trên Trái Đất. - Dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài: Bác sĩ Y - éc – xanh - HS đọc bài và trả lời câu hỏi do bạn nêu. - NX - Tranh vẽ hình ảnh một cô bé với các loài động vật cùng vui cười dưới bầu trời có bảy sắc cầu vồng - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. (đọc 2 vòng). - HS nhìn bảng đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó dễ lẫn. - Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp. (đọc 2 lượt) - HS quan sát tranh và chỉ. - HS đọc chú giải nêu nghĩa của các từ đó. - HS luyện đọc trong nhóm 2. - 6 HS thi đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi : + Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ. + Mái nhà của chim là nghìn lá biếc. Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng. + Là bầu trời xanh. HS nêu : mái nhà chung của muôn vật là bầu trời cao xanh vô tận. Trên mái nhà ấy có cầu vồng bảy sắc. HS nêu theo ý hiểu: Hãy yêu mái nhà chung./ Hãy sống hoà bình dưới một mái nhà chung. - Một HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm. - HS đọc theo yêu cầu. - Học sinh luyện học thuộc lòng bài thơ cá nhân, đồng thanh. - HS thi đọc thuộc lòng tiếp sức theo 3 nhóm. 2 HS thuộc cả bài thơ ngay trên lớp - Muôn vật trên trái đất đều sống chung dưới một mái nhà. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó. - HS hát bài Trái đất này là của chúng mình. TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy _________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì? – Dấu hai chấm I. MỤC TIÊU: - Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?. Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì?, trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì?. Điền đúng dấu 2 chấm vào các ô trống trong câu. - Giáo dục hs ý thức sử dụng đúng dấu câu. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ bài 1, bài 4 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ : - Lớp phó học tập lên điều khiển các bạn ôn lại bài cũ : Từ ngữ về thể thao; dấu phẩy. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 1. GTB : GV nêu mục đích tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: GV treo bảng phụ. - HD HS làm mẫu phần a : + Gọi HS đọc câu văn. + Voi uống nước bằng gì? - Vậy bộ phận TLCH Bằng gì? là bộ phận nào? - YC HS làm các phần còn lại. - Bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì trong các câu trên đứng ở vị trí nào trong câu? - GV đưa ví dụ và hỏi bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì nằm ở vị trí nào trong câu. + Bằng sự cố gắng của mình, em đã đạt học sinh giỏi toàn diện. + Chiếc bánh được làm bằng gạo nếp ăn rất ngon. - Bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? là những từ ngữ chỉ điều gì ? => Chốt: Bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? là những từ ngữ chỉ phương tiện của hoạt động, nguyên liệu của sự vật. Có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Bài 2: Y/C HS thực hành hỏi đáp theo nhóm 2. a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì? b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì ? c. Cá thở bằng gì? - Gọi một số cặp hỏi đáp trước lớp. - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Chốt cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Bằng gì? Bài 3: Hỏi đáp với bạn bằng cách đặt và TL câu hỏi có cụm từ : Bằng gì? - Tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức hỏi- đáp theo nhóm đôi : Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. - Gọi 1 số nhóm hỏi đáp trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. Chốt : Khi muốn hỏi về phương tiện của hoạt động, nguyên liệu của sự vật ta dùng câu hỏi Bằng gì ? Bài 4: (BP) - Các em đã biết những dấu câu nào trong các bài đọc, bài viết ? - YC HS tự lựa chọn dấu câu thích hợp để điền. - GV nhận xét, chốt bài làm đúng : điền dấu hai chấm. - Tại sao ở câu a em điền dấu 2 chấm ? - Tại sao câu b,c em điền dấu 2 chấm ? Chốt : Dấu hai chấm để mở đầu một câu nói hay liệt kê các sự vật, sự việc... trong câu. - ... bằng vòi. - HS làm bài cá nhân vào VBT, 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ bằng cách gạch chân dưới bộ phận TLCH Bằng gì? - HSTL. - HS nêu: đứng ở cuối câu. - Đứng ở đầu câu. - Đứng giữa câu. - HSTL. - HS đọc bài, nêu yc. - HS thực hành hỏi đáp trong nhóm đôi. - HS hỏi đáp trước lớp : a. Hằng ngày, em viết bài bằng bút mực./ bút bi... b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ./ bằng nhựa/ ... c. Cá thở bằng mang. - HSNX, KKHS bổ sung câu trả lời khác. - 1 HS nêu y/c. - HS hỏi đáp theo nhóm đôi. - Một số cặp HS hỏi đáp trước lớp. VD: + Bạn đi học bằng gì? Tôi đi học bằng xe đạp. + Chiếc cặp của bạn được làm bằng gì? - Chiếc cặp của tôi làm bẳng vải... - HSNX - HS đọc bài, nêu y/c. - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm... - HS làm bài cá nhân vào vở BTTV, 1 HS lên bảng điền. - HSNX, bổ sung. - Vì đằng sau ô trống là lời nói của nhân vật. - Vì đằng sau ô trống là liệt kê các sự vật, sự việc... 3. Củng cố, dặn dò: - HS hỏi và trả lời có câu hỏi Bằng gì ? - HS đặt câu có dấu hai chấm. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy. Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021 NGHỈ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_ban.docx