Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

 I. MỤC TIÊU

- Nêu được ích lợi của loài chim đối với con người

- Quan sát được hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của loài chim.

- HSNK:

+ Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ bao phủ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

 + Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu)

- THBVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài chim.

- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh ảnh trong sách trang 102, 103. Sưu tầm ảnh các loại chim mang đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 48 trang ducthuan 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn : 13/3/2021
Ngày giảng: 15/3/2021
SÁNG
Tiết 1. Tập đọc
ÔN TẬP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
- HS NK: Đọc lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm. (tốc độ đọc trên 65 tiếng/phút). Kể lại được toàn bộ câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số học sinh)
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Nhận xét, đánh giá
3. Ôn tập về nhân hóa 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS quan sát từng bức tranh và đọc phần chữ trong tranh.
+ Tranh 1: Thỏ vào rừng nhìn thấy một quả táo trên cây, Thỏ nhờ Quạ hái giúp.
+ Tranh 2: Quả táo rơi cắm vào lưng Nhím, Nhím chạy mất.
+ Tranh 3: Cả ba bạn tranh giành nhau quả táo.
+ Tranh 4: Bác Gấu đi qua và biết chuyện
+ Tranh 5: Bác Gấu đã giúp các bạn hiểu ra lẽ công bằng.
Tranh 6: Cả ba bạn và bác Gấu cùng ăn táo vui vẻ.
- Y/c HS tập kể theo nhóm 6
- Y/c HS kể nối tiếp câu chuyện
- Nhận xét, đánh giá.
- Y/c HSNK kể lại toàn bộ câu chuyện
- Bạn đã nhân hóa các con vật trong câu chuyện bằng cách nào?
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ôn tập và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- Đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu 
- Làm việc trong nhóm.
- Kể chuyện
- Nhận xét.
- Kể chuyện
- Trả lời
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
 Tiết 2. Tập đọc – Kể chuyện 
ÔN TẬP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (BT 2a/b)
- HSNK: Đọc lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm. (tốc độ đọc trên 65 tiếng/phút). Làm được toàn bộ bài tập 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số học sinh)
- Nhận xét, đánh giá
3. Ôn tập về nhân hóa 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập
- Y/c HS đọc lại bài thơ “Em thương”
- Y/c HS đọc thành tiếng các câu hỏi a,b,c.
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá
a) Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được nhân hóa nhờ những tử chỉ hoạt động, đặc điểm của con người: 
- Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi
- Sợi nắng: gầy, run run, ngã.
b) Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi; Sợi nắng giống một người gầy yếu.
c) Tác giả rất yêu thương, thông cảm với những người mồ côi, những người gầy yếu.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn tập và chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- Đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Đọc
- Đọc lại bài thơ. 
- Đọc
- Thảo luận.
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Toán
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng. 
- Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
- Bài tập cần làm: 1, 2
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê số con của 3 gia đình
- Các bảng ở bài tập 1, 2 kẻ sẵn trên khổ giấy to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Gọi học sinh lên bảng làm lại BT4 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm quen với bảng số liệu. 
- Yêu cầu quan sát bảng thống kê.
+ Nhìn vào bảng trên em biết điều gì?
- Giới thiệu các hàng và các cột trong bảng. 
- Gọi một em đọc tên và số con của từng gia đình.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá
a) Lớp 3B có 13 học sinh giỏi. lớp 3D có 15 học sinh giỏi. 
b) Lớp 3C nhiều hơn lớp 3A là 7 bạn HSG. 
c) Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất. Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, đánh giá
a) Lớp 3C trồng được nhiều cây nhất 
 lớp 3B trồng được ít cây nhất. 
b) Lớp 3C và lớp 3A trồng được số cây là:
45 + 40 = 85 cây
c) Lớp 3D trồng ít hơn lớp 3A là số cây là:
40 -28 =12 cây
Bài 3:(Nếu còn thời gian)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a) Tháng 2 cửa hàng bán được : 1040 m vải trắng và 1140 m vải hoa.
b) Tháng 3 vải hoa bán nhiều hơn vải trắng là 100m.
c) Mỗi tháng, cửa hàng đã bán được số mét vải hoa là:
(1875 + 1140 + 1575) : 3 = 1530 (mét)
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS xem lại BT, chuẩn bị bài sau 
- 1HS lên bảng làm bài
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Quan sát bảng thống kê.
+ Biết về số con của mỗi gia đình.
- Lắng nghe
- Đọc
Gia đình 
Cô Mai 
Cô Lan 
 Cô Hồng 
Số con 
 2 
 1 
 2
- Đọc
- Làm bài vào vở. 
- 3 HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc
- Làm bài vào vở 
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét
- Đọc 
- Thực hiện yêu cầu
- 1 học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và xã hội
CHIM
 I. MỤC TIÊU
- Nêu được ích lợi của loài chim đối với con người
- Quan sát được hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của loài chim.
- HSNK: 
+ Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ bao phủ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
 + Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu)
- THBVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài chim.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 102, 103. Sưu tầm ảnh các loại chim mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
+ Nêu đặc điểm chung của cá.
+ Nêu ích lợi của cá.
- Nhận xét, đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và Thảo luận 
- HS quan sát các tranh vẽ các con chim trang 102, 103 SGK và ảnh các loại chim sưu tầm được, thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: 
+ Chỉ về hình dáng kích thước của chúng? Cho biết loài nào biết bay, biết bơi và biết chạy, ?
+ Bên ngoài cơ thể những con chim có gì bảo vệ?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không?
+ Mỏ các loài chim có đặc điểm gì chung? Mỏ của chim dùng để làm gì?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận: Chúng đều có đầu mình và cơ quan di chuyển. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông vũ. Mỏ chim rất cứng dùng để mổ thức ăn. Mỗi con chim đều có hai chân, hai cánh.
3. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm.
- HS hoạt động nhóm tổ, phân loại các tranh ảnh của các loài chim sưu tầm được theo tiêu chí do nhóm tự đặt ra, sau đó cùng thảo luận:
- Chim là loài vật có ích, vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
- Tại sao ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
 - Mời các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp, đại diện nhóm lên thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Kết luận: Các loài chim có hình dáng, kích thước khác nhau và rất đẹp. Chúng ta không nên săn bắt và phá tổ chim vì chim giúp con người diệt sâu bọ, giúp cân bằng môi trường, làm cho thiên nhiên thêm đẹp. Chim còn có nhiều ích lợi khác đối với con người.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Tổ chức cho HS chơi TC "Bắt chước tiếng chim hót".
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới.
- Đặc điểm chung: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
 - Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn
- Nhận xét
- Lắng nghe
 - Quan sát, thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe 
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập được giao. 
- HS phát biểu
- Chúng ta không nên bắt, phá tổ chim vì chim bắt sâu bọ, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh, ăn thịt,...
- Cử một số em đại diện lên báo cáo “diễn thuyết” về đề tài “bảo vệ loài chim trong thiên nhiên" trước lớp 
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Nghe, ghi nhớ
- Tham gia chơi.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tập làm văn
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1)
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu-BT2)
- HSNK: Biết dùng từ ngữ viết câu văn rõ ý, đoạn văn có sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
+ Em chọn để kể ngày hội nào?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim, 
- Y/c HS NK kể mẫu
- Y/c HS tập kể theo nhóm đôi
- Y/c HS kể về lễ hội trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
VD: Lạng Sơn quê em có rất nhiều lễ hội nhưng em thích nhất lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng.
 Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng hằng năm. Lễ hội thu hút nhiều người tứ xứ đến dự rất đông. Từ sáng sớm, dòng người nghìn nghịt từ khắp nơi đổ về như một dòng chảy không ngừng. Mở đầu là phần lễ dâng hương cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, cho mọi người sức khỏe bình an, hạnh phúc, nhiều tài lộc. Sau phần lễ là hoạt động văn hóa, văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi về quê hương xứ Lạng làm say đắm lòng người. Tiếp theo là những trò chơi dân gian được diễn ra rất sôi nổi. Ấn tượng nhất là trò chơi kéo co. Mỗi đội có 10 thanh niên, 5 nam và 5 nữ. Khi tiếng hô bắt đầu vang lên, hai bên đều ra sức kéo. Mọi người xem cổ vũ rất nhiệt tình, tiếng reo hò vang lên làm náo động cả một vùng.
 Em rất thích lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng, em mong chóng đến năm sau lại được đi dự lễ hội cùng mẹ.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Y/c HS đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS viết lại bài, chuẩn bị bài sau 
- 2HS lên bảng kể.
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài.
- Trả lời
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại (bao gồm cả phần lễ và phần hội) 
- HS NK kể
- Thực hiện yêu cầu
- Kể
- Nhận xét
- Đọc
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- Đọc bài viết, nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( T1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác 
- Biết không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và của mọi người
- HS NK: + Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
 + Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày, diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu học tập cho hoạt động 1.
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. (BT 1) (
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS hoạt động theo nhóm tổ, thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai.
- Mời một số nhóm trình bày trước lớp.
+ Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc? 
- Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Liên hệ: ? Đã bao giờ bản thân em hoặc em nhìn thấy ai bóc thư của người khác chưa?
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Y/c HS thảo luận và làm bài theo nhóm đôi.
- Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
- Kết luận: 
+ Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
+ Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền của trẻ em được hưởng.
+ Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; Chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa?
+ Việc đó xảy ra như tế nào?
- Nhận xét, tuyên dương những em biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
5. Củng cố, dặn dò:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
- Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về chủ đề bài học.
- Nhận xét tiết học, dặn CB bài sau. 
- Lắng nghe
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét.
+ Phát biểu
+ Phát biểu
- Lắng nghe, nhắc lại
- Liên hệ: Phát biểu
- Đọc yêu cầu BT.
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Liên hệ
- Trả lời
- Kể lại
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe, ghi nhớ.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn: 13/3/2021
Ngày giảng: 16/3/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trình bày, diễn đạt câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các bảng ở bài tập 1, 2 (tr.138-SGK) kẻ sẵn trên bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS làm lại bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 1: 
- Treo bảng phụ và hỏi :
+ Bảng trên thể hiện gì?
+ Ô trống ở cột thứ hai ta phải điền gì? 
+ Năm 2001 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu ki lô gam thóc?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi lần lượt từng em lên điền vào các cột còn lại. 
- Nhận xét, đánh giá.
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
4200
3500
5400
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn lớp làm mẫu câu a trong bảng.
- Yêu cầu học sinh tự làm câu còn lại.
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá.
b) Năm 2003 trồng được số cây thông và bạch đàn là : 2540 + 2515 = 5055 (cây) 
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá 
a) Dãy trên có tất cả là: 9 số.
b) Số thứ tư trong dãy là: 60.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị bài sau.
- Làm bài tập
- Nhận xét
- Lắng nghe
+ Bảng này nói lên số liệu thóc thu hoạch trong các năm của gia đình chị Út.
+ Ta phải điền thêm “Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong năm”
+ Thu hoạch được 4200 kg.
- Thực hiện yêu cầu
- Dựa vào cột thứ nhất lần lượt từng em lên điền để hoàn thành bảng số liệu
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm mẫu câu a.
- Lớp tự làm câu còn lại.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở
- 2HS nêu kết quả, lớp bổ sung
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Chính tả (Nghe - viết)
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác một đoạn trong bài “Rước đèn ông sao”. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
- HSNK: Viết đúng, trình bày sạch đẹp bài chính tả. Đặt được một câu có từ ngữ vừa tìm được ở BT 2a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đọc cho HS viết: dập dềnh, giặt giũ, cao lênh khênh, bện dây, bập bênh 
- Nhận xét, đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Đọc đoạn chính tả 
- Gọi HS đọc lại bài
+ Đoạn văn tả gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? 
- Y/c HS đọc thầm lại bài chính tả, tìm từ khó viết hoặc dễ lẫn và luyện vào bảng con: Tết Trung thu, Tâm, khía, xung quanh.
- Y/c HS nhắc lại tư thế ngồi viết bài
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát bài
- Chấm, chữa bài.
- Nhận xét bài viết
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a 
- Gọi HS yêu cầu của bài tập. 
- Y/c HS làm bài tập
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày 
- Nhận xét, đánh giá
+ r: rổ, rá, rựa, rương, rùa,.. 
+ d: dao, dây, dê, dế, dép,...
+ gi: giường, giỏ, giày, 
- Y/c HS đọc lại các từ ngữ đã tìm được.
- Y/c HSNK đặt một câu có một từ ngữ mới tìm được ở BT trên.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết lại cho đúng những từ còn viết sai, chuẩn bị bài sau. 
- 2HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Đọc 
+ Tả lại mâm cỗ mẹ sắm cho Tâm trong ngày tết Trung thu.
+ Trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết bài
- Nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nghe, rút kinh nghiệm
- Tìm và viết tiếp vào vở tên các đồ vật, con vật.
- Làm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bình chọn nhóm làm nhanh và đúng nhất.
- Đọc
- HSNK đặt câu
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập viết
ÔN CHỮ HOA T
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng), D, Nh (1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng); và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
- HSNK: Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp bài viết.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ viết hoa T, tên riêng Tân Trào và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu học sinh tập viết chữ hoa T vào bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang...
- Y/c HS tập viết trên bảng con. 
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu ca dao nói về điều gì? 
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con các chữ viết hoa có trong câu ca dao.
3. Hướng dẫn viết vào vở: 
- Nêu yêu cầu viết bài
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
- Y/c HS viết vào vở
4. Chấm chữa bài 
- Nhận xét bài viết
5. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đổi vở KT, báo cáo cô giáo
- Lắng nghe
- Các chữ hoa có trong bài: T, D, N. 
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc từ ứng dụng: Tân Trào. 
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- Đọc
+ Tục lệ của nhân dân ta nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
- Viết bảng con: Dù, Nhớ.
- Nghe
- Nhắc lại tư thế ngồi viết bài
- Viết bài vào vở
- Nghe, rút kinh nghiệm
- Nghe. Ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và xã hội
THÚ 
I. MỤC TIÊU
- Chỉ và nói ra được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú nhà được quan sát. 
- Nêu được ích lợi của các loài thú đối với con người.
- HSNK: Biết được những động vật có lông mao, đẻ con nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú
- Tích hợp: GDHS biết bảo vệ vật nuôi, bảo vệ môi trường.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu theo ý hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 104, 105. Sưu tầm ảnh các loại thú nhà mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
+ Nêu đặc điểm chung của chim.
+ Tại sao không nên bắn và bắt tổ chim?
- Nhận xét, đánh giá. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
- Yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ các con thú nhà trang 104, 105 SGK và ảnh các loại thú nhà sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết?
+ Trong số các con thú nhà đó con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ sừng cong hình lưỡi liềm?
+ Con nào có thân hình to lớn, vai u, chân cao?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?
- Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm giới thiệu về 1 con)
- Kết luận: Thú là loài vật có xương sống. Thú có đặc điểm chung là có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa và còn được gọi là động vật có vú.
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Y/c HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà (như mèo, lợn, trâu, bò ...)?
+ Nhà em có nuôi những con vật nào? Em chăm sóc chúng ra sao? Cho chúng ăn gì?
- Nhận xét, đánh giá
- Liên hệ: Các loài thú rất có ích, vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ chúng?
4. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. 
- Y/c HS lấy giấy và bút chì, bút màu để vẽ và tô màu một con thú nhà mà mình ưa thích. Vẽ xong ghi chú tên con vật và các bộ phận của nó trên hình vẽ. 
- Y/c HS vẽ xong dán sản phẩm của mình trưng bày trước lớp.
- Mời một số em lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Nhận xét bài vẽ của học sinh.
5. Củng cố - dặn dò:
- Em đã làm gì góp phần bảo vệ các loài thú?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Nêu
- Trả lời
- Nhận xét
- Lớp theo dõi.
- Thảo luận theo nhóm 3
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
- Nghe, ghi nhớ
- Suy nghĩ, phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu, nêu những việc cần làm để bảo vệ thú: Bảo vệ môi trường sống của các loài thú như không phá rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường, ...
- Vẽ con thú nhà mà mình yêu thích
- Trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Giới thiệu bức tranh của mình.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn vẽ đẹp nhất.
- Tự liên hệ về việc bảo vệ thú
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021
Ngày soạn: 14/3/2021
Ngày giảng: 17/3/2021
SÁNG
Tiết 1. Luyện toán
LUYỆN TẬP ( Thay tiết KTGHK)
I. MỤC TIÊU
- Củng cố đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số có 4 chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng được vào làm tính và giải toán
- HSNK: Làm thêm BT 4.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
2579 + 5515 9867 – 1929
6229 x 3 1599 : 5
- Y/c tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
 2579 9867
+ 5515 - 1929
 8094 7938
 6229 1599 5
x 3 09 319 (dư 4)
 18687 49
 4
Bài 2: Tìm x
a) x x 5 = 375 b) 594 : x = 9
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS nêu lại cách tìm thừa số chưa biết và số chia chưa biết.
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) x x 5 = 375 b) 594 : x = 9
 x = 375 : 5 x = 594 : 9
 x = 75 x = 66
Bài 3: May 5 bộ quần áo cần 35m vải. Hỏi may 7 bộ quần áo như thế cần bao nhiêu m vải?
- Đây là dạng toán nào mà em đã học
- HS nêu lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Y/c HS tự giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
May mỗi bộ quần áo cần số m vải là:
35 : 5 = 7 (m)
May 7 bộ quần áo như thế cần số m vải là:
7 x 7 = 49 (m)
Đáp số: 49 m
* Bài 4:
Một trang trại có 756 cây hồng, số cây dứa gấp 4 lần số cây hồng, số cây vải thiều bằng số cây dứa. Hỏi trang trại đó có tất cả bao nhiêu cây dứa và cây vải thiều?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và phân tích bài toán
- Yêu cầu HS tự giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Số cây dứa là:
756 x 4 = 3024 (cây)
Số cây vải thiều là:
3024 : 6 = 504 (cây)
Trang trại đó có số cây dứa và cây vải thiều là:
3024 + 504 = 3528 (cây)
Đáp số: 3528 cây
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- 4HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc
- Nêu quy tắc
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Trả lời
- Nêu
- 1HS lên bảng giải bài, lớp giải vào vở
- Nhận xét
- Tóm tắt bài toán
- Suy nghĩ, giải bài vào vở
- Chữa bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Chỉnh tả
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. 
- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác) 
- HS NK: Đọc lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm. (tốc độ đọc trên 65 tiếng/phút). Làm được toàn bộ bài tập 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc.
- Vở bài tập Tiếng Việt 3 – Tập II.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc (khoảng 1/4 số học sinh)
- Nhận xét, đánh giá
3. Luyện tập viết báo cáo
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại mẫu báo cáo tuần 20. 
- Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với báo cáo đã được học tuần 20?
- Chú ý khi báo cáo các em cần thay từ “kính gửi” bằng từ “kính thưa”(Vì là báo cáo miệng).
- Y/c HS làm việc trong tổ.
- Nội dung báo cáo :
+ Về học tập
+ Về lao động
+ Về công tác khác
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- Đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi.
- Đọc.
- Đọc lại mẫu báo cáo trong SGK. 
- Trả lời
- Lần lượt từng HS đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội, cả tổ góp ý nhanh cho từng bạn 
- Đại diện nhóm thi đua trình bày 
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 5. Toán
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi,diễn đạt câu 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các bảng ở phần bài học, bài tập 1, 2, 4 kẻ sẵn trên bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS lên bảng làm bài tập 4 (tiết trước)
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Viết và đọc số có năm chữ số 
* Giới thiệu số 42316: 
- Y/c HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn. 
HÀNG
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
10 000
10 000
10 000
10 000
1000
1000
2
3
1
6
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Có mấy chục nghìn?
+ Có mấy nghìn?
+ Có mấy trăm? 
+ Có mấy chục?
+ Có mấy đơn vị?
- Y/c HS lên điền vào ô trống bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống.
- Y/c HS dựa vào cách viết các số có bốn chữ số để viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
+ Số 42316 có mấy chữ số?
- GV hướng dẫn cho HS quan sát rồi nêu: Số 42316 là số có 5 chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 4 chỉ bốn chục nghìn, chữ số 2 chỉ hai nghìn, chữ số 3 chỉ ba trăm, chữ số 1 chỉ một chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị.
- Cho HS chỉ vào từng số rồi nêu tương tự như trên theo thứ tự từ hàng nghìn đến hàng đơn vị hoặc ngược lại, hoặc chỉ vào bất kì một trong các chữ số của số 42 316.
- Hướng dẫn HS đọc số: Số 42 316 đọc là: “Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu”.
- HS đọc lại số đó. 
- Viết lên bảng các số 5327 và 45 327; 8735 và 28 735; 6581 và 96 581; 7311 và 
67 311 yêu cầu HS đọc các số trên. 
3. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn cho HS nêu bài mẫu tương tự như bài học.
- HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn. 
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Có mấy chục nghìn?
+ Có mấy nghìn?
+ Có mấy trăm? 
+ Có mấy chục?
+ Có mấy đơn vị?
- Gọi HS lên điền vào ô trống bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống.
- Y/c HS viết số. 
- Y/c HS đọc số đó. 
- Y/c HS tự làm bài. 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Viết ( theo mẫu): 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn cho HS thực hiện mẫu. 
- Y/c HS tự làm bài. 
- Y/c HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
35 187; 94 361; 57 136; 15 411
- Y/c HS đọc lại các số đã viết 
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Nhận xét, đánh giá
23 116; 12 427; 3116; 82 427
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
60 000; 70 000; 80 000; 90 000
23 000; 24 000; 25 000; 26 000; 27 000
23 000; 23 100; 23 200; 23 300; 23 400; 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Nghe
- HS nhận xét. 
+ Có 4 chục nghìn. 
+ Có 2 nghìn. 
+ Có 3 trăm. 
+ Có 1 chục. 
+ Có 6 đơn vị.
- Thực hiện. 
- Viết vào vở nháp: 42316.
+ Số 42316 có 5 chữ số.
- Hoạt động cá nhân
- Đọc số.
- Đọc. 
- Đọc
- Thực hiện mẫu
- Quan sát. 
+ Có 3 chục nghìn. 
+ Có 3 nghìn.
+ Có 2 trăm. 
+ Có 1 chục 
+ Có 4 đơn vị
- Thực hiện.
- Viết số: 33 214.
- Đọc: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc.
- Thực hiện mẫu 
- Làm bài vào

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_to.doc