Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Biết tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của chim trên hình vẽ hoặc vật thật.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

- Nêu được ích lợi của chim đối với đời sống con người.

* Năng lực chung:

- Tự chủ- tự học

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học .

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ sự đa dạng của chim trong tự nhiên.

3. Nội dung tích hợp:

*GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng hợp tác.

*GD BVMT:

- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của loài chim, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các loài chim.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài chim trong tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

 

doc 46 trang ducthuan 04/08/2022 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số, thứ tự của các số có năm chữ số, viết các số tròn nghìn (từ 10000 đến 19000) vào dưới mỗi vạch của tia số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán 
- Biết sử dụng ê ke và thước thẳng để vẽ hình chữ nhật. 
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Giáo viên đưa ra yêu cầu:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông? ( )
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số, thứ tự của các số có năm chữ số, viết các số tròn nghìn (từ 10000 đến 19000) vào dưới mỗi vạch của tia số.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi HS lên bảng lần lượt viết và đọc số.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?
 + Nêu cách đọc, viết các số có năm chữ số?
*Kết luận: Đọc và viết từ trái sang phải.
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Hàng
Viết số
Đọc số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đvị
6
3
4
5
7
63457
Sáu mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi bảy.
4
5
9
1
3
6
3
7
2
1
4
7
5
3
5
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi HS lên bảng lần lượt viết và đọc số.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?
 + Nêu cách đọc, viết các số có năm chữ số?
+ Đổi vở kiểm tra
*Kết luận: Lưu ý HS cách đọc, viết các số có năm chữ số
Bài 2: Viết (theo mẫu)
Viết số
Đọc số
31942
Ba mươi mốt nghìn chín trăm bốn mươi hai
97145
Chín mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi lăm
27155
Hai mươi bảy nghìn một trăm năm mươi lăm
63211
Sáu mươi ba nghìn hai trăm mười một.
89
71
Tám mươi chín nghìn ba trăm bảy mươi mốt.
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Học sinh làm bài vào vở
- Chữa bài: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”
+ Nhận xét Đ - S?
+ Nêu đặc điểm của các dãy số?
*Kết luận: Các số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
Bài 3: Số?
a) 36 520; 36 521; 36 522; 36 523; 36 524; 36 525; 36 526.
b) 48 183; 48 184; 48 185; 48 186; 48 187; 48 188; 48 189.
c) 81 317; 81 318; 81 319; 81 320; 81 321; 81 322; 81 323.
- Các dãy số trên là những dãy số tự nhiên liên tiếp.
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Bài yêu cầu gì?
- 1 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: Đọc bài giải và nhận xét Đ - S?
+ Các số trên tia số được viết theo quy luật nào?
*Kết luận: Đếm thêm 1000
Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
- 2 số đứng liền kề nhau hơn, kém nhau 1 000 đơn vị.
3. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố bài học
* Phương pháp: thực hành , Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên cho bảng thông minh hiện cách đọc các số, Học sinh viết nhanh
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
 - Học sinh đọc thuộc bảng nhân 7
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
CHIM
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Biết tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của chim trên hình vẽ hoặc vật thật.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Nêu được ích lợi của chim đối với đời sống con người.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ sự đa dạng của chim trong tự nhiên.
3. Nội dung tích hợp: 
*GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng hợp tác.
*GD BVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của loài chim, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các loài chim.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài chim trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”:
+ Cá sống ở đâu? 
+ Cá thở bằng gì?
+ Nêu ích lợi của cá?
+Ta đã biết loài cá thường bơi dưới nước, vậy loài gì thường bay trên trời?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh nêu được ích lợi của chim đối với con người. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim. 
* Phương pháp: Thảo luận nhóm 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận theo gợi ý 
- Nhóm trưởng các nhóm điều khiển các bạn quan sát hình SGK T.102,103 và tranh, ảnh sưu tầm được. 
- Thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Thống nhất kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con.
 - Nhóm khác bổ sung.
- Lớp rút ra đặc điểm chung về loài chim.
+ Chỉ, nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. 
+ Nhận xét về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?
+ Bên ngoài cơ thể có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
-Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng của các loài chim rất đa dạng: Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng ; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng, vịt ; có con sặc sỡ bộ lông nhiều màu như vẹt, công Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng ; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật, Về khả năng của chim có loài hót rất hay như hoạ mi, khướu ; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển ; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan ; có loài chạy nhanh như đà điểu ; đại bộ phận các loài chim đều biết bay 
*Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
1. Các bộ phận của cơ thể chim
- Lông, cánh, đầu, 2 chi
+ Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
+Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống
+ Mỏ chim cứng, + Để mổ thức ăn.
3. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh nắm được sự phong phú, đa dạng của các loài chim, giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim 
 * Phương pháp: trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
Làm việc theo nhóm:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, 
- Giáo viên cho các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét, tuyên dương 
- Bình chọn bài thuyết trình hát nhất, khen
+ Tại sao chúng ta không nên săn, bắt, phá tổ chim?
+ Chim có khả năng gì?
*Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng.
- Loài chim mất đi sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
- Hót hay như chim hoạ mi, khướu. Có loài chim bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển. Có loài bơi giỏi như chim cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan. Có loại chạy rất nhanh như đà điểu
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh nêu được 1 số lợi ích của các loài chim, biết một số biện pháp bảo vệ chim 
* Phương pháp: vấn đáp 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên phát vấn:
+ Nêu lợi ích của các loài chim?
+ Cần làm gì để bảo vệ chim?
- GV kể cho lớp nghe câu chuyện "Diệt chim sẻ".
(Chim sẻ thường hay ăn thóc khi bắt đầu chín ở ngoài đồng nên người ta đã đánh bẫy và tìm cách để tiêu diệt những đàn chim sẻ. Nhưng đến mùa sau, cánh đồng lúa ở địa phương đó đã không được thu hoạch vì bị sâu phá hoại. Từ đấy, người ta không tiêu diệt các đàn chim sẻ nữa...)
+ Qua câu chuyện này ta rút ra được điều gì? 
*Kết luận : GD HS ý thức bảo vệ các loài chim.
- Ăn thịt, bắt sâu, làm cảnh, lông làm chăn, đệm.
4. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Học sinh biết vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác ,Thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác , Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em .
b. Năng lực phát triển bản thân: 
- Học sinh biết tôn trọng giữ gìn không làm hư hại thư từ , tài sản của những người trong gia đình , thầy cô giáo , bạn bè , hàng xóm láng giềng .
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực điều chỉnh hành vi. Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tôn trọng thư từ , tài sản của người khác .
3. Nội dung tích hợp: 
* KNS:
- Kĩ năng tự trọng.	
- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “Bắn tên”
+ Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
2. Luyện tập 
Hoạt động 1.
*Mục tiêu: - Học sinh biết tôn trọng giữ gìn không làm hư hại thư từ , tài sản của những người trong gia đình , thầy cô giáo , bạn bè , hàng xóm láng giềng .
(KNS-Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.)
 * Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm 
- GV phát phiếu giao việc, y/c từng nhóm (N6) thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai. 
- HS thảo luận nhóm đôi nhận xét các hành vi sau : 
a, Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì ?
b, Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi Bình đều chào hỏi mọi người rồi xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi vào xem.
c, Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần mấy bạn lấy thư ra xem Hải viết gì ?
d. Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn "cậu cho tớ xem đồ chơi được không?
- Chia sẻ, thống nhất KQ trong nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Cần biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cụ, bạn bè, hàng xóm..
việc không nên làm.
1. Nhận xét hành vi
Tình huống a, c sai; tình huống b, đ đúng.
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng nghe kể chuyện
 * Phương pháp: kể chuyện 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm 
- Y/c các nhóm hs thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống.
- Hs thảo luận, phân công đóng vai
- HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
+ Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xe xem nhưng chẳng thấy bạn đâu.
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình. 
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chia sẻ bổ sung.
- GV NX chung, khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích Hs thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Kết luận: Thư từ tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, khuyến khích ai được xâm phạm tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là
2. Đóng vai:
+ Tình huống 1: khi bạn quay về lớp thì hỏi muộn chứ không tự ý lấy
+ Tình huống 2: khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh 
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh sách giáo khoa biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa.
+ Năng lực văn học
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện Quả táo. 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
1. Kiểm tra đọc :
Hoạt động 2 
* Mục tiêu: Học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK).
 	- Biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động. 
 * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm đôi:
- 2 HS nêu yêu cầu của bài tập
+ Quan sát 6 tranh minh họa đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
+ Biết sử dụng phép nhân hóa làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- 1 - 2 HS kể toàn truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét - Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất 
*Kết luận: Câu chuyện khuyên chúng ta cần biết đoàn kết, chia sẻ
Bài tập 2: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng nhìn lên bỗng thấy một quả táo 
+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngang đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi cắm chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím 
+ Tranh 3: Nghe Thỏ núi vậy, Nhím hết sợ dừng lại 
+ Tranh 4: Ba con vật cãi nhau mãi, bỗng bác Gấu đi tới thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau 
+ Tranh 5: Sau khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, bác Gấu ôn tồn bảo 
+ Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ngay ra 
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu có hình ảnh nhân hóa
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh đặt câu có hình ảnh nhân hóa
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu đọc 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi yêu thích
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá.
- HS hòa nhập: - Học sinh nhận biết được phép nhân hoá 
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
+ Tình cảm của t/g dành cho những người này?
+ Có những cách nhân hóa nào?
*Kết luận: Các em có thể sử dụng linh hoạt các cách nhân hóa
Bài tập 2: Đọc bài thơ “Em thương” và trả lời câu hỏi:
a. Tìm những từ chỉ đặc điểm, hành động của con người để nhân hóa sợi nắng.
Sự vật được nhân hóa
Từ chỉ 
đặc điểm của con người
Từ chỉ hành động của con người
Làn gió 
Mồ côi
Tìm, ngồi
Sợi nắng
Gầy
Run run, ngó
b. Sợi nắng và làn gió giống ai? Chọn ý thích hợp ở cột B nối với từ ngữ ở cột A.
c. Tình cảm của tác giả dành cho những người này như thế nào? 
- Tác giả rất yêu thương, thông cảm với với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu không nơi nương tựa.
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu có sử dụng biện pháp s nhân hóa
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TOÁN
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình.
b. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học,
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: 
- Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a. 52 439; 52 440; 52441; 52442; 52443; 52444; 52445.
b. 66 754; 46 755; 66756; 66757; 66758; 66759, 66760; 66761; 66762
+ Em hãy giải thích quy luật viết của mỗi dãy số trên?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh:
- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số ở hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 .
* Phương pháp: làm mẫu 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- Học sinh đọc viết số:
- GV treo bảng HD (SGK) lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách đọc, viết số.
1. Giới thiệu các số có năm chữ số, trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ số 0.
Hàng
Viết số
Đọc số
Chục ng
ìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
3
0
0
0
0
30 000
Ba mươi nghìn
3
2
0
0
0
32 0
0
Ba mươi hai nghìn
3
2
5
0
0
32 500
Ba mươi hai nghìn năm trăm
3
2
5
6
0
32 560
Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi
3
2
5
0
5
32 505
Ba mươi hai nghìn năm trăm linh năm
3
2
0
5
0
32 050
Ba mươi nghìn không trăm năm mươi
3
0
0
0
5
30 005
Ba mươi nghìn không trăm 
inh năm
* Lưu ý: Có thể đọc số 30 000 theo các cách sau: + Ba mươi nghìn.
 + Ba chục nghìn
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh viết và đọc các số có năm chữ số 
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- 1 HS giải thích mẫu.
- Cả lớp làm bài
- Chữa bài: 
+ Giáo viên đưa đáp án 
+ Giải thích cách làm
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
*Kết luận: đọc viết các số có năm chữ số: đọc, viết từ trái sang phải.
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Viết số
Đọc số
86 030
tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi
62 300
sáu mươi hai nghìn ba trăm
58 601
năm mươi tám nghìn sáu trăm linh một
42 980
bèn mươi hai nghìn chín trăm tám mươi
70 031
bảy mươi nghìn không tr
m ba mươi mốt
60 002
sáu mươi nghìn không trăm
linh hai
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài yêu cầu gì?
- Cả lớp làm bài vào vở
- Chữa bài: 
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Điền đúng điền nhanh”
+ Nhận xét
+ Đổi bài kiểm tra
+ Nhận xét về các số trong dãy số ở mỗi phần ?
*Kết luận: Các số liên tiếp tăng, số sau hơn số liền trước 1 đơn vị
Bài 2: Số?
a) 18 301; 18 302; 18 303; 18 304; 18 305; 18 306; 18 307.
b) 32 606; 32 607; 32 608; 32 609; 32 610; 32 611; 32 612.
c) 92 999; 93 000; 93 001; 93 002; 93 003; 93 004; 93 005.
- Dãy số là các số tự nhiên liên tiếp
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài yêu cầu gì?
- Cả lớp làm bài vào vở
- Chữa bài: 
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Điền đúng điền nhanh”
+ Nhận xét
+ Đổi bài kiểm tra
+ Nhận xét về các số trong dãy số ở mỗi phần ?
*Kết luận: Thứ tự của các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
Bài 3: Số?
a) 18 000; 19 000; 20 000; 21 000; 22 000; 23 000; 24 000.
b) 47 000; 47 100; 47 200; 47 300; 47 400; 47 500; 47 600.
c) 56 300; 56 310; 56 320; 56 330; 56 340; 56 350; 56 360.
- Các số trong dạy là các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện cắt ghép hình
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài cho biết gì ?
+ Hình mẫu là hình gì ?
+ Muốn xếp được hình đúng mẫu ta cần làm gì ?
- Yêu cầu HS lấy bộ hình gồm 8 hình tam giác bằng nhau và thực hành.
- 1 em lên bảng, học sinh thực hành trên bộ học toán
- Chữa bài: + Nhận xét
+ Giáo viên chốt đáp án
*Kết luận: Luyện xếp hình.
Bài 4. Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên. Hãy xếp thành hình dưới đây:
5. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Về nhà luyện tập thêm về xem giờ.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
+ Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở bài tập 2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác)
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc 
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập hoặc lao động hoặc công tác khác)
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm:
- HS nêu yêu cầu bài tập
+ Yêu cầu của báo cáo này là gì? khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20?
- Lưu ý: Thay từ "Kính gửi" thành "kính thưa". Vì là báo cáo miệng.
+ Nội dung cần báo cáo những gì? 
- Các tổ thống nhất các ý kiến.
- Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả HĐ của chi đội. Cả tổ góp ý cho từng bạn.
- Đại diện các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên bổ sung, nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2:
- Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua "Xây dựng Đội vững mạnh"
- Khác: Người báo cáo là chi đội trưởng
+ Người nhận báo cáo là cô tổng phụ trách.
+Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh
+ Nội dung báo cáo: Về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
+ Kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua: Về học tập; lao động, công tác khác.
VD: Kính thưa cô tổng phụ trách.
 Thay mặt chi đội lớp 3A1, em xin báo cáo kết quả của chi đội trong tháng thi đua "Xây dựng đội vững mạnh" vừa qua như sau:
a. Về học tập: Toàn chi đội tích cực thi đua học tập, hăng hái xây dựng bài nhất là 3 bạn: Duyên, Yến, Minh.
b. Về lao động: Chi đội 3A1 đã tham gia chăm sóc tốt công trình "măng non"...
c. Về công tác khác: Chi đội em đã tổ chức buổi sinh hoạt theo chủ điểm "Trò ngoan"...
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng báo cáo kết quả học tập của mình từ đầu HKII đến giờ cho bố mẹ nghe.
* Phương pháp: trình bày 2 phút 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả học tập của mình từ đầu HKII đến giờ cho bố mẹ nghe.
- 2 học sinh nói trước lớp
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
+ Báo cáo kết quả học tập của mình từ đầu HKII đến giờ cho bố mẹ nghe.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2020_2021.doc