Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Biết tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết tôm cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bởi lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội:
- Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp- hợp tác
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ sự đa dạng của tôm, cua trong tự nhiên.
3. Nội dung tích hợp:
*GD BVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
*GDBĐ: Liên hệ một số ĐV biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. - Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ. c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: - Nhận biết tiền thật * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. - Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, đồng hồ 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (5 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: + Nhận biết mệnh giá các đồng tiền Việt Nam - Học sinh chơi - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2. Luyện tập * Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học, thực hiện cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 20 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát từng ví tiền, tìm hiểu mệnh giá của các loại tiền có trong ví rồi trả lời các câu hỏi. - Giáo viên hướng dẫn: + Xác định số tiền trong mỗi ví + So sánh kết quả tìm được + Rút ra kết luận: *Kết luận: Cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví. So sánh kết quả tìm được. *Hoạt động nhóm đôi - Hs đọc yêu cầu - Hs tự quan sát, trao đổi và làm bài - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? + Giải thích cách làm? + Cách làm khác + Đổi vở kiểm tra kết quả *Kết luận: Cách đổi tiền Hoạt động cá nhân - Hs nêu yêu cầu - Hs xem tranh, chọn ra được đồ vật có giá tiền của từng người - HS nêu kết quả miệng - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? *Kết luận: Muốn biết các bạn mua được những đồ vật nào tương ứng với số tiền của mỗi bạn cần phải xem giá tiền của mỗi đồ vật. Bài 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất? c) 5000+ 2000+ 2000+ 500+ 500=10000 đồng. Chiếc ví C nhiều tiền nhất Bài 2: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải? a) 2000 đ + 1000 đ + 500 đ + 100 đ =3600 đồng. Hoặc: Lấy 3 tờ giấy bạc loại 1000 đồng và 1 tờ giấy bạc 500 đồng, 1 tờ giấy bạc 100 đồng thì được 3600 đồng. b) 5000 đ+ 2000 đ+ 500 đ = 7500 đồng. Hoặc: Lấy 1 tờ giấy bạc 5000 đồng, 1 tờ giấy bạc 20000 đồng, 2 tờ giấy bạc 200 đồng và 1 tờ giấy bạc 100 đồng thì được 7500 đồng. c) 1000 đ+ 2000 đ+ 100 đ= 3100 đồng. Hoặc: Lấy 1 tờ giấy bạc 2000 đồng và 2 tờ giấy bạc 500 đồng, 1 tờ giấy bạc 100 đồng thì được 3100 đồng. Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi a. Mai có vừa đủ tiền để mua chiếc kẹo. b. Bạn Nam có vừa đủ tiền để mua: một chiếc bút và một cái kéo hoặc 1 hộp sáp màu và 1 cái thước kẻ. 3. Hoạt động Vận dụng *Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - Hs đọc yêu cầu + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Giáo viên ghi tóm tắt - Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề bài - Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm bài bảng - Chữa bài: + Học sinh đọc bài làm + Muốn biết cô bán hàng trả lại mẹ bao nhiêu tiền cần phải tìm gì? + Nhận xét + Nêu lời giải khác *Kết luận: Giải toán có hai phép tính liên quan đến tiền tệ. Bài 4: Tóm tắt Mẹ có: 10 000 đồng Mua 1 hộp sữa: 6700 đồng 1 gói kẹo : 2300 đồng Cô bán hàng trả lại:....đồng? Bài giải Mẹ mua hết số tiền là: 6700 + 2300 = 9000 (đồng) Cô bán hàng phải trả lại số tiền là: 10000 - 9000 = 1000 (đồng) Đáp số: 1000 đồng. 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút + Nhắc lại các mệnh giá tiền Việt Nam - Gv nhận xét tiết học IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TÔM, CUA I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Biết tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. - Biết tôm cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bởi lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: - Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người. * Năng lực chung: - Giao tiếp- hợp tác - Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ sự đa dạng của tôm, cua trong tự nhiên. 3. Nội dung tích hợp: *GD BVMT: - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. - Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. *GDBĐ: Liên hệ một số ĐV biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (5 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”: + Côn trùng có mấy chân? + Chân côn trùng có gì đặc biệt? + Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? + Trên đầu côn trùng thường có gì? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Dẫn vào bài: - Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài động vật qua: “Động vật”. - Ghi đầu bài lên bảng. 2. Khám phá: *Mục tiêu: - Học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. * Phương pháp: quan sát, thảo luận nhóm, động não * Thời gian: 15 phút *Cách tiến hành: Hoạt động nhóm - GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau: + Kể tên các loài tôm, cua mà em biết? + Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng? + Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? + Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? + Hãy đoán xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt? + Nêu điểm giống và khác nhau của tôm và cua? - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con vật - Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lớp bổ sung và rút ra đặc điểm chung của tôm, cua *Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt 1. Các bộ phận cơ thể của con tôm - cua - Tôm he, tôm sú, tôm hùm, - - Cơ thể bao bọc một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và phân thành các đốt. - Không có xương sống - Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau. 3. Luyện tập *Mục tiêu: - Học sinh nêu được ích lợi của tôm và cua * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: Hoạt động nhóm - Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý - Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. => Câu hỏi gợi ý thảo luận: + Tôm, cua sống ở đâu? + Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm. + Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua. + Nêu ích lợi của tôm và cua. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi: + Cô công nhân trong hình đang làm gì? => GV giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. 2. Ích lợi của tôm và cua + Tôm, cua sống ở dưới nước + Tôm càng xanh, tôm rảo, tôm lớt, tôm sú + Cua bể, cua đồng + Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu. + Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu. 4. Vận dụng *Mục tiêu: Học sinh liên hệ, mở rộng * Phương pháp: vấn đáp * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: * GDBVMT: - GV cho hs quan sát một số hình ảnh ô nhiễm môi trường nước làm cho tôm cua chết hàng loạt. + Vì sao tôm cua chết hàng loạt như vậy? + Cần phải làm gì để môi trường nước được trong sạch? *GDBVMT: Tôm và cua mạng lại nhiều lợi ích kinh tế, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ chúng bằng cách giữ gìn cho môi trường sống của chúng được trong lành. *Kết luận: Qua bài học các em đã thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài tôm, cua trong môi trường tự nhiên, lợi ích của chúng đối với con người. Chúng ta thấy sự cần thiết phải bảo vệ các loài tôm, cua. Bảo vệ sự đa dạng của các loài tôm cua trong tự nhiên. 5. Củng cố- dặn dò: 5 phút - Ghi nhớ nội dung bài học. - Xem trước bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021 ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực điều chỉnh hành vi: - Học sinh biết vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác, Thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác, Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em b. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. Học sinh biết tôn trọng giữ gìn không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. - Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 3. Nội dung tích hợp: *GDKNS: - Kĩ năng tự trọng. - Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu học tập - Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động (3 phút): - Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”. - Cho học sinh chơi trò chơi yêu thích - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng 2. Khám phá: *Mục tiêu: Học sinh hiểu được thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. * Phương pháp: hoạt động nhóm * Thời gian: 15 phút *Cách tiến hành: Hoạt động nhóm - Giáo viên đưa tình huống - Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó. - Các nhóm thảo luận tìm cách xử lý cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống. - Yêu cầu 1, 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình. - Yêu cầu học sinh cho ý kiến về: + Cách giải quyết nào hay nhất? + Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư? + Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? => GV kết luận: + Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác, nên cất đi và chờ bác Hải về rồi đưa cho bác. + Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm. KNS.- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định) - Học sinh đọc ghi nhớ 1. Sắm vai xử lý tình huống Tình huống: An và Hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: “A, đây là thư của anh Hùng đang học Đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé! Nếu em là An, em sẽ nói gì với Hạnh? Vì sao?”. à Bác Hải sẽ trách Hạnh vì xem thư của bác mà chưa được bác cho phép và bác cho Hạnh là người tò mò. à Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng. 2. Luyện tập *Mục tiêu: Học sinh biết những hành vi nên làm và không nên làm để tôn trọng thư từ, tài sản của người khác * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên phát phiếu học tập - Học sinh làm bài - Giáo viên tổ chức chữa bài - Học sinh nhắc lại những việc nên làm và không nên làm *Kết luận: Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần ; Chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng. /Xếp những cụm từ chỉ hành vi vào 2 cột “nên làm ” hoặc “không nên làm ” Nên Không nên - Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn - Hỏi mượn khi cần. - Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà. - Tự sử dụng khi chưa được phép - Xem trộm nhật ký của người khác. - Sử dụng trước, hỏi mượn sau. - Tự ý bóc thư của người khác 3. Vận dụng *Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá mình qua việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi ý kiến. + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai? + Việc đó xảy ra như thế nào? - Từng cặp HS trao đổi với nhau. - 1 số HS trình bày trước lớp. Giáo viên: Khen ngợi những em biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị cả lớp noi theo (KNS- Kĩ năng tự trọng.- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định) 3. Liên hệ thực tế. 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút - Thực hiện nội dung bài học, không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị giờ sau IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: + Năng lực ngôn ngữ - Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: du ngoạn, khóm lau, hiển linh, nô nức, ... - Đọc trôi chảy được toàn bài, đọc phân biệt được giọng người dẫn chuyện và giọng của các nhân vật. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. + Năng lực văn học. - Hiểu ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó * Năng lực chung: - Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Chăm học, trách nhiệm; trung thực kỉ luật. 3. Nội dung tích hợp: * GDKNS: - Thể hiện sự cảm thông - Đảm nhận trách nhiệm - Xác định giá trị II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - TBHT tổ chức chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: + Đọc bài “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên” + Những chú voi ở trường đua có gì khác với những chú voi ngày thường? - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1. 1. Luyện đọc *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới. * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: a. GV đọc toàn bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu nối tiếp ( GV sửa lỗi phát âm sai) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm - GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - HS đọc chú giải SGK. + Em hiểu du ngoạn là như thế nào? + Bàng hoàng là thái độ như thế nào? + Em hiểu như thế nào là hiển linh? - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn - Các nhóm khác nhận xét - 1 HS đọc lại toàn bài. - Giọng giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Từ khó: du ngoạn, nô nức, ẩn trốn, Chử Đồng Tử, làng Chử Xá, ra lệnh - Câu dài: + Cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, / mở hội tưởng nhớ ông.// - Giải nghĩa từ: + Du ngoạn: đi chơi, ngắm cảnh khắp nơi + Bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới. + Hiển linh: thần thánh hiện lên giúp người. * Tiêu chí nhận xét: + Đọc đúng. + Đọc trôi chảy + Thể hiện được lời nhân vật Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài * Mục tiêu: - Hiểu nội dung câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút * Thời gian: 17 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: - 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 + Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo? (KNS: Thể hiện sự cảm thông.) - 1 HS đọc đoạn 2- Cả lớp đọc thầm. + Cuộc gặp gỡ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử như thế nào? + Vì sao công chúa Tiên Dung kết hôn cùng Chử Đồng Tử? - HS đọc thầm đoạn 3. + Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì? (KNS Đảm nhận trách ) - HS đọc thầm đoạn 4. + Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? (KNS: Xác định giá trị.) + Vậy theo em Chử Đồng Tử và Tiên Dung là người như thế nào? - Học sinh nêu nội dung chính của bài *Kết luận: Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân hậu của 2 vợ chồng Chử Đồng Tử 1. Hoàn cảnh của nhà Chử Đồng Tử - Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung, khi cha mất Chử Đồng Tử thương cha đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Cuộc gặp gì kì lạ. - Chử Đồng Tử thấy thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt bới cát vùi mình bên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho quây màn tắm đúng nơi đó... - Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng. 3. Công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử. - 2 người đi khắp nơi truyền cho dân nghề trồng lúa, nuôi tằm dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời Chử Đồng Tử đã nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 4. Nhân dân tưởng nhớ Chử Đồng Tử. - Lập đền thờ... tưởng nhớ ông. - Chử Đồng Tử và Tiên Dung là những người con có hiếu, có công lớn đối với dân với nước. *Nội dung: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn. 3. Luyện tập Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. đọc phù hợp với diễn biến của truyện. * Phương pháp: * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - GV đọc mẫu đoạn 1, 2 và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1, 2 + Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? + Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào? - HS luyện đọc diễn cảm đoạn - 2- 3 HS thi đọc lại đoạn 1, 2. - 1 HS đọc lại toàn bài. 1. Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước dội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. * Tiêu chí bình chọn: - Đọc đúng - Đọc trôi chảy - Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật Hoạt động 2 3. Kể chuyện * Mục tiêu: Học sinh Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước. Học sinh M3 + M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện. * Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp * Thời gian: 25 phút * Cách tiến hành: 1. Gv nêu nhiệm vụ - GV nêu nhiệm vụ - HS nhắc lại 2. Hướng dẫn kể chuyện - HS nêu yêu cầu phần kể chuyện. - Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn - HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn chuyện, đặt tên cho từng đoạn của chuyện - 1 HS kể mẫu 1 đoạn - GV nhận xét: chú ý kể với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện nội dung cụ thể của từng đoạn. - HS tập kể trong nhóm. - GV tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện giữa các nhóm. - 1 HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện. - Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn của truyện rồi sau đó kể lại từng đoạn của truyện + Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khổ./ Tình cha con./ Nghèo khổ mà thương nhau. + Tranh 2: Cuộc gặp gì kì lạ./ Duyên trời. / Ở hiền gặp lành. + Tranh 3: Truyền nghề cho dân/ Dạy dân trồng lúa. + Tranh 4: Tưởng nhớ. / Uống nước nhớ nguồn. Tiêu chí đánh giá + Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa + Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa + Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt 4. Hoạt động vận dụng *Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề: + Câu chuyện kể về về ai? + Em học được gì từ câu chuyện này? - Học sinh trình bày 1 phút - Giáo viên nhận xét, tuyên dương *Kết luận: GD học sinh yêu thích các hội thi 5. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Bước đầu làm quen với dãy số liệu. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 2. Học sinh: Bút, nháp, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (5 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi thuyền”: + Đọc các mệnh giá tờ tiền của Việt Nam - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2. Hoạt động Khám phá: * Mục tiêu: Học sinh làm quen với dãy số liệu * Phương pháp: động não, vấn đáp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: a. Quan sát để hình thành dãy số liệu - Hs quan sát bức tranh + Bức tranh này nói về điều gì? - Hs đọc tên các số đo chiều cao từng bạn + 1 hs ghi lại các số đo - Giáo viên giới thiệu: Các số đo chiều cao là dãy số liệu. b. Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy - Hs ghi lại các số đo + Số 122cm là số thứ mấy? + Số 130 cm là số thứ mấy? + Dãy số liệu trên có mấy số? - 1 Hs lên bảng ghi tên của 4 bạn theo TT chiều cao trên để được danh sách đúng - Hs nhìn vào danh sách và dãy số liệu để đọc chiều cao của từng bạn *Kết luận: Dãy số liệu là một dạng thống kê 1. Làm quen với dãy số liệu - Bức tranh nói về số đo chiều cao của các bạn nhỏ: Anh cao 122cm Phong cao130cm Ngân cao118cm Minh cao127cm - Số thứ nhất trong dãy là 122cm - Số 130cm là số thứ hai - Dãy số liệu trên có 4 số Anh. Phong. Ngân. Minh 122cm, 130cm, 127cm, 118cm 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Học sinh biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức đơn giản). - HS hòa nhập: - Học sinh đọc được các số liệu trong bảng * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - Hs nêu yêu cầu - Hs tự làm bài - 1 số HS nêu kết quả miệng - Chữa bài: Nhận xét Đ - S? + Em làm thế nào để biết Dũng cao hơn Hùng bao nhiêu xăng- ti- mét? *Kết luận: nhận biết, đọc được các dãy số liệu ở mức độ đơn giản *Hoạt động cá nhân: - Hs nêu yêu cầu - Tự làm bài - 1 số HS làm bài miệng. - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? *Kết luận: Củng cố thứ tự dãy số liệu thống kê *Hoạt động cá nhân: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Gọi HS đọc số ki- lô- gam gạo được ghi trên từng bao gạo. - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét, chữa bài sai (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. + Bao gạo nào nặng nhất? + Bao gạo nào nhẹ nhất? *Kết luận: sắp xếp các số liệu theo thứ tự từ bé đến lớn (ngược lại) *Hoạt động cá nhân: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Muốn trả lời được câu hỏi cần làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét, chữa bài sai (nếu có). *Kết luận: Hiểu và biết cách đọc bảng số liệu. Bài 1: Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự là: 129cm ; 132cm ; 125cm ; 135 cm. Dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi sau? a) Hùng cao 125cm; + Dũng cao 129cm + Hà cao 132cm; + Quân cao 135cm. b) Dũng cao hơn Hùng 4cm (129 - 125 = 4). + Hà thấp hơn Quân 3cm. (135 - 132 = 3). + Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp hơn Quân. Bài 2: Dãy các ngày chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày: 1; 8; 15; 22; 29. Nhìn vào dãy trên hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật. b) Chủ nhật đầu tiên là ngày 1. c) Ngày 22 là chủ nhật thứ tư trong tháng. Bài 3: Số ki- lô- gam gạo trong mỗi bao được ghi dưới đây: 50kg; 35kg; 60kg; 45kg; 40kg. Hãy viết dãy số ki- lô- gam của 5 bao gạo trên: a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 36kg, 40kg, 45kg, 50kg, 60kg. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 60kg, 50 kg, 45kg, 40kg, 36kg. Bài 4. Cho dãy số liệu sau: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45. Nhìn vào dãy trên hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Dãy số trên có 9 số. Số 25 là số thứ năm trong dãy. b) Số thứ ba trong dãy là số 15. Số này lớn hơn số thứ nhất trong dãy 10 đơn vị. c) Số thứ hai lớn hơn số thứ nhất trong dãy. 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức * Phương pháp: trò chơi * Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xếp hàng” - Học sinh nêu thứ tự xếp hàng - Nhóm học sinh được đo chiều cao đứng xếp hàng xem bạn xếp đúng chưa. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. + Chọn 1 nhóm 5 học sinh, giáo viên đo và báo chiều cao của từng bạn. Học sinh nên thứ tự xếp hàng của các bạn từ cao đến thấp và ngược lại 5. Củng cố - dặn dò: 2 phút - Nhận xét tiết học. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP ĐỌC RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: + Năng lực ngôn ngữ - Đọc đúng các từ ngữ: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu bài với giọng vui tươi, thích thú, háo hức của các bạn n
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.docx