Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nồi.
B.Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể lại được đoạn câu chuyện Hội vật - lời kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ + sách giáo khoa.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013 Hoạt động tập thể Chào cờ ( GV TPT ) Tập đọc - Kể chuyện Hội vật (Kim Lân) I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nồi. B.Kể chuyện 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể lại được đoạn câu chuyện Hội vật - lời kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ + sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học: A.Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp đọc bài “Tiếng đàn” + TLCH 2. Dạy bài mới: GTB *Luyện đọc + GV đọc diễn cảm toàn bài. + HD HS luyện đọc + giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. GV phát hiện sửa lỗi phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp. GV HD HS cách đọc từng đoạn. GV giúp HS hiểu các từ trong sgk. - Đọc từng đoạn trong nhóm. *HD HS tìm hiểu bài. + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? + Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? *Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu đoạn văn. Ngay nhịp trống đầu ... chán ngắt ông Cản Ngũ ... ngang bụng vậy. - HS theo dõi. - HS tiếp sức đọc từng câu. - 5 HS tiếp nối đọc 5 đoạn. - HS đọc trong nhóm. - Đại diện mỗi nhóm đọc một đoạn. - Cả lớp đọc ĐT bài văn. * HS đọc thầm đoạn 1. - Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy ... để xem. * HS đọc thầm đoạn 2. - Quặm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. - Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. * 1 HS đọc đoạn 3. - ... Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm ... và thua cuộc. * HS đọc thầm đoạn 4, 5. - Quắm Đen gò lưng cũng không sao bê nổi chân ông ... ngang bụng. - Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. - Ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm... - HS theo dõi. - 4,5 HS thi đọc đoạn văn. - 1 HS đọc cả bài. B.Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: 2. HD HS kể theo từng gợi ý. GV + lớp nhận xét bình chọn người kể hay. -Dựa vào trí nhớ và các gợi ý HS kể từng đoạn câu chuyện. Kể với giọng sôi nổi, hào hứng phù hợp với nội dung mỗi đoạn. - HS theo dõi. - HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý. - Từng cặp HS tập kể từng đoạn. - 5 HS tiếp nối kể 5 đoạn. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà kể cho mọi người nghe và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán Thực hành xem đồng hồ (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). - Củng cố cách xem đồng hồ chính xác đền từng phút kể cả các trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã. - Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, mô hình đồng hồ+ vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. KIểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS. 2. Dạy bài mới: GTB *GV HD HS làm bài tập: Bài 1: GV cho HS quan sát tranh của bài tập. Bài 2: - GV cho HS thảo luận cặp. GV + lớp nhận xét chốt lời giải. Bài 3: Hà đánh răng vào lúc mấy giờ? Hà làm xong lúc mấy giờ? Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút? - HS quan sát và mô tả các hoạt động đó. - HS thảo luận. - 2 đội mỗi đội 3 HS lên thi tiếp sức. + Hai đồng hồ chỉ cùng thời gian là: H- B, I- A, K- C, L- G, M- Đ, N- E. - 2 HS đọc yêu cầu. - Hà đánh răng vào lúc 6 giờ - Hà làm xong lúc 6 giờ 10 phút. - 10 phút. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ, đánh giá. Về nhà làm bài tập về nhà 3b, c (127). Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tiếng Anh Unit 14: Lesson 3, period 1 (GV bộ môn dạy) Toán (luyện) Thực hành kĩ năng xem đồng hồ I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm) - Củng cố cách xem đồng hồ chính xác đền từng phút kể cả các trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã. - Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS. II. Đồ dùng dạy học: - Đồng hồ thật. - Mặt đồng hồ bằng bìa + đồng hồ đồ dùng HS. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài trong vở bài tập. 2. Dạy bài mới: GTB *HD cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút) - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút. GV yêu cầu HS nhìn vào đồng hồ và trả lời câu hỏi. + Đồng hồ chỉ mấy giờ? + Kim ngắn chỉ ở vị trí nào? + Kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2. - Tương tự: GV HD quan sát đồng hồ thứ 3. Bài 1: HS làm miệng Bài 2: GV cho HS lên làm ở trên bảng. Bài 3: - GV thu vở chấm , nhận xét. - HS theo dõi. * HS quan sát. - 7 giờ 10 phút. - HS quan sát đông hồ thứ hai. - Quá số 7 một ít, như vậy là hơn 7 giờ. - HS nhẩm: 5, 10, 11, 12, 13. - Vậy đồng hồ chỉ: 6 giờ 13 phút. - HS nêu: 6 giờ 56 phút (7 giờ kém 4 phút ) * HS làm miệng bài tập a) Thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ 15 phút là bao nhiêu phút? b) Thời gian từ 9 giờ kém 5 phút đến 9 giờ 15 phút là bao nhiêu phút? * Điền số thích hợp vào chỗ chấm + Bố An đi làm từ 7 giờ 15 phút, đến 7 giờ 35 phút bố An tới cơ quan. Vậy bố An đi từ nhà tới cơ quan hết .phút. * Tiết học thể dục bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút, kết thúc lúc 9 giờ 5 phút. Vậy tiết học thể dục kéo dài trong .. phút. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ. Về nhà làm bài tập vở bài tập toán. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tin học Dấu hỏi, dấu ngã (Tiết 1) (GV bộ môn dạy) Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013 Tập viết Ôn tập chữ hoa S I. Mục tiêu: - Thông qua bài tập ứng dụng củng cố cho HS cách cách viết chữ hoa S. - Viết tên riêng Sầm Sơn cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng Côn Sơn... bằng cỡ chữ nhỏ. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ + vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở viết ở nhà của học sinh. 2. Dạy bài mới: GTB *HD HS viết bảng con. + Luyện viết chữ hoa: - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết cho HS. - GV sửa chữa, uốn nắn. + Luyện viết từ ừng dụng: tên riêng GV giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nồi tiếng ở nước ta? - GV sửa chữa, uốn nắn. + Luyện viết câu ứng dụng. - GV: Câu thơ ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh thơ mộng của Côn Sơn (Thắng cảnh gồm núi, khe, ruồi, chùa ... ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) - GV sửa chữa, uốn nắn. *HD HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi. *GV chấm, chữa bài. - GV chấm 5- 7 bài. - HS tìm các chữ viết hoa có trong bài. (S , C , T) - HS theo dõi. - HS tập viết bảng con: S * HS đọc câu ứng dụng Sầm Sơn. - HS tập viết trên bảng con: Sầm Sơn. * Học sinh đọc câu ứng dụng. - HS tập viết bảng con: Côn Sơn, Ta. - HS viết vở. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà viết phần ở nhà. Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị. - Bồi dưỡng lòng say mê môn Toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập vở bài tập toán. 2. Dạy bài mới: GTB *HD giải bài toán 1 (Bài toán đơn giản) - GV giới thiệu bài toán 1. - HS theo dõi. *HD giải bài toán 2 (Bài toán hợp có 2 phép tính chia và nhân). - HS đọc đề. - GV HD HS tóm tắt. 7 can có: 35 lít 2 can có: ? lít GV HD HS đề HS nêu ra được GV kết luận: Khi giải bài toán đến rút về đơn vị thường tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Bước 2: *Thực hành. Bài 1: HD tóm tắt: 4vỉ: 24 viên thuốc. 3 vỉ: ? viên thuốc. -GV + lớp chốt lời giải. Bài 2: GV HD tóm tắt: 7 bao có: 28 kg 5 bào có: ? kg - GV thu vở chấm, nhận xét. Bài 3: Trò chơi: Ghép hình. GV chia 2 đội, mỗi đội 8 HS. GV + lớp nhận xét, cho điểm. Bài giải Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (lít) Số lít mật ong trong 2 can là: 5 x 2 = 10 (lít) Đáp số: 10 lít mật ong. - 2 học sinh đọc lại bài giải. - Tìm giá trị 1 phần (Thực hiện phép chia) - Tìm giá trị nhiều phần (Thực hiện phép nhân) ( HS nhắc lại.) * 2 HS đọc đề. - HS thảo luận cặp. - Đại diện trả lời. Bài giải Số viên thuốc trong mỗi vỉ là: 24 : 4 = 6 (viên) Số viên thuốc trong 3 vỉ là: 6 x 3 = 18 (viên) Đáp số: 18 viên * 2 HS đọc đề. - HS làm vở. Bài giải Một bao có số kg gạo là: 28 : 7 = 4 (kg) Năm bao có số kg gạo là: 4 x 5 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg gạo. - HS lên thi. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và làm bài tập ở vở bài tập. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả (Nghe- viết) Hội vật Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả: 1. Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Hội vật. 2. Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ ch (ưc/ ưt) theo nghĩa đã cho. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập + Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng : xã hội, sáng kiến, xúng xích, san sát. 2. Dạy bài mới: GTB *HD HS nghe viết. + HD HS chuẩn bị: - GV đọc 1 lần đoạn văn. - GV HD HS nắm được nội dung đoạn văn. - GV cho HS luyện viết từ khó. GV uốn nắn sửa chữa. + GV đọc cho HS viết. - GV đọc chính tả. - GV đọc soát lỗi. + chấm, chữa bài. GV chấm 5- 7 bài, nhận xét. *HD HS làm bài tập. Bài 2a: GV gọi 4 HS thi làm trên bảng. GV + Lớp nhận xét, chốt lời giải. - HS theo dõi. - 2 HS đọc lại. - HS viết bảng con: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình. - HS viết chính tả. - HS soát lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm CN vào vở bài tập. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập phần 2b. Tiếng Anh Unit 14: Lesson 3, period 2 (GV bộ môn dạy) Tiếng việt (luyện) Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi. - HS vận dụng vào làm bài tập thành thạo. II.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Dạy bài mới: GTB *GV HD HS làm bài tập: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. * Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau - Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. - Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng. - Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. - Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lạ bay về ríu rít. Bài 2: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào những chỗ thích hợp Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia- rai hay Ê- đê Xơ- Đăng hay Ba- na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau. Bài 3: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. Bài 4: Điền dấu câu cho đúng vào ô trống ĐIỆN - Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến - HS thực hành làm bài tập. - GV thu bài chấm và nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: GV cho HS liên hệ, nhận xét giờ. Về nhà kể lại truyện vui cho mọi người nghe. Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa học kỳ II I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS kĩ năng có thái độ, hành động, cử chỉ thân thiện với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài. - Giáo dục HS ý thức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và khách nước ngoài. II. Đồ dùng: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao phải tôn trọng khách nước ngoài? 2. Dạy bài mới: GTB - GV xếp lớp ngồi theo hình chữ U. chia 3 đội. - GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ. - GV gọi đại diện đội 1 lên hái hoa. GV + lớp nhận xét. - Tiếp tổ 2- tổ 3 * Một số câu hỏi: 1. Em nêu những việc cần làm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế? 2. Em có suy nghĩ gì về tình cảm thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế? 3. Theo em thiếu nhi các nước tuy khác Việt Nam về màu da, ngôn ngữ nhưng giống nhau ở đặc điểm nào? 4. Vì sao phải tôn trọng khác nước ngoài? ... - HS hái hoa, thảo luận. - Đại diện trả lời. - GV + lớp tổng kết đội nào điểm cao là đạt giải nhất ... nhì ... ba ... 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và thực hành tốt. Toán (luyện) Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố những kiến thức đã học về 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số có 4 chữ số. - HS vận dụng vào làm bài thành thạo. II.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Dạy bài mới: GTB * GV HD HS làm bài tập: *Bài 1: Đặt tính rồi tính 821 x 4 1012 x 5 308 x 7 1230 x 6 3284 : 4 5060 : 5 2156 : 7 7380 : 6 *Bài 2: Đặt tính rồi tính 4691 : 2 1230 : 3 1607 : 4 1038 : 5 *Bài 3: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 405 quyển sách. Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? *Bài 4: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó. - HS thực hành làm bài, GV QS nhắc nhở HS. - GV chấm bài và nhận xét bài làm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà làm lại bài tập. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ tư ngày 6 tháng 2 năm 2013 Tập đọc Hội đua voi ở Tây Nguyên (Lê Tấn) I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Nắm được nghĩa các từ ngữ: trường đua, chiêng, man- gát, cổ vuc. - Hiểu nội dung bài văn: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên: qua đó ta thấy được nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau truyện: Hội vật + TLCH. 2. Dạy bài mới: GTB *Luyện đọc + GV đọc toàn bài. + GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu.. GV phát hiện sửa lỗi phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp. GV HD cách đọc + giải nghĩa từ sgk. - Đọc từng đoạn trong nhóm. *HD HS tìm hiểu bài. +Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? + Cuộc đua diễn ra như thế nào? + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương? *Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đoạn 2. (HD HS cách đọc) - HS theo dõi. - HS đọc tiếp sức từng câu. - HS đọc tiếp sức theo đoạn. - HS đọc trong nhóm. - Đại diện mỗi nhóm đọc một đoạn. - Lớp đọc ĐT toàn bài. * HS đọc thầm đoạn 1. - Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát ... giỏi nhất. * HS đọc thầm đoạn 2. - Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu ... trúng đích. - Những chú voi chạy đến đích trước tiến đều ghìm đà huơ vòi chào khán giả ... ngợi chúng. - HS theo dõi. - Vài HS thi đọc đoạn 2. - 1, 2 HS đọc cả bài. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tự nhiên- Xã hội Động vật I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. - Vẽ và tô màu 1 con vật ưa thích. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình sgk (94- 95)+ Vở bài tập. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Quả có ích lợi gì? 2. Dạy bài mới: GTB * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận: + Mục tiêu: Nêu được đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. *B1: Làm việc theo nhóm. + Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật? + Hãy chỉ đâu là đầu, mình, thân, chân? *B2: Hoạt động cả lớp. - GV nhận xét, bổ xung. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. + Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưu thích. *B1: Vẽ tô màu. *B2: Trình bày. - GV phát mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to. - GV + lớp nhận xét, bình chọn tranh vẽ đẹp. - HS quan sát hình sgk (94- 95) - 4 nhóm thảo luận. - Nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. - HS chỉ. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS lấy bút vẽ con vật mà em yêu thích và tô màu. - Các nhóm dán tranh vào tờ giáy. - Đại diện các nhóm lên giới thiệu. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Tính chu vi hình chữ nhật. II. Đồ dùng dạy học: -Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập. 2. Dạy bài mới: GTB Bài 1: GV + lớp nhận xét. Bài 2, 3: - GV chia nhóm, phát phiếu. -GV chữa, nhận xét. Nhóm 1, 3: Nhóm 2, 4: Bài 4: - GV thu vở chấm, nhận xét. - Học sinh làm bài CN, HS đọc kết quả. - Thảo luận. - Đại diện nhóm trả lời. Bài 2: Bài giải Một thùng có số quyển vở là: 2135 : 7 = 305 (quyển) Năm thùng có số quyển vở là: 305 x 5 = 1525 (quyển) Đáp số: 1525 quyển vở. Bài 3: Bài giải Một xe chở số viên gạch là: 8520 : 4 = 2130 (viên) Ba xe chở được số viên gạch là: 2130 x 3 = 6390 (viên) Đáp số: 6390 viên gạch. * 1 HS đọc đề. - HS làm vở. Bài giải Chiều rộng của mảnh đất là: 25 - 8 = 17 (m) Chu vi hình chữ nhật là: (25 + 17) x 2 = 84 (m) Đáp số: 84 m 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập vở bài tập toán. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thể dục Trò chơi “Ném trúng đích” (GV bộ môn dạy) Tiếng việt (luyện) Từ ngữ về nghệ thuật, dấu phẩy I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, môn nghệ thuật) - Ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập + vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ: Hương rừng em đi 2. Dạy bài mới: GTB *HD HS làm bài tập. Bài 1: - GV dán 2 tờ phiếu lên bảng. - GV + lớp nhận xét, chốt lời giải. a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật. b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật. c) Chỉ các môn nghệ thuật. Bài 2: Em đặt dấu phẩy, vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: * 1 HS đọc đề bài. - HS làm CN. - 2 nhóm mỗi nhóm cử 5 bạn lên thi tiếp sức. - Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ si - Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch .. - Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối * 1 HS đọc yêu cầu. - Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung, nhảy dây Trò chơi “ném bóng trúng đích” (GV bộ môn dạy) Âm nhạc Chị ong nâu và em bé (GV bộ môn dạy) Thứ năm ngày 7 tháng2 năm 2013 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Củng cố cách viết và tính giá trị của biểu thức. - Bồi dưỡng lòng say mê môn học. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập +Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập vở bài tập toán. 2. Dạy bài mới: GTB *GV HD HS làm bài tập: Bài 2: -GV chia nhóm Nhóm 1, 3: Nhóm 2, 4: -GV + lớp nhận xét sửa chữa. Bài 3: - GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi điền nhanh kết quả. GV + lớp nhận xét. Thời gian đi: Quãng đường đi: Bài 4: - GV HS mẫu: 32 chia 8 nhân 3. - HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận. - Đại diện trả lời. * HS nêu yêu cầu. - HS thi (2 đội mỗi đội 4 HS) 1 giờ 2 giờ 4 giờ 5 giờ 4 km 8 km 16 km 20 km * HS nêu yêu cầu. - HS tính giá trị của biểu thức. 32 : 8 x 3 = 4 x 3 = 12 - HS làm phần còn lại vào vở. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập vở bài tập toán. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả (Nghe- viết) Hội đua voi ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả. 1. Nghe- viết đúng 1 đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. 2. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn tr/ ch. - Giaod dục học sinh tính cẩn then. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập + Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng: trong trio, chông chênh, chênh chếch. 2. Dạy bài mới: GTB *HD HS nghe viết. + HD HS chuẩn bị. - GV đọc bài viết. + GV HD HS tìm hiểu nội dung đoạn văn. + GV cho HS viết từ khó. GV nhận xét sửa chữa. + GV đọc cho HS viết. - GV đọc chính tả. - GV đọc soát lỗi. + Chấm chữa bài. GV chấm 5- 7 bài nhận xét. *HD HS làm bài tập. Bài 2a: - GV dán 4 tờ phiếu lên bảng. GV + lớp nhận xét chốt lời giải. - HS theo dõi. - HS viết từ khó vào bảng con. - HS viết. - HS soát lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài CN vào vở bài tập. - 4 HS lên điền nhanh kết quả. a. trông, chớp trắng, trên sông. - nhiều HS đọc lại kết quả. 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học Về nhà làm vào vở bài tập bài 2b. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Luyện từ và câu Nhân hoá- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? I. Mục tiêu: - Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá. - Ôn luyện về câu hỏi: Vì sao? Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi vì sao và trả lời đúng câu hỏi Vì sao? - Bồi dưỡng sử dụng ngôn ngữ cho HS. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập + Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS làm miệng bài tập 1 tuần 24. 2. Dạy bài mới: GTB *HD HS làm bài tập. Bài 1: - GV dán 4 tờ phiếu lên bảng và mời 4 nhóm lên thi tiếp sức. - 1 HS đọc yêu cầu - HS trao đổi cử các bạn lên thi. GV + lớp chốt lời giải. - 4, 5 HS đọc lại lời giải. Tên các SV con vật Các SV, con vật được gọi Các SV, con vật được mô tả Cách gọi và tả SV, con vật Lúa Tre Đàn cò Gió Mặt trời Chị Cậu Cô Bác Phất phơ bím tóc Bá vai nhau thì thầm đứng học áo trắng, khiêng nắng ... Chăn mây trên đồng. đạp xe qua ngọn núi. Làm cho các SV, con vật trở lên sinh động, gần giũ đáng yêu Bài 2: * 1 HS nêu yêu cầu. - GV ghi câu văn lên bảng. GV + lớp nhận xét. Bài 3: GV + lớp nhận xét. - HS làm vở bài tập. - 1 HS chữa bài. a) ... vì câu thơ vô lí quá. b) ... vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. c) ... vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. - 3, 4 HS đọc lại kết quả. * 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm CN. - HS đọc kết quả. a) ... vì muốn xem mặt ông Cản Ngũ/. b) ... vì mọi người thấy ông Cản Ngũ không vật hăng, giỏi/... c) ... vì ông muốn đánh lừa Quặm Đen/. d) ... vì anh mắt mưu ông Cản Ngũ/. 3. Củng cố- dặn dò: GV tổng kết, nhận xét giờ học. Về nhà làm vào vở bài tập. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Mĩ thuật: Vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật I- Mục tiêu: - HS nhận biết thêm về hoạ tiết trang trí - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật - Thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật. II- Chuẩn bị : 1- Giáo viên: - Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ hoặc tự chuẩn bị - Một số bài vẽ của học sinh(có cả bài vẽ hình vuông, hình tròn). - Phấn màu (hoặc sáp màu, bút dạ ...). 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. 2. Dạy bài mới:GTB *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình chữ nhật đã trang trí (có trong vở tập vẽ 3) để các em nhận biết: + Vị trí, kích thước của hoạ tiết chính so với hoạ tiết phụ? + Màu sắc của những họa tiết giống nhau? - Giáo viên gợi ý học sinh quan sát bài tập thực hành ở Vở tập vẽ 33 để các em thấy: + Hoạ tiết vẽ đã xong chưa? + Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì? + Bông hoa có bao nhiêu cánh? + Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì? *Hoạt động 2: Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật: - Giáo viên vẽ trên bảng (hoặc chuẩn bị trước trên giấy), sau đó nhấn mạnh: + Cần vẽ tiếp các hoạ tiết cho hoàn chỉnh + Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau và cùng màu. + Vẽ màu tự chọn (nên vẽ chỉ 3 đến 5 màu). + Nếu hoạ tiết chính vẽ màu sáng thì nền vẽ màu đậm hoặc ngược lại. - Giáo viên cho xem bài vẽ của lớp trước để các em học tập cách vẽ. *Hoạt động 3: Thực hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Vẽ hoạ tiết đều (nhìn trục để vẽ) + Không vẽ màu ra ngoài hoạ tiết + Nên vẽ màu kín hình chữ nhật. *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn ra một số bài mình thích và nhận xét về: + Cách vẽ hoạ tiết? + Màu sắc? - Nhận xét chung về tiết học, khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Sưu tầm các hình chữ nhật có trang trí trong sách, báo - Quan sát con vật quen thuộc - Chuẩn bị đất nặn hoặc giấy màu. Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Tin học Dấu hỏi, dấu ngã (tiếp) (GV bộ môn dạy) Tiếng Anh Unit 15: Lesson 1, period 2 (GV bộ môn dạy) Hoạt động ngoài giờ Văn nghệ quê hương, Đảng và Bác Hồ I.Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu - Hoạt động văn hóa, văn nghệ với chủ đề quê hương, Đảng, Bác Hồ và thấy được truyền thống hoặc các sự kiện lịch sử của đất nước, của quê hương. - HS thêm yêu quê hương, đất nước. II.Chuẩn bị: Một số bài hát nói về quê hương, Đảng, Bác Hồ III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Dạy bài mới: GTB *GV giới thiệu một số bài hát về quê hương, Đảng, Bác hồ. - Những bài hát truyền thống: Quốc ca, Cùng nhau ta đi lên, chị ong nâu và em bé, Chú ếch con, Em mơ gặp Bác Hồ, Em yêu trường em, - GV cho HS hát tập thể bài hát các em đã học thuộc. - HS thực hành hát đơn ca, tốp ca, song ca, - HS vừa hát vừa múa theo lời bài hát - HS hát theo nhóm hoặc cá nhân. - GV cho HS biểu diễn, nhận xét và cho điểm. 3.Củng cố, dặn dò: Về nhà tập hát những bài hát theo chủ đề trên. Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013 Toán Tiền việt nam I. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. - Bước đầu biết đổi tiền. - Biết thực hiện cá phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. II. Đồ dùng dạy học: - Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng + Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS. 2. Dạy bài mới: GTB *Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. - GV giới thiệu khi mua bán hàng người ta thường sử dụng tiền. + Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào? + Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp 1 số tờ giấy bạc khác đó là: - GV cho HS quan sát kĩ cả 2 mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét. *Thực hành. Bài 1: + Lưu ý: Cộng từng loại tiền trong con lợn. GV + lớp nhận xét. Bài 2: - GV chia 4 nhóm, thảo luận 2000 đồng đổi được mấy tờ 1000? GV + lớp nhận xét bổ xung. Bài 3: - GV treo tranh. - GV nhận xét, bổ xung. - 100đ, 500đ, 1000đ - 2000đ, 5000đ, 10 000đ. - HS quan sát nhận xét: Nêu đặc điểm. - Màu sắc của tờ giấy bạc. * 1 HS đọc yêu cầu. - HS quan sát và làm CN. - HS trả lời. a) 5000 + 200 + 1000 = 6200 (đồng) b) 1000 + 1000 + 1000 + 5000 + 200 + 200 = 8400 (đồng) * 1 HS đọc yêu cầu. - Đại diện trả lời. * 1 HS đọc yêu cầu. - HS quan sát - 2 nhóm lên thi điền nhanh. a) Đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay: 1000 đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là: lọ hoa: 8700 đồng. b) Mua 1 quả bóng và 1 chiếc bút chì thì hết 1000 + 1500 = 2500 đồng. c) Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là: 8700 - 4000 = 4700 đồng. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Bài tập về nhà 6 (97) Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Tự nhiên- Xã hội Côn trùng I. Mục tiêu: Sau bài học HS - Biết chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. - Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. - Nêu một số cách tiêu diệt các côn trùng có hại. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 96, 97 (sgk) - Sưu tầm các côn trùng thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn ...+ Tranh. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số động vật nuôi trong gia đình? 2. Dạy bài mới: GTB * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. + Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. - B1: Làm việc theo nhóm. GV yêu cầu HS quan sát hình (96, 97) và sưu tầm được. - B2: Làm việc cả lớp. - Nhóm trưởng điều khiển. - Chỉ đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con có trong hình. - Có mấy chân? Sử dụng chân cánh để làm gì? - Đại diện các nhóm trả lời. Mỗi nhóm giới thiệu 1 con vật. GV yêu cầu HS rút ra kết luận chung: - Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. * Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh, ảnh côn trùng sưa tầm được. + Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người. Nêu được một số cách dit trừ đối với côn trùng có hại. - B1: Làm việc theo nhóm - B2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm thảo luận phân loại những côn trùng (tranh ảnh) thành 2 nhóm: + Có ích: + Có hại: ruồi, muối, dán ... + Không có ảnh hưởng gì đến con người. - Các nhóm trưng bày bộ sưa tập của mình trươc lớp. GV nhận xét khen ngợi các nhóm làm tốt. GV giúp HS hiểu: - Côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như: ruồi, muỗi, ... cần luôn vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc. - Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng: sâu đục thân, châu chấu, dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên dịch. 3.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: . Tập làm văn Kể về lễ hội I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đua và đua thuyền) trong sgk. - HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. - Giáo dục HS biết giữ gìn các hoạt động văn hoá. - KNS: Tư
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2012_2013.doc