Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Biết một số loại quả.

- Nêu những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả.

- Nêu tên bộ phận thường có của một quả, chức năng của hạt và ích lợi của quả.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội:

- Tìm được những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả.

- Chỉ được các bộ phận thường có của một quả.

- Phân biệt các loại quả theo hình dáng, kích thước.

* Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề- sáng tạo

- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức trong ăn uống; biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây.

3. Nội dung tích hợp:

*KNS:

- Kĩ năng quan sát, so sánh.

- Tổng hợp, phân tích thông tin.

 

docx 49 trang ducthuan 04/08/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 01 tháng 3 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác; tự chủ- tự học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận khi làm bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:
 4720: 5 3896: 3
- Học sinh chơi
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương), vận dụng giải bài toán có lời văn.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm VBT, 4HS lên bảng.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
+ Nêu cách thực hiện?
+ Phép chia này có đặc điểm gì?
*Kết luận: Từ lần chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
a)1608: 4; b) 2035: 5; c) 4218: 6
1608 4 2035 5 4218 6
 00 402 03 407 01 703 
 08 35 18
 0 0 0 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu. 
- Làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
 + Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
 - HS đổi chéo bài kiểm tra 
*Kết luận: thừa số chưa biết = Tích: thừa số đã biết
Bài 2: Tìm x: 
a) x 7 = 2107 ;b) 8 x = 1640 
 x = 2107: 7 x = 1640: 8 
 x = 301 x = 205 
c) x 9 = 2763
 x = 2763: 9
 x = 307
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài. 
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? 
*Kết luận: Củng cố về giải toán liên quan đến phép chia.
Bài 3: Tóm tắt 
 2024kg gạo
 Đã bán Còn lại: kg gạo?
Bài giải:
Số ki-lô-gam gạo đó bán là:
2024: 4 = 506 (kg)
Số ki-lô- gam gạo Còn lại là:
2024- 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg gạo.
3. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính nhẩm 
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán. 
- GV hướng dẫn mẫu.
 6000: 3 =?
 Nhẩm: 6 nghìn: 3 = 2 nghìn
 Vậy: 6000: 3 = 2000.
- HS làm bài. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện để chữa bài
- Nêu cách thực hiện chia nhẩm.
- Nhận xét.
*Kết luận: Chia nhẩm các số tròn nghìn cho số có 1 chữ số.
Bài 4: Tính nhẩm:
6000: 2 = 3000 
8000: 4 = 2000
9000: 3 = 3000 
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Muốn nhân số có 4 chữ số cho số có một chữ số ta làm thế nào?
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
QUẢ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Biết một số loại quả.
- Nêu những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả.
- Nêu tên bộ phận thường có của một quả, chức năng của hạt và ích lợi của quả.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: 
- Tìm được những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả. 
- Chỉ được các bộ phận thường có của một quả.
- Phân biệt các loại quả theo hình dáng, kích thước.
* Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức trong ăn uống; biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây.
3. Nội dung tích hợp: 
*KNS:
- Kĩ năng quan sát, so sánh.
- Tổng hợp, phân tích thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường được dùng để làm gì?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Dẫn vào bài
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
*Mục tiêu:- Học sinh nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loại quả.
- GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
* Phương pháp: quan sát, thảo luận nhóm, động não 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
a. Hoạt động 1: quan sát và thảo luận. 
- HS quan sát hình SGK, thảo luận nhóm: 
+ Chỉ tên và mô tả màu sắc,hình dạng, độ lớn của từng loại quả?
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn quả nào. Nói về mùi vị của quả đó? 
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó? 
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm. 
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm khác bổ sung GVKL thêm 
Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
1. Màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loại quả. 
- Hình dạng, độ lớn màu sắc khác nhau quả hình cầu: cam chanh, quất, ổi, măng cụt. 
Hình trứng: lê- ki- ma, đào. 
Hình thon dài: dưa hấu, đu đủ. 
Quan sát bên trong: 
Bóc, gọt vỏ, nếm-> mỗi quả có mùi vị khác nhau. 
- Mỗi quả thường có ba phần:
+ Vỏ 
+ Thịt 
+ hạt. 
-> 1 số loại quả chỉ có vỏ và thịt (chuối) hoặc vỏ và hạt (lạc). 
3. Luyện tập 
*Mục tiêu:- Học sinh GDKNS: Kĩ năng tổng hợp, phân tích, nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả.
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS thực hiện BT5 (VBT). 
- Thảo luận cặp đôi trả lời: 
+ Quả được dùng để làm gì?
+ Những quả nào được dùng để ăn tươi, dùng để chế biến thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì? 
*Kết luận: thêm điều kiện thích hợp là: độ ấm, ánh sáng, nhiệt độ hạt sẽ mọc thành cây mới.
2. Chức năng, ích lợi của quả. 
- Quả thường dùng để ăn tươi (dưa chuột, đu đủ, xoài, cam..) 
Làm rau trong các bữa cơm, ép dầu. Muốn bảo quản các loại quả được lâu-> Chế biến thành mứt, đóng hộp, sấy khô. 
- Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. 
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố bài học
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức:
+ Kể tên các loại quả mà em biết
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Học sinh biết đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
b. Năng lực phát triển bản thân. 
- HS bày tỏ thái độ đối với các hành vi liên quan đến hành vi Tôn trọng đám tang.
c. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
- Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất 
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
- Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Cho học sinh chơi trò chơi yêu thích 
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Luyện tập 
*Mục tiêu: HS bày tỏ ý kiến của mình, xử lí tình huống với các hành vi để thể hiện sự tôn trọng đám tang
* Phương pháp: hoạt động nhóm
* Thời gian: 25 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: cặp đôi
- HS nêu yêu cầu BT3 (37). 
- Thảo luận cặp đôi 
- 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời nêu lý do đưa ra. 
-> Nhận xét kết quả, bổ sung. 
GV kết luận: 
- Tán thành b. 
- Không tán thành a. 
Hoạt động 2: nhóm 4
- Chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống.
 + Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn 
+ Tình huống b. Em không nên sang xem, chỉ trỏ.
+ Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
*Kết luận: Cần bày tỏ sự tôn trọng đối với đám tang
Bài 3: Em tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến nào dưới đây. 
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết là không đúng vì đám tang là sự kiện đau buồn với người thân của họ, mình không nên thờ ơ trước nỗi đau của mọi người... 
b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, gia đình họ và những người cùng đi đưa tang là đúng thể hiện sự thông cảm chia sẻ với người thân của người đã khuất..
2. Xử lí tình huống.
+ Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo tang đi đằng sau xe tang. 
+ Tình huống b, Bên nhà hàng xóm có tang.
+ Tình huống c: GĐ của bạn học cùng lớp em có tang.
+ Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói chỉ trỏ.
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng củng cố nội dung bài
* Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5p các nhóm thảo luận liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang, nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó thắng.
- HS chơi, sau đó trình bày kết quả lên bảng.
- Nhận xét, đánh giá công việc của mỗi nhóm
*Kết luận: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là thể hiện nếp sống mới có văn hóa.
3. Trò chơi “Nên và không nên”
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.
- Nhận xét giờ học- chuẩn bị giờ sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang...
- Biết sắp xếp các tranh (sách giáo khoa) cho đúng thứ tự và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ 
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Chăm học, trách nhiệm; trung thực kỉ luật. 
3. Nội dung tích hợp: 
*GDKNS 
-Tự nhận thức 
-Thể hiện sự tự tin 
-Tư duy sáng tạo. 
-Ra quyết định
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- TBHT tổ chức chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
+ Đọc đoạn 1 bài Chương trình xiếc đặc sắc 
+ Nêu nội dung chính của bài
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài- Ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS đọc chú giải SGK.
+ Đặt câu với từ hốt hoảng, náo động 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- Giọng nhẹ nhàng, chú ý:
Đ1: Trang nghiêm 	
Đ3: Hồi hộp 
Đ2: Tinh nghịch 	
Đ4:Ca ngợi, khâm phục. 
- Từ khó: Truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, biểu lộ,...
- Câu dài:
+ Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá.//
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói,/ đối lại luôn://
+ Trời nắng chang chang/ người trói người.//
- Giải nghĩa từ: 
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu:- Học sinh hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- 1 HS đọc phần còn lại: 
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát ra vế đối?
+Vua ra vế đối như thế nào? 
+ Cao Bá Quát đối ra sao?
+ Qua đây em thấy cậu bé Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Nêu nội dung chính của bài
Kết luận: Câu đối của Cao Bá Quát bộc lộ sự nhanh trí, lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Đồng thời biểu lộ sự bất bình (Ngầm trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang chẳng khác gì cá lớn nuốt cá bé )
1. Cao Bá Quát tìm cách gặp mặt vua.
- Ngắm cảnh ở Hồ Tây
- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho ai đến gần.
- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm làm cho quân lính hoảng hốt xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét ầm ĩ khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
2. Tài trí của Cao Bá Quát.
- Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên vua muốn thử tài cậu bé, cho cậu bé có cơ hội chuộc tội.
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá. 
- Trời nắng chang chang người trói người.
- Cảnh trời nắng >< Cảnh nước trong 
Người trói người >< cá đớp cá 
Lời: Từng tiếng, từ đều đối chọi nhau.
- Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái, tự tin. Thể hiện vế đối chặt chẽ về cả ý lẫn lời.
* Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại- Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm- cả lớp
- GV đọc mẫu đoạn 4 và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm 4.
- 4 nhóm thi đọc phân vai.
- HS, GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc thể hiện các vai của câu chuyện theo tiêu chí đánh giá của GV
- 1 HS đọc lại toàn bài.
* Tiêu chí bình chọn:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu: Học sinh- Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh
- HS quan sát tranh, nhận ra nội dung câu chuyện trong từng tranh.
- 1 HS kể mẫu 1 đoạn theo tranh.
- Từng cặp HS tập kể
- 4 HS nối tiếp thi kể từng đoạn.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
*Kết luận: có thể kể theo một trong ba cách: 
+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa.
+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản.
+ Cách 3: Kể khá sáng tạo.
- Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện "Đối đáp với vua" rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tranh 1- (3) 
Tranh 2- (1) 
Tranh 3- (2)
 - Tranh 4- (4)
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ 
* Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì 
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: GD học sinh cố gắng học tập để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Học sinh thực hiện nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm các bài toán liên quan.
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi:
+ Muốn nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào?
+ Muốn chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số làm như thế nào?
+ Thực hiện phép tính sau: 1502 x 4=? 
+ Thực hiện phép tính sau: 1257: 4=? ( )
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu:- Học sinh thực hiện nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Đọc phép tính. Nhận xét 
+ Hai phép tính của mỗi cột có liên quan đến nhau như thế nào? 
- Kiểm tra bài HS
*Kết luận: Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Đọc phép tính. Nhận xét 
- HS đổi chéo bài kiểm tra
*Kết luận: Củng cố các trường hợp của phép chia. + Từ lần chia thứ hai nếu có số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương rồi thực hiện các bước tiếp theo.
- Lưu ý học sinh: Phép chia thương có chữ số 0 ở giữa.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) ; b) ; 
3284 4 .
 08 821 
 04
 0
c) ; d) 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
4691 2 1230 3 
06 2345 03 410 
 09 00 
 11 0 
 1
c) 1607: 4 d) 1038: 5
1607 4 1038 5
 00 401 03 	207
 07 38
 3 3
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu:- Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
* Phương pháp: thực hành, động não 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc bài và phân tích bài.
- BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- 1 HS lên bảng giải BT.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
 - GV kiểm tra bài của HS.
*Kết luận: BT có liên quan đến 1 số gấp lên nhiều lần và vận dụng chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc bài và phân tích bài.
- BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- 1 HS lên bảng giải BT.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
 - GV kiểm tra bài của HS.
*Kết luận: Củng cố cho HS cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 3: Tóm tắt
Mỗi thùng: 306 quyển sách.
9 thư viện: 5 thùng
Mỗi thư viện: quyển sách?
 Bài giải: 
 Số sách trong 5 thùng có là: 
 306 5 = 1530 (quyển)
Số sách mỗi thư viện nhận được là:
1530: 9 = 170 (quyển)
 Đáp số: 170 quyển sách. 
Bài 4: Tóm tắt
Chiều rộng:. 95m
Chiều dài: 
Chu vi sân vận động: m?
 Bài giải
Chiều dài sân vận động hình chữ nhật đó là:
95 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động hình chữ nhật đó là:
(285 + 95) 2 = 760 (m)
 Đáp số: 760m.
4. Củng cố- dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
+ Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: vi-ô-lông, ắc-sê. Các từ ngữ HS dễ viết sai do ảnh hưởng của cách âm địa phương: lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng, mát rượi...
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,, giữa các cụm từ.
+ Năng lực văn học.
- Hiểu nội dung: Tiếng đàn của thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh 
 * Năng lực chung:
- Tự phục vụ và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chăm học; tự tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Gọi 3 bạn lên bảng thi đọc bài “Đối đáp với vua”. 
+ Cao Bá Quát đã làm gì để được gặp vua?
+ Nêu nội dung câu chuyện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giáo viên kết nối kiến thức: cho học sinh nghe bài hát: “Cây đàn ghi ta”. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
* Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu( 2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới 
* Đọc từng khổ trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, giàu cảm xúc
- Từ khó: Vi-ô-lông, ắc-sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng 
- Câu khó: 
+ Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.// 
- Vầng trán cô bé hơi tái đi/ nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.// 
 - Giải nghĩa từ: 
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
* Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm cả bài
+ Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của tiếng đàn?
+ Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi nghe tiếng đàn thể hiện điều gì?
- HS đọc đoạn còn lại.
+ Tìm những chi tiết miêu tả sự thanh bình của cảnh vật ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn?
*Kết luận: Tiếng đàn trong trẻo hồn nhiên của Thuỷ hòa hợp với không gian thanh bình xung quanh làm cho con người thấy thoải mái dễ chịu.
1. Âm thanh trong trẻo của tiếng đàn
- Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
- Trong trẻo, vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. 
- Thuỷ rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc. 
2. Cảnh thanh bình bên ngoài như hòa với tiếng đàn.
- Vài cánh hoa ngọc lan êm ái rụng xuống.
- Lũ trẻ rủ nhau đi thả thuyền giấy...
- Dân chài tung lưới bắt cá...
- Hoa mười giờ nở đỏ ven hồ...
- Chim bồ câu lướt thướt...
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. 
* Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân- cả lớp
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV chọn một đoạn để luyện đọc.
- HS nêu cách đọc. Nhiều HS đọc lại.
- 4-5 HS thi đọc 
- HS-GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
 “Khi Ắc – sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn / thì như có một phép lạ / những âm thanh trong trẻo bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi /...khẽ rung động.”//
Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: hoạt động cả lớp, quan sát 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh nghe 1 bản nhạc chơi bằng vi- ô- lông
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Dặn học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau
- Tìm hiểu thêm về những người đánh đàn có tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết "thế kỉ XX, thế kỉ XXI").
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh ham học toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, đồng hồ có mặt số La Mã
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
+ Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
+ Thực hiện phép tính: 1023 x 4
+ Khi chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
+ Thực hiện phép tính: 1205: 5 ( )
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ 1 đến 12 (để xem được đồng hồ); số 20, 21 (đọc và viết về “Thế kỉ XX”, “Thế kỉ XXI”).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.docx